Về lĩnh vực an nin h quốc phòng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quan hệ hàn quốc – trung quốc từ năm 1992 đến năm 2012 (Trang 65 - 71)

3.1.2.1. Hợp tác trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên

Trung Quốc tích cực phối hợp với Hàn Quốc thúc đẩy thiết lập cơ chế giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên thông qua đàm phán sáu bên. Đây là nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hòa bình và an ninh trước việc CHDCND Triều Tiên tuyên bố họ có chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) vào năm 2003. Đã có nhiều cuộc họp diễn ra với sáu quốc gia tham gia: Trung Quốc (chủ nhà), Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên, Mỹ, Nga và Nhật Bản.

Các vòng đàm phán trước (từ năm 2003 đến năm 2006) không có tiến triển nhiều, nhưng kể từ vòng đàm phán thứ năm - giai đoạn ba (02/2007), CHDCND Triều Tiên đồng ý đóng cửa các cơ sở hạt nhân, đổi lại, họ muốn nhận viện trợ về nhiên liệu và bình thường hóa quan hệ với Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên, ngày 13 tháng 4 năm 2009, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhóm họp và ra quyết định trừng phạt CHDCND Triều Tiên trước việc họ phóng tên lửa vào ngày 5 tháng 4 năm 2009 dù họ cho rằng đó là một vụ phóng vệ tinh. Để phản ứng quyết định trên, ngày 14 tháng 4 năm 2009, nước này tuyên bố rút khỏi cuộc hội đàm sáu bên và tuyên bố sẽ tiếp tục theo đuổi chương trình làm giàu hạt nhân của họ. CHDCND Triều Tiên cũng đã trục xuất tất cả các thanh tra viên hạt nhân từ các quốc gia ra khỏi lãnh thổ mình.

Mặc dầu chưa thành công nhưng trong đàm phán sáu bên, nhưng Trung Quốc đã đóng vai trò quan trọng trong tiến trình này. Là nước “trung gian” tổ chức các cuộc đàm phán giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân, gắn liền với việc phản đối quốc tế hóa vấn đề hạt nhân và tích cực thực hiện chính sách phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Trung Quốc đã có những nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết tình

hình căng thẳng giữa các bên, đặc biệt, mỗi lần khủng hoảng hạt nhân diễn ra, ảnh hưởng, vai trò của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân càng được biểu hiện rõ nét và cụ thể hơn.

Trong vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc đã thể hiện tích cực và chu đáo vai trò nước chủ nhà của các cuộc đàm phán ba bên và sáu bên. Trong khi các bên đối nghịch nhau về quan điểm, về cách hành xử thì việc một nước lớn như Trung Quốc đứng ra kêu gọi và tổ chức đàm phán đã giúp phá tan sự bế tắc giữa các bên liên quan, giúp cho các bên hiểu và tiến sát lập trường của nhau hơn, nhất là Mỹ và Triều Tiên hóa giải được phần nào những bất đồng, cùng ngồi vào bàn đàm phán thương lượng với nhau, Không những thế, Trung Quốc đã dùng áp lực buộc chính quyền Bình Nhưỡng phải chấp nhận đàm phám sáu bên, từ bỏ chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân để hạn chế Mỹ can thiệp vào khu vực và mượn cớ kiềm chế Trung Quốc, đồng thời nước này cũng thuyết phục được Mỹ nhân nhượng với CHDCND Triều Tiên, xem xét và đáp ứng những yêu cầu của nước này, giúp cho các cuộc đàm phán sáu bên đạt được những kết quả khá khả quan.11

Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, các cuộc đàm phán tổ chức tại Bắc Kinh chính là cơ hội tốt cho Trung Quốc khuếch trương uy tín và ảnh hưởng của mình trước cộng đồng quốc tế. Điều này rất có lợi cho Trung Quốc vì sẽ làm giảm hay ít ra là che giấu đi những toan tính, âm mưu chi phối khu vực, làm giảm sự nghi kỵ và giảm tâm lý lo ngại của các quốc gia trong khu vực về một Trung Quốc với tiềm lực quân sự và kinh tế mạnh mẽ có thể dùng bạo lực để giải quyết các tranh chấp liên quan đến lãnh thổ, gây sức ép về kinh tế tiến đến bành trướng trên các lĩnh vực khác. Ngoài ra, với lợi thế nước chủ nhà, chính sách của Trung Quốc trong vấn đề này được linh hoạt hơn, tạo điều kiện tốt hơn cho nước này phát huy tích cực vai trò của “một nước lớn, có trách nhiệm” đối với hòa bình, ổn định cho khu vực.

Trong năm 2010, một loạt nỗ lực “ngoại giao con thoi” của Trung Quốc đã được tăng cường nhằm thuyết phục CHDCND Triều Tiên trở lại bàn đàm phán sáu bên. Trung Quốc, chủ nhà của cuộc đàm phán sáu bên, khẳng định tương lai của

11 Báo Nhân dân điện tử, Các vòng đám phàn sáu bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, https://nhandan.vn/ho-so-tu-lieu/cac-vong-dam-phan-sau-ben-ve-van-de-hat-nhan-tren-ban-dao-trieu-tien- 441350

cuộc đàm phán "hoàn toàn phụ thuộc sự sẵn sàng hợp tác của Washington và Bình Nhưỡng".[187]12

Những nỗ lực thúc đẩy nối lại đàm phán sáu bên của Trung Quốc trong năm 2010 gây nhiều sự chú ý của dư luận quốc tế. Cuối tháng 2, Trưởng Ban Ðối ngoại Ðảng Lao động Triều Tiên Kim Yâng In đã tới Bắc Kinh, đáp lại chuyến thăm Bình Nhưỡng trước đó của ông Vương Gia Thụy. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc cho biết, tình hình hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên gần đây đang được làm dịu; nhấn mạnh vấn đề hạt nhân Triều Tiên rất phức tạp và nhạy cảm, liên quan lợi ích của nhiều bên và chỉ có thể được giải quyết thông qua đối thoại và đàm phán, đồng thời kêu gọi các bên liên quan thể hiện sự mềm dẻo để nối lại cuộc đàm phán sáu bên.

Quan hệ liên Triều đầu năm 2010 cũng có những tín hiệu tích cực. Ðầu tháng 2 năm 2010, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak tuyên bố chính phủ của ông sẵn sàng tiến hành một hội nghị cấp cao với CHDCND Triều Tiên, có thể diễn ra trong nửa đầu năm 2010. Cuối tháng 2, Triều Tiên đề xuất tiến hành đàm phán quân sự nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại qua biên giới giữa hai miền tại khu công nghiệp Kaesong. Hai miền cũng đã bắt đầu đàm phán nhằm nối lại các tua du lịch tới núi Cưm Cang và thị trấn biên giới Kaesong của Triều Tiên. Tuy nhiên, giữa hai miền còn nhiều bất đồng. Trong tháng 2, quân đội Hàn Quốc nhiều lần được đặt trong tình trạng báo động sau khi CHDCND Triều Tiên diễn tập quân sự bắn đạn pháo vào các khu vực gần đường ranh giới trên biển tranh chấp với Hàn Quốc và sự cố đắm tàu Cheonan của Hàn Quốc mà Hàn Quốc cáo buộc CHDCND Triều Tiên là thủ phạm (3/2010) đã làm cho quan hệ hai miền trở lại căng thẳng[180]13.

Chính vì lẽ đó, để tìm ra “lời giải” cho “bài toán” hạt nhân nói riêng cũng như những bất ổn an ninh khác ở khu vực Đông Bắc Á, không chỉ riêng Trung Quốc cần nỗ lực, phát huy vai trò tích cực mà các quốc gia trong khu vực cần đồng lòng, chung tay góp sức, đem lại một không gian phát triển hòa bình, ổn định cho khu vực Đông Bắc Á.

