Bảng 2.3. Thông tin các nhóm tiết kiệm tín dụng (SCG) Bảng 2.4. Thông tin về hoạt động của nhóm CIGs

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ DỰ ÁN HỖ TRỢ KINH DOANH CHO NÔNG HỘ CỦA BAN ĐIỀU PHỐI DỰ ÁN HỖ TRỢ KINH DOANH CHO NÔNG HỘ TỈNH CAO BẰNG (Trang 57 - 66)

Số thành viên tham gia Tổng số Trong đó, số thành viên là Nữ Hộ nghèo Hộ cận nghèo DTTS Kinh 1 Nguyên Bình 171 153 32 60 171 0 2 Thạch An 233 226 47 46 233 0 3 Hà Quảng 191

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2019 – Dự án CSSP tỉnh Cao Bằng

+ Hội nông dân tỉnh: Chịu trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Hội Liên hiệp Phụ nữ và UBND các huyện, xã dự án triển khai các hoạt động hỗ trợ và tập huấn nhóm nông dân/tổ chức đoàn thể thuộc Tiểu hợp phần 2.1. Các nhóm đồng sở thích để thích ứng với biến đổi khí hậu và phối hợp, thực hiện các nội dung liên quan đến công tác quản lý của hội.

Hiện nay, đã thành lập và củng cố duy trì hoạt động được 332 nhóm CIG so với khung logic tại thời điểm giữa kỳ đạt 332/400 nhóm CIGs (chiếm 83%), với sự tham gia của 4.688 thành viên, với 163 nhóm CIGs đã nhận được tài trợ CSA lần 1 và lần 2 với tổng ngân sách giải ngân là 6,592 tỷ đồng (285.367 USD) (Chi tiết kèm theo tại Phụ lục 4).

TT Huyện Số nhóm CIG Số nhóm đã nhận tài trợ CSA Tổng số thành viên Số thành viên nữ Số hộ nghèo/ cận nghèo Tổng số tiền quỹ nhóm 1 Đức Long Thạch An 15 5 198 149 35 381.080.00 0 2 Đức Thông 6 1 103 81 57 113.789.000 3 Minh Khai 3 1 46 36 16 102.819.00 0 4 Quang Trọng 11 2 167 121 124 209.652.50 0 5 Thụy Hùng 12 6 154 98 84 359.210.00 0 6 Trọng Con 8 5 106 66 69 287.915.00 0 7 Vân Trình 12 7 163 116 70 448.492.00 0 8 Ca Thành Nguyên Bình 7 2 111 51 97 148.234.00 0 9 Hoa Thám 8 5 127 93 101 310.283.00 0 10 Phan Thanh 8 3 113 44 93 167.418.00 0 11 Quang Thành 9 7 131 89 109 398.085.00 2 12 Tam Kim 16 5 192 142 105 347.152.16 0 13 Thành Công 12 5 156 108 105 297.193.00 0 14 Triệu Nguyên 9 3 132 75 110 219.070.00 0 15 Vũ Minh 14 4 198 134 97 328.206.00 0 16 Vũ Nông 12 5 166 71 158 326.453.00 0 17 Cải Viên Hà Quảng 16 5 290 134 259 308.515.00 0 18 Hồng Sỹ 14 7 155 60 121 299.580.00 0 19 Lũng Nặm 11 2 156 86 101 242.020.00 0 20 Mã Ba 4 3 60 30 49 170.214.00

TT Huyện Số nhóm CIG Số nhóm đã nhận tài trợ CSA Tổng số thành viên Số thành viên nữ Số hộ nghèo/ cận nghèo Tổng số tiền quỹ nhóm 0 21 Nội Thôn 11 4 207 90 171 180.324.00 0 22 Quý Quân 5 2 63 38 27 103.993.00 0 23 Tổng Cọt 6 2 65 31 62 89.644.000 24 Thượng Thôn 18 5 251 89 176 374.790.00 0 25 Cần Nông 10 4 148 63 73 252.030.00 0 26 Cần Yên 17 3 225 171 174 262.457.00 0 27 Đa Thông 16 4 209 150 136 351.740.00 0 28 Lương Can 17 7 247 160 132 543.056.00 0 29 Lương Thông 15 9 214 138 136 564.318.00 0 30 Thanh Long 10 4 135 74 99 307.309.00 0 Tổng cộng 332 127 4.688 2.788 3.146 8.495.041.6 62

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2019 – Dự án CSSP tỉnh Cao Bằng

+ Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển nông thôn mới:

Văn phòng điều phối nông thôn mới sẽ phối hợp với Dự án thực hiện một số hoạt động trong chương trình nông thôn mới, trong đó bao gồm việc tích hợp chương trình Nông thôn mới vào quy trình lập Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội định hướng thị trường; lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, xây dựng công trình hạ tầng nông thôn.

