Ban giám đốc + Cố vấn kỹ thuật 3
Giám đốc 1 Phó Giám đốc 1 Cố vấn kỹ thuật 1 Phòng Tổ chức Hành chính 5 Trưởng phòng hành chính 1 Cán bộ hỗ trợ văn phòng/quản trị mạng 1
Văn thư - Thủ quỹ 1
Lái xe 2
Phòng Kế toán 3
Kế toán trưởng - Trưởng phòng 1
Kế toán viên 2
Phòng Giám sát đánh giá 4
Trưởng phòng 1
Cán bộ theo dõi đánh giá 1
Cán bộ Quản lý tri thức 1
Phiên dịch 1
Phòng Kế hoạch và Quản lý chiến lược 8
Trưởng phòng điều phối Quản lý chiến lược 1
Cán bộ điều phối Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội định hướng
thị trường 1
Cán bộ tài chính nông thôn 1
Cán bộ điều phối về chuỗi giá trị 1
Cán bộ về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý rủi ro thiên
tai (CCA và DRM) dựa trên cộng đồng 1
Kỹ sư phát triển CSHT cộng đồng 1
Cán bộ hỗ trợ đầu tư thúc đẩy kinh doanh nông nghiệp 1
Cán bộ mua sắm đấu thầu 1
2.2. Thực trạng quản lý Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng
2.2.1. Thực trạng công tác quản lý chung
Phương pháp tiếp cận của Dự án CSSP là sẽ hỗ trợ chính sách của Chính phủ Việt Nam bằng cách tập trung vào tăng trưởng dựa trên doanh nghiệp, trong các khung chiến lược của các chương trình Mục tiêu quốc gia Nông thôn mới, Giảm nghèo bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu, được nhìn nhận trong Chương trình Cơ hội chiến lược Quốc gia là các cơ chế chính để nhân rộng đầu tư giảm nghèo thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Tất cả các can thiệp của Dự án sẽ phải có tác động trung tính hoặc tích cực
(“không hối tiếc”) đến khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và các sự kiện thảm họa tự nhiên đang ngày càng diễn ra thường xuyên hơn của các cộng đồng. Điều này sẽ được hỗ trợ bởi nỗ lực phát triển và mở rộng một cách có hệ thống việc phân bổ nguồn lực thông qua quy trình lập Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội định hướng thị trường thích ứng với biến đổi khí hậu có sự tham gia.
Nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu dự án đã đề ra, cơ cấu tổ chức quản lý thực hiện dự án sẽ được xây dựng theo hướng tăng cường phân cấp trao quyền cho cơ sở và các đơn vị thực thi, gắn liền với việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính và giảm đến mức tối thiểu các cấp trung gian, cụ thể:
- Cơ cấu quản lý dự án sẽ lồng ghép với cơ cấu, thể chế hiện tại của địa phương, xây dựng năng lực để giải quyết vấn đề giảm nghèo thông qua các phương pháp tiếp cận dựa trên thị trường;
- Hỗ trợ những thay đổi trong vai trò của các cơ quan cấp tỉnh từ các cơ quan thực hiện truyền thống sang đóng vai trò là những đơn vị chia sẻ tri thức và hoạch định chính sách/hướng dẫn;
- Dự án sẽ phân cấp nguồn lực cho cấp xã làm chủ đầu tư đối với hoạt động về xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời huy động sự tham gia từ các đơn vị kinh doanh tư nhân vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn thông qua các Quỹ tài trợ cạnh tranh, Quỹ xúc tiến đầu tư kinh doanh nông lâm nghiệp;
- Nghiêm túc thực hiện các chính sách và hướng dẫn của IFAD trong quản lý dự án dựa trên kết quả;
- Điều phối liên tỉnh để sử dụng hiệu quả các dịch vụ hỗ trợ kĩ thuật, hợp lực phát triển và giảm chi phí thực hiện;
- Thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong mọi hoạt động tổ chức, quản lý thực hiện dự án, xây dựng và áp dụng chính sách phòng chống tham nhũng hiệu quả.
Căn cứ vào khoản 3 Điều 37; khoản 2 Điều 38; Điều 39; 41; 42; 43 Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
Căn cứ Chương trình hợp tác quốc gia IFAD giai đoạn 2012-2017, hệ thống quản lý dự án tại các cấp sẽ được triển khai như sau:
- Cấp tỉnh:
+ Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng là cơ quan chủ quản dự án sẽ thành lập Ban điều phối dự án để điều phối thực hiện và thành lập Ban chỉ đạo dự án để hỗ trợ UBND tỉnh trong việc lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, tổ chức đoàn hội, khối tư nhân và cộng đồng ở tất cả các cấp để đảm bảo đạt được các mục tiêu của dự án.