12 Nỗ lực nối lại đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, https://dangcongsan.vn/su-kien-binh-luan/no-luc-noi-lai-dam-phan-sau-ben-ve-van-de-hat-nhan-trieu-tien- 9408.html

13 Nỗ lực nối lại đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, https://dangcongsan.vn/su-kien-binh-luan/no-luc-noi-lai-dam-phan-sau-ben-ve-van-de-hat-nhan-trieu-tien- 9408.html

3.1.2.2. Hợp tác trong lĩnh vực an ninh tài chính

Sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở khu vực Đông Á năm 1997 - 1998, kinh tế của cả khu vực Đông Á đều bị ảnh hưởng, Tổ chức Tiền tệ quốc tế (IMF) lúc đó cũng không thể can thiệp kịp thời cuộc khủng hoảng này, điều đó làm cho nhận thức của các quốc gia Đông Á thay đổi. Các nước đều nhận thấy chỉ thông qua hợp tác khu vực, thiết lập một tổ chức hợp tác tài chính khu vực mới có thể phòng ngừa và giải quyết các cuộc khủng hoảng tài chính mang tính liên quốc gia như vậy. Với xuất phát điểm đó, tổ chức hợp tác tài chính khu vực Đông Á từng bước được định hình. Tháng 5 năm 2000 tại Thái Lan, ASEAN và ba nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (ASEAN +3) đã ký “Hiệp định Chiang Mai”. Trong đó nhấn mạnh: Các nước ASEAN muốn thiết lập một cơ chế hoán đổi tiền tệ, trong phạm vi ASEAN+3 xây dựng hệ thống hoán đổi tiền tệ hai bên, giúp cho cán cân thanh toán quốc tế được lưu thông và giúp các thành viên giải quyết vấn đề cán cân thanh toán quốc tế, ổn định thị trường tài chính. Ngày 24 tháng 6 năm 2002 tại Bắc Kinh, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ký “Hiệp định trao đổi ngoại tệ lẫn nhau” cùng với Ngân hàng Hàn Quốc, mỗi ngân hàng có thể gửi tối đa 2 tỷ USD sang ngân hàng kia, để bổ sung nguồn tiền trong cơ cấu tài chính quốc tế giúp đối phương giải quyết vấn đề cân bằng thanh toán và duy trì ổn định tài chính quốc tế. Ngoài ra, hai nước cũng đã thiết lập được cơ chế đối thoại tài chính định kỳ, cơ chế trao đổi ngoại tệ, quản lý ngoại hối và bảo hiểm tiền đặt cọc giữa cơ quan tài chính Trung ương hai nước.

3.1.2.3. Hợp tác an ninh môi trường sinh thái

Để kiểm soát và duy trì môi trường trong sạch cả trên đất liền và vùng biển chung của hai nước, Trung Quốc ngày càng hợp tác chặt chẽ với Hàn Quốc trong lĩnh vực môi trường. Đầu tiên, thông qua hợp tác công nghiệp, nhập khẩu các thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí và bảo vệ môi trường của Hàn Quốc, cũng như các hội thảo nghiên cứu khoa học về môi trường, Trung Quốc nỗ lực tăng cường trao đổi thông tin, giải pháp kiểm soát hiệu quả bảo vệ môi trường với Hàn Quốc. Năm 2002 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, diễn đàn về hợp tác đầu tư công nghiệp bảo vệ môi trường giữa hai nước lần đầu tiên được tổ chức và từ đó hoạt động này được tổ chức định kỳ hàng năm. Ngoài ra, Trung Quốc cũng nỗ lực thúc đẩy hợp tác với Hàn Quốc trong việc phản ứng, ứng phó với thiên tai. Ngày 13 tháng 12 năm 2008 tại

Nhật Bản, Hội nghị lãnh đạo ba nước Trung - Nhật - Hàn ra tuyên bố chung quản lý thảm họa ba nước [38:59].