Các khoản tài trợ cho các nhóm sở thích để thích ứng với biến đổi khí hậu thuộc dự án CSSP sẽ bổ sung cho hỗ trợ của các chương trình hiện tại như 147, nông thôn mới, 30a ...

Đánh giá, chia sẻ và nhân rộng áp dụng bài học thành công từ các xã trong vùng dự án đạt tiêu chí Nông thôn mới cho các xã ngoài dự án...

+ Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư xem xét và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ giao vốn cho Dự án hàng năm; Ghi thu ghi chi đối với nguồn vốn vay IFAD của dự án; thẩm tra quyết toán các công trình do Ban Điều phối Dự án làm chủ đầu tư và thẩm tra quyết toán dự án hàng năm, toàn dự án khi kết thúc; Cuối năm, tổng hợp báo cáo quyết toán được duyệt của dự án vào quyết toán ngân sách địa phương theo Luật Ngân sách Nhà nước, gửi báo cáo quyết toán được duyệt của dự án cho Bộ Tài chính để theo dõi.

+ Kho bạc Nhà nước: Thực hiện việc kiểm soát hồ sơ thanh toán của dự án theo quy định; đối chiếu số dư tài khoản, xác nhận bảng kê chi tiêu hàng tháng và đột xuất của các đơn vị thực hiện dự án cấp tỉnh, huyện, xã theo yêu cầu. Hướng dẫn thủ tục kiểm soát chi cho các Kho bạc Nhà nước huyện để giải ngân các hoạt động phân cấp cho Văn phòng điều phối dự án huyện và Ban phát triển xã. Cung cấp các biểu mẫu, chứng từ có sửa đổi bổ sung theo từng thời điểm (nếu có) theo quy định của Bộ Tài Chính.

- Cấp huyện:

+ Ủy ban Nhân dân huyện (DPC): Chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động dự án trên địa bàn huyện. Thực hiện lồng ghép nguồn lực của dự án và các nguồn lực khác một cách hiệu quả. Chỉ đạo các phòng ban chức năng của huyện thẩm định, thanh quyết toán các hoạt động, các khoản đầu tư của dự án theo quy định.

+ Ban điều hành Dự án CSSP huyện (DPCO): UBND huyện ra quyết định thành lập Ban điều hành Dự án CSSP huyện, nhằm giúp cho UBND huyện điều phối các hoạt động của dự án trên địa bàn huyện đảm bảo đúng nội dung, phương pháp và mục tiêu dự án. DPCO là đơn vị trực thuộc UBND huyện, chịu sự chỉ đạo chuyên môn của Ban điều phối Dự án cấp tỉnh, có tư cách pháp nhân và mở tài khoản để giao dịch.

- Cấp xã:

quản lý dự án CSSP xã để thay mặt UBND tổ chức thực hiện dự án.

Ban quản lý dự án CSSP xã được sử dụng con dấu của UBND xã để giao dịch và mở tài khoản và hệ thống sổ sách theo dõi riêng cho Dự án CSSP. Các vị trí gồm Chủ tịch UBND xã sẽ là Trưởng ban, kế toán và các thành viên ban ngành đoàn thể (tối đa không quá 6 người) tham gia thực hiện dự án ở cấp xã sẽ nhận được phụ cấp quản lý dự án theo quy định hiện hành của nhà nước. Ban quản lý dự án xã được thành lập trên cơ sở UBND xã sẽ kiện toàn và bổ sung nhiệm vụ cho Ban thực hiện chương trình nông thôn mới của xã. Việc lựa chọn các thành viên tham gia Ban quản lý dự án xã phải căn cứ vào yêu cầu công việc, năng lực của từng người cụ thể.

- Tại xóm:

+ Dự án sẽ sử dụng Ban phát triển thôn (VDB) đã được thành lập trong Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới. Ban phát triển thôn được phân công trách nhiệm huy động cộng đồng tham gia vào quy trình lập kế hoạch và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội định hướng thị trường. Tổ chức triển khai và giám sát tất cả các hoạt động của dự án (bao gồm cả phương pháp tiếp cận đã được lồng ghép tới chọn lựa các hoạt động hỗ trợ sinh kế và chuỗi giá trị vì người nghèo, thực thi, giám sát và bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng, phát triển các nhóm tiết kiệm tín dụng, phát triển các nhóm đồng sở thích và các sáng kiến khác của cộng đồng).

BAN CHỈ ĐẠO DỰ ÁN CSSP

CÁC ĐƠN VỊ THỰC THI CẤP TỈNH BAN ĐIỀU PHỐI DỰ ÁN CSSP TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN

BAN ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN CSSP HUYỆN CÁC PHÒNG, BAN , ĐOÀN THỂ CẤP HUYỆN

P. Hành chính

CÁC THÀNH VIÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ

CÁC BAN, NGÀNH, ĐOÀN THỂ XÃ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CSSP XÃ

P. Kế toánP. Giám sát đánh giáP. KH và Quản lý chiến lược

TRƯỞNG BAN (CT UBND xã kiêm nhiệm)

Trưởng Ban điều hành (CT UBND huyện kiêm nhiệm)

TRƯỞNG BAN

Các thành viên

Phó Ban kiêm nhiệm (Trưởng/Phó Phòng NN huyện) CB kiêm nhiệm các phòng ban huyện

- Kế toán

- Các CB kiêm nhiệm khác

BAN PHÁT TRIỂN THÔN

02 CB chuyên trách ( Phát triển kinh doanh ; CSHT+kế toán)

BAN GIÁM ĐỐC

Quan hệ chỉ đạo, quản lý

Quan hệ phối hợp, thực hiện

2.2.2. Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại Ban điều phối dự án CSSP tỉnh Cao Bằng

Qua kinh nghiệm triển khai dự án tại các tỉnh khác như Hà Tĩnh, Hà Giang, Bến Tre... Đến hết năm 2019, Ban điều phối Dự án CSSP tỉnh Cao Bằng được tổ chức với đội ngũ nhân sự gồm có 22 cán bộ. Cụ thể như sau:

- Phân theo độ tuổi, giới tính: Ban điều phối dự án CSSP tỉnh Cao Bằng hiện có 14 cán bộ nam giới (64%) và 08 cán bộ là nữ giới (36%) với độ tuổi bình quân đạt 37 tuổi. Trong đó cán bộ lớn tuổi nhất là 60 tuổi, nhỏ tuổi nhất là 25 tuổi.

- Phân theo trình độ, bằng cấp: Trình độ chuyên môn: + Chứng chỉ nghề: 01 cán bộ. + Trình độ đại học: 14 cán bộ. + Trình độ Cao học: 07 cán bộ. Trình độ lý luận: + Cao cấp: 02 cán bộ. + Trung cấp: 04 cán bộ.

- Khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học: Đa số các cán bộ đều có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo quy định. Các cán bộ đều có khả năng sử dụng thành thạo máy vi tính để áp dụng vào công việc của dự án.

- Về kỹ năng thành thạo công việc: Các cán bộ dự án từ cấp trưởng phòng trở lên đều đã trải qua thời gian làm việc cho dự án hỗ trợ phát triển của tỉnh trong giai đoạn 2008-2014 nên có kỹ năng, kinh nghiệm cao trong triển khai công việc chuyên môn.

- Về bố trí, sử dụng, đánh giá cán bộ: Từ khi bắt đầu triển khai dự án, Ban điều phối dự án tỉnh đã bố trí các cán bộ có nhiều kinh nghiệm, năng lực chuyên môn cao đảm nhiệm các vị trí trưởng phòng trở lên. Đối với vị trí trong Ban Giám đốc đã được UBND tỉnh có quyết định phê duyệt vị trí công việc. Đối với các vị trí nhân viên, Ban điều phối dự án đã tổ chức thi tuyển cho từng vị trí việc làm cụ thể nhằm chọn lọc những người có tiềm năng, học lực, tố chất phù hợp với công việc

của dự án. Công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ cũng được Ban điều phối thường xuyên thực hiện theo quy định của UBND tỉnh.

- Về chế độ thù lao và đãi ngỗ: Chế độ thù lao và đãi ngộ đối với cán bộ dự án được chi trả theo quy định của Chính phủ Việt Nam và hướng dẫn của nhà tài trợ IFAD. Bên cạnh đó, Ban điều phối dự án thưởng xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ triển khai dự án cho các cán bộ tham gia nâng cao trình độ đồng thời liên tục cử cán bộ đi học các lớp Đảng viên mới, lớp lý luận chính trị, quản lý nhà nước... để xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn.

2.2.3. Thực trạng công tác quản lý tài chính

Về cơ bản, nguồn vốn đầu tư của Dự án CSSP tỉnh Cao Bằng là một bộ phận của ngân sách nhà nước, được quản lý theo Luật Ngân sách Nhà nước và theo quy định của IFAD được đề cập trong Hiệp định tài trợ.