+ Ban chỉ đạo dự án: Được UBND tỉnh thành lập để giúp UBND tỉnh chỉ đạo điều phối tổng thể, kiểm tra và giám sát các hoạt động của dự án CSSP trên địa bàn tỉnh theo đúng mục tiêu của dự án đã đề ra, đảm bảo lồng ghép, điều phối có hiệu quả các hoạt động của dự án CSSP với các chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, chương trình giảm nghèo, các dự án của Chính phủ và các nhà tài trợ khác trên địa bàn tỉnh.
+ Ban điều phối dự án cấp tỉnh là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo để thực hiện các hoạt động điều phối các cơ quan cấp tỉnh và quản lý nguồn lực của Chính phủ và IFAD. Ban điều phối dự án tỉnh sẽ báo cáo trực tiếp cho Ban chỉ đạo và đóng vai trò là đơn vị tư vấn cho UBND tỉnh. Ban Điều phối Dự án được thành lập ngang với cấp Sở. Ban Điều phối Dự án sẽ hỗ trợ cho Ban chỉ đạo dự án của
tỉnh trong việc điều phối các cơ quan chuyên môn, các sáng kiến của Chính phủ Việt Nam, Nhà tài trợ và các bên liên quan khác trong quá trình thực hiện dự án. Ban điều phối dự án cấp tỉnh có 22 cán bộ làm việc chuyên trách.
+ Các đơn vị thực thi cấp tỉnh: Nhằm đảm bảo sự gắn kết giữa các mục tiêu, hoạt động của dự án với các mục tiêu phát triển và công tác quản lý chuyên ngành, một số hoạt động của dự án sẽ do các Sở, ban ngành tại địa phương trực tiếp triển khai thực hiện.
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư: là cơ quan chủ trì chính tổ chức thực hiện Tiểu hợp phần 1.3. Lập kế hoạch dựa trên kết quả, định hướng thị trường, có sự tham gia và thích ứng với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng phối hợp với Sở Ngôn nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường để triển khai thực hiện Tiểu hợp phần 1.1. Kế hoạch đầu tư chiến lược và Tiểu hợp phần 1.2. Kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu;
Phối hợp với Ban Điều phối Dự án thực hiện các nội dung liên quan đến công tác quản lý của ngành. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ, giao vốn thực hiện Dự án hàng năm; làm đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh xử lý những vấn đề vướng mắc trong việc bố trí vốn ODA cho Dự án.
Tính đến nay, sau hai năm 2018, 2019 áp dụng bộ tài liệu hướng dẫn xây dựng MOP-SEDP thích ứng với BĐKH tại 30 xã Dự án (30/161 xã - tỉ lệ 18,6%), Sở Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng hoàn thiện bộ tài liệu và trình UBND tỉnh phê duyệt và ban hành áp dụng cho công tác lập kế hoạch trung hạn và hàng năm tại tất cả các xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh đã tổ chức 02 lớp tập huấn cho cán bộ của 10 huyện, thành phố về phương pháp xây dựng MOP- SEDP thích ứng BĐKH để áp dụng trên 161 xã, phường, thị trấn.
+ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn: là cơ quan chủ trì và phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai tổ chức thực hiện Tiểu hợp phần 1.1. Kế hoạch đầu tư chiến lược và phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên môi trường, Ban Điều phối Dự án thực hiện các nội dung liên quan đến công tác quản lý của ngành.
Hiện nay, có 8 SIP được xây dựng và 4 SIP đã được UBND tỉnh phê duyệt. Tại 3 huyện Dự án đã xây dựng được 8 bản VCAP cấp huyện, 53 bản VCAP cấp xã (Chi tiết tại Phụ lục 2). Các bản SIP và VCAP được xây dựng và phê duyệt là thông tin đầu vào quan trọng trong quá trình lập MOP-SEDP hàng năm tại địa phương. Tuy nhiên, do ngân sách được phân bổ cho dự án là ít hơn so với Kế hoạch đề ra nên hoạt động này đang bị thiếu kinh phí để thực hiện các kế hoạch hành động. Ngoài ra, năng lực cán bộ thực thi chính sách ở các cấp không đồng đều cũng gây khó khăn cho hoạt động của Dự án kết hợp với Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Bảng 2.2. Thông tin tổng hợp các SIP, VCAP