Lịch sử nghiên cứu lý thuyết nhân vật, tóm lược các cách tiếp cận về

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghệ thuật xây dựng nhân vật phim truyện hoạt hình walt disney (Trang 39 - 42)

9. Ý nghĩa khoa học và đóng góp thực tiễn của đề

1.1.3.Lịch sử nghiên cứu lý thuyết nhân vật, tóm lược các cách tiếp cận về

nhân vật của thế giới hư cấu

Khái niệm về nhân vật liên quan đến rất nhiều vấn đề và được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau. Vào thế kỷ IXX, đã xuất hiện lẻ tẻ những phân tích mang tính lý luận về nhân vật được triển khai trong nghiên cứu văn học, kịch học. Sau đó, các nghiên cứu điện ảnh và truyền thông, giao tiếp, lịch sử nghệ thuật, triết học và tâm lý học đã ngày được mở rộng. Mỗi chuyên ngành đều tạo ra hàng loạt lý thuyết đa dạng về nhân vật. Các nhà nghiên cứu trong cuốn Các nhân vật trong thế giới hư cấu: Hiểu về hình tượng trong văn học,

cận chủ đạo trong nghiên cứu nhân vật dựa vào bốn loại lý thuyết cơ bản. Đó là:

1.Chú giải văn bản cổ (Hermeneutic), là cách tiếp cận nhân vật theo sự

thể hiện bản thể con người, tập trung vào nguồn gốc lịch sử và văn hóa của nhân vật cũng như của các tác giả sáng tạo ra nhân vật. Dưới góc nhìn của

Chú giải văn học cổ, văn bản là mục tiêu định hướng và nhân vật là khuôn

mẫu tư duy tạo nên bởi khuôn mẫu lịch sử giả định có trong người tiếp nhận (người đọc, người xem, người chơi...).

2.Phân tích tâm lý học (Psychoanalytic), tiếp cận tâm lý nhân vật, cùng người tiếp nhận nó. Các nhà nghiên cứu sử dụng Tâm lý học như một phương tiện “tư duy bên trong” để lý giải cuộc sống nội tâm của nhân vật, cũng như lý giải phản ứng của người tiếp nhận (theo lý thuyết của Freud và Lacan).

3.Cấu trúc học (Structualist) hay ký hiệu học (Semiotic), là cách tiếp cận

dựa vào sự tương phản hay sự khác biệt giữa nhân vật và bản thể con người, coi

các nhân vật như một thiết lập tự thân các dấu hiệu và cấu trúc văn bản. Trường

phái này cho rằng hình tượng nhân vật không có gì ngoài một nhóm từ ngữ và những tính cách được mô tả bằng ngôn từ (hay hình ảnh, âm thanh...). Chẳng hạn, nhà nghiên cứu lý thuyết cấu trúc Barthes coi “giọng nói” là một “mã nhận dạng” của con người, giống với cái nhãn dán lên một cái tên. Như vậy, một nhân vật không có gì giống với con người thật mà là tổ hợp các nhãn tương ứng với đặc điểm tính cách của nhân vật đó.

4. Nhận biết và nhận thức từ trải nghiệm (Cognitive), là một trường

phái lý thuyết được đưa ra vào thập niên 1980, dựa vào khuôn mẫu nhận thức và các thao tác ảnh hưởng đến quá trình truyền đạt thông tin. Trong cách tiếp cận này các nhân vật được xem như là cấu trúc của tư duy con người bắt nguồn từ cách hiểu văn bản cộng với khuôn mẫu tâm lý. Dưới góc nhìn của lý thuyết nhận thức thông qua những trải nghiệm trong quá trình nhận thông tin (đọc,

xem, v.v...) từ văn bản (tiểu thuyết, phim, trò chơi...) nhân vật được nhìn nhận như khuôn mẫu tư duy tạo ra bởi người đọc - người xem giàu kinh nghiệm và hiểu biết.