3.1.2.4. Hợp tác quốc phòng

Trung Quốc tăng cường trao đổi và hợp tác quốc phòng với Hàn Quốc thông qua các chuyến thăm, làm việc của Bộ trưởng Quốc phòng hai nước và tăng cường các hoạt động giao lưu học thuật quân sự hai bên. Tháng 7 năm 2011, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt cùng Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-Jin đồng ý thiết lập đối thoại chiến lược quốc phòng cao cấp, lần đầu tiên đưa ra Thông cáo chung nhấn mạnh: “hai bên đồng ý thiết lập cơ chế đối thoại chiến lược quốc phòng, tiến hành hình thức thăm hỏi lẫn nhau vào năm tiếp theo”, “

từ năm 2012 trở đi, Bộ Quốc phòng hai nước sẽ tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn cho nước kia và từng bước mở rộng hợp tác giao lưu lĩnh vực đào tạo quân sự”[200].

Vấn đề bán đảo Triều Tiên trong hơn 20 năm qua luôn gây ra sự bất ổn chung cho khu vực, vì vậy cả Hàn Quốc đều dành nhiều cho việc chi tiêu và xây dựng lực lượng quân đội của mình. Trong khi đó Trung Quốc với việc muốn xây dựng một lực lượng quân đội chính quy hiện đại và mạnh mẽ để thể hiện vị thế trong khu vực cũng đã đầu tư rất nhiều cho an ninh – quốc phòng của mình.

Trong giai đoạn 1992 – 2012, cả hai đã đầu tư rất mạnh cho quân đội và quốc phòng dù theo các mục đích khác nhau, nhưng nhìn chung cả hai quốc gia đều nhìn nhận sự quan trọng trong sự phát triển quân đội và quốc phòng của mình trong khu vực. Dù vậy các xung đột mâu thuẫn trong khu vực, đặc biệt giữa Hàn Quốc và Trung Quốc gần như không bao giờ phải giải quyết bằng chiến tranh hoặc các xung đột bằng vũ khí. Đây là một điểm đặc biệt trong sự phát triển và an ninh quốc phòng của Hàn Quốc và Trung Quốc.

Bên cạnh đó, các hoạt động diễn tập chung giữa các lực lượng trong quân đội hai nước cũng được triển khai định kỳ trong những năm gần đây, đặc biệt là lực lượng hải quân, cảnh sát biển. Trong đó có thể kể đến các sự kiện tiêu biểu vào các năm 2005, 2007, 2008, 2011 hai bên đã tổ chức diễn tập cứu hộ liên hợp trên biển, tiếp đó năm 2010 hợp tác tổ chức diễn tập quân sự liên hợp trên Vịnh Aden. Ngoài ra, năm 2006 phía Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về việc thiết lập đường dây nóng liên lạc trên vùng biển với Hàn Quốc. Có thể thấy những hoạt động gần đây

Biểu đồ 3.1 – Chi tiêu An ninh Quốc phòng hàng năm của Hàn Quốc và Trung Quốc từ 1990 đến 2012Nguồn: Ngân hàng thế giới (The World Development Indictors, the World Bank - https://data.worldbank.org/indicator)

trong chính sách tăng cường hợp tác, trao đổi quốc phòng với Hàn Quốc cho thấy những sự điều chỉnh bước đầu trong chiến lược an ninh, quốc phòng với nước láng giềng Hàn Quốc của Trung Quốc, thông qua các hoạt động hợp tác ít nhạy cảm như: diễn tập cứu hộ, cứu nạn, phòng chống tội phạm trên biển dần xây dựng lòng tin góp phần giảm thiểu căng thẳng [38:60].

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ quan hệ hàn quốc – trung quốc từ năm 1992 đến năm 2012 (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w