a. Đối với UBND tỉnh
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung pháp lý, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về quản lý đầu tư, tháo gỡ rào cản khó khăn vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân và nâng cao việc quản lý sử dụng vốn các dự án ODA
Giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm được kịp thời, bố trí đảm bảo đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA; điều chỉnh kịp thời vốn đầu tư công trung hạn và dài hạn (nếu có)
b. Đối với UBND các huyện thực hiện dự án
Chủ động trong việc cung cấp các dịch vụ thiết thực cho người dân, trên cơ sở lắng nghe, tiếp thu ý kiến quan điểm của nhân dân để tổng hợp xây dựng trình
cấp thẩm quyền phê duyệt dự án. Luôn để mức độ minh bạch cao trong lựa chọn ưu tiên và tối thiểu nhất mỗi dự án đều có sự tham gia đóng góp của dân như công lao động, đất đai…trong đền bù giải phóng.
c. Đối với các Sở, ban ngành:
Rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công do những thay đổi, điều chỉnh của các nghị định Chính phủ; thủ tục trình nhà tài trợ cho ý kiến không phản đối mất nhiều thời gian; Giao chỉ tiêu phần vốn địa phương đối ứng cho dự án; Ưu tiên chi phí giải phóng mặt bằng.
Cải thiện môi trường thông thoáng về thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp được tiếp cận chính sách, nguồn vốn ODA phát triển nông nghiệp.
KẾT LUẬN
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA đã khẳng định vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh nhà trong thời gian qua và chắc chắn trong thời gian tới nguồn vốn này vẫn sẽ là một ngoại lực quan trọng để chúng ta tiếp tục đầu tư phát triển, tạo bước chuyển biến về chất lượng trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Để làm được như vậy, một trong những vấn đề là làm sao đảm bảo việc quản lý sử dụng có hiệu quả đồng vốn ODA.
Những đóng góp của ODA đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn thời gian qua là rất to lớn. Nhiều công trình được tài trợ bởi ODA đã góp phần cải thiện cơ bản và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; thông qua các chương trình dự án ODA, công cuộc xoá đói giảm nghèo cho đồng bào vùng cao đã được những bước tiến vượt bậc; đời sống văn hoá tinh thần của người dân ở khu vực nông thôn ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên như đã thấy, việc thu hút và sử dụng ODA trong nông nghiệp và phát triển nông thôn thời gian qua còn bộc lộ nhiều hạn chế làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực này. Vì vậy việc tìm kiếm những giải pháp nhằm nâng cao quản lý sử dụng ODA trong nông nghiệp và phát triển nông thôn là một yêu cầu cấp thiết và phải tiếp tục được thực hiện.
Đề tài “Tăng cường quản lý sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cao Bằng’’ mong muốn đưa ra tiếng nói tương đối khách quan về quản lý sử dụng vốn ODA tại Sở Nông nghiệp và PTNT trong thời gian qua và kiến nghị một số phương hướng và giải pháp trong thời gian tới.
1. ADB, (2016), Report institutional landscape
2. ADB, UNDP, WB (2010), Việt Nam 2010 - Tiến vào thế kỉ 21 (báo cáo phát triển Việt Nam)
3. Bộ kế hoạch - đầu tư