Một loạt các trường phái lý thuyết nghiên cứu về nhân vật trong ba thập niên trở lại đây đã tạo nên những góc nhìn mới mẻ trong lĩnh vực này. Trong cuốn sách Nhân vật: Sổ tay thuật ngữ liên quan đến lý thuyết kể chuyện [49] của tác giả Fotis Jannidis, có giới thiệu nghiên cứu của tác giả Margolin về lý thuyết kết hợp các yếu tố của cấu trúc luận, nhận thức từ kinh nghiệm (cognitive) và lý thuyết về những thế giới hư cấu (fictional worlds). Nghiên cứu này đã tạo nên “cú huých” cho các nghiên cứu lý thuyết về nhân vật phát triển. Theo tác giả Margolin,

Nhân vật – trước tiên và trước tất cả là những yếu tố tạo nên thế giới trần thuật (kể chuyện): “Nhân vật”, ông nói, “là những ký hiệu học chung, độc lập với bất cứ sự diễn đạt ngôn từ riêng nào và về bản thể học hoàn toàn khác với diễn đạt ngôn từ [49, tr. 4].

Hơn thế, Margolin còn chỉ ra rằng, “Nhân vật có những trạng thái tồn tại khác nhau trong câu chuyện: Họ có thể là thật, không thật, giả định, qui ước, hay hoàn toàn tưởng tượng”. [49, tr. 9]

Cũng trong cuốn Nhân vật: Sổ tay thuật ngữ liện quan đến lý thuyết kể

chuyện này, Fotis Jannidis đã phân tích việc các nhà triết học như như Eaton,

Critteden, Lamarque tham gia vào nghiên cứu và đưa ra lý thuyết mang tính triết học về nhân vật, cũng như có những tranh luận về khái niệm bản thể học đặc biệt của đối tượng này. Theo đó, nhân vật là bản thể bán thành phẩm hay

chưa hoàn thiện của con người trong hiện thực [49, tr. 4]. Theo họ, khác với

con người thật tồn tại trong hiện thực là con người đã hoàn thiện (tức là có mọi đặc điểm, tính cách đã xác định, thí dụ: mắt đen, tóc nâu, tính tình hiền

hậu, v.v...), thì nhân vật lại là bản thể bán thành phẩm luôn tạo ra khoảng trống vô hình cho người tiếp nhận. Dù trong văn bản thật mô tả không đủ các chi tiết của con người thật, ta vẫn có thể tìm ra để lấp vào chỗ trống những chi tiết đó, vì bản thân con người thật luôn có các chi tiết xác định. Chẳng hạn, văn bản thật không nói cho ta rõ màu tóc của Napoleon, vốn là một nhân vật lịch sử có thật, và thực tế ông ta vẫn có một màu tóc xác định nào đó. Trong khi đó, nếu văn bản hư cấu (tiểu thuyết) mô tả cụ thể nhân vật có mái tóc vàng thì bạn đọc sẽ hình dung ra ngay anh ta với mái tóc vàng. Nhưng nếu mô tả anh ta là kiểu người Bắc Âu chẳng hạn thì người tiếp nhận sẽ khá mơ hồ về màu tóc của nhân

vật, từ đó tạo ra khoảng trống về nhân vật với người nhận, trừ phi tác giả cung cấp thông tin gợi ý chi tiết hơn. Như vậy nhân vật khác biệt với người thực, và việc chấp nhận nhân vật sẽ khác với việc chấp nhận người thực. Khi đọc cuốn sách, hay xem một bộ phim, dù không trực tiếp tương tác với nhân vật, chúng ta kích hoạt các kiến thức và các nguyên tắc giao tiếp, nhìn và nghe rồi suy luận về các nhân vật cũng như ý nghĩa, hành động của họ, nguyên nhân và hậu quả của các hành động hay các dấu báo hiệu để hiểu được nhân vật, cảm nhận nhân vật. Trong rất nhiều trường hợp, những kiến thức đến từ bên ngoài văn bản (truyện, phim) đóng vai trò quan trọng để chúng ta cảm nhận và thấu hiểu các hành vi của nhân vật. Những kiến thức của chúng ta về con người không những giúp cho ta hiểu về nhân vật mà còn giúp ta phân loại nhân vật chính phụ, chính diện - phản diện tùy vào đặc điểm và chức năng của họ trong thế giới câu chuyện.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghệ thuật xây dựng nhân vật phim truyện hoạt hình walt disney (Trang 39 - 42)