Ban điều phối dự án tỉnh là đơn vị quản lý tài khoản Dự án. Dự án mở tài khoản chỉ định bằng đồng đô la Mỹ (USD) tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cao Bằng để nhận vốn ODA từ nhà tài trợ IFAD và thanh toán trực tiếp cho các đối tác thực thi Dự án sau khi được Kho bạc Nhà nước tỉnh kiểm soát chi chứng từ của các hoạt động. Mức trần của Tài khoản Chỉ định là 1 triệu USD. Ban điều phối dự án tỉnh sẽ nộp đơn xin rút vốn để tiến hành rút vốn và bổ sung tài khoản chỉ định.

Ban điều phối dự án tỉnh cũng mở tài khoản bằng tiền VND tại Kho bạc nhà nước tỉnh Cao Bằng để nhận vốn đối ứng Chính phủ Việt Nam (bao gồm Trung ương và địa phương) theo quy định hiện hành, thực hiện tạm ứng/thanh toán cho Dự án sau khi có kiểm soát chi của Kho bạc và mở tài khoản tạm giữ bằng tiền VND tại một Ngân hàng thương mại để tạm giữ các khoản bảo hành, giám sát, chờ quyết toán, phạt … và tạm giữ khác theo các quy định hiện hành của Nhà nước và nhà tài trợ. Các khoản tạm giữ này được cam kết trong các hợp đồng. Ngoài ra, Ban điều phối Dự án tỉnh có thể mở thêm các tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng thương mại

để tiếp nhận các nguồn vốn khác theo yêu cầu của nhà tài trợ (nếu có). Nội dung chính của quản lý tài chính của dự án sẽ bao gồm:

- Đảm bảo rằng các mục và hoạt động chi tiêu của Dự án phù hợp với các yêu cầu của Chính phủ và IFAD:

- Đảm bảo các chi phí của dự án được mã hóa một cách chính xác, nhất quán và nguồn vốn của dự án được sử dụng chỉ duy nhất cho mục đích được duyệt phù hợp với hướng dẫn liên quan của IFAD;

- Xây dựng một sổ theo dõi tài sản cho tất cả các loại tài sản được mua hoặc cung cấp cho dự án phù hợp với các chính sách tiêu chuẩn của IFAD;

- Kiểm tra tính chính xác và phù hợp của báo cáo tài chính hàng tháng, bảo đảm quản lý tài chính bao gồm các vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính, sai sót, xu hướng, thanh toán chậm và các vấn đề liên quan; và,

- Giám sát chi tiêu hàng tháng so với Kế hoạch ngân sách năm được phê duyệt để chuẩn bị và gửi đơn rút vốn kịp thời cho IFAD, rà soát chi phí dự án để đảm bảo rằng chi phí này nằm trong Kế hoạch hoạt động ngân sách. Sự chênh lệch đáng kể trong chi phí thực tế hoặc dự toán so với kế hoạch ngân sách hay bất kỳ kiến nghị thay đổi cho ngân sách nên được đưa ra trong báo cáo hàng tháng.

Ban điều phối Dự án CSSP tỉnh Cao Bằng trong tỉnh sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ và IFAD về việc sử dụng kinh phí được phân bổ, phù hợp với các thỏa thuận pháp lý tương ứng và thỏa thuận hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ. Ban điều phối Dự án CSSP tỉnh phải cung cấp các báo cáo tài chính chi tiết về hoạt động, nguồn lực và chi phí liên quan đến Dự án cho Nhà tài trợ IFAD trước 31/03 hàng năm nộp báo cáo tài chính chưa kiểm toán và trước 30/6 hàng năm nộp Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho nhà tài trợ IFAD.

Hiện tại, bộ máy kế toán tại tỉnh có 03 cán bộ chuyên trách, kế toán các Ban quản lý Dự án huyện và xã là cán bộ kiêm nhiệm.

chế độ Kế toán theo quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn “Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp”. Ngoài ra Dự án có thể tự thiết kế các mẫu sổ, báo cáo phù hợp với yêu cầu quản lý và để đáp ứng yêu cầu báo cáo gửi nhà tài trợ. Công tác hạch toán kế toán của Dự án tập trung tại Ban điều phối Dự án CSSP tỉnh Cao Bằng. Từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã sẽ hạch toán chung trên một phần mềm kế toán kết nối qua mạng và phân chia

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ DỰ ÁN HỖ TRỢ KINH DOANH CHO NÔNG HỘ CỦA BAN ĐIỀU PHỐI DỰ ÁN HỖ TRỢ KINH DOANH CHO NÔNG HỘ TỈNH CAO BẰNG (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w