Kiến nghị với nhà tài trợ

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC TẠI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH CAO BẰNG (Trang 106 - 107)

Như đã trình bày ở trên, hiện tại Việt Nam có mối quan hệ hợp tác phát triển với khoảng 60 nhà tài trợ song phương và đa phương, và hàng trăm nhà tài trợ phi Chính phủ. Mỗi nhà tài trợ lại có một cơ chế quản lý và chuyển giao nguồn vốn ODA khác nhau, đặc biệt là cơ chế chuyển giao vốn thông qua dự án đang được các nhà tài trợ áp dụng rộng rãi. Chính cơ chế này đang gây trở ngại lớn cho quá trình quản lý của phía Việt Nam đối với toàn bộ nguồn vốn ODA do số lượng dự án ngày một tăng cao và diễn ra dưới nhiều quy mô, hình thức, lĩnh vực. Vì vậy, để giảm thiểu chi phí chuyển giao vốn, tăng tốc độ giải ngân, đặc biệt là góp phần giúp Chính phủ Việt Nam không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý đối với nguồn vốn ODA trong thời gian tới, tác giả kiến nghị Cộng đồng các nhà tài trợ đa phương, song phương nên xem xét, hoàn thiện một số điểm sau:

Thứ nhất, xây dựng mối quan hệ đối tác tin cậy và cùng sẻ chia trách nhiệm giữa phía Việt Nam và Nhà tài trợ.

Thứ hai, cùng với quá trình thay đổi phương thức chuyển giao vốn, cộng đồng các nhà tài trợ cũng cần xem xét giao thêm quyền hạn cho phía Việt Nam trong việc tự lựa chọn các phương thức mua sắm hàng hóa và dịch vụ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tiễn tại Việt Nam trong khuôn khổ các chương trình vay vốn ODA.

Thứ ba, các Nhà tài trợ cũng cần xem xét nâng tỷ trọng viện trợ không hoàn lại trong tổng vốn hỗ trợ phát triển chính thức hàng năm để giúp Việt Nam khắc phục hậu quả thiên tai, xóa đói giảm nghèo tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, tiếp cận với các nguồn vốn chính thức khó khăn; tăng các khoản hỗ trợ kỹ thuật để chuyển giao các kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, nâng cao năng lực đội ngũ quản lý nhà nước các cấp. Trong hỗ trợ kỹ thuật, nên giảm tỷ lệ tư vấn quốc tế và trong nước, đồng thời có cơ chế khuyến khích cán bộ địa phương tham gia để

tăng cường quyền làm chủ và tính bền vững của dự án.

Thứ tư, các Nhà tài trợ cần xem xét ưu tiên hơn nguồn vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn để đối phó với thiên tai và biến đổi khí hậu

Thứ năm, các Nhà tài trợ nên xây dựng các tài liệu hướng dẫn thực hiện dự án đơn giản hơn và hài hòa một số thủ tục chính của Nhà tài trợ với một số thủ tục của Việt Nam, đặc biệt cho các hoạt động (xác định danh mục, chuẩn bị dự án, thẩm định dự án, phê duyệt dự án, đàm phán, ký kết, đấu thầu, thi công, giám định, đánh giá, kiểm toán dự án...).

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC TẠI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH CAO BẰNG (Trang 106 - 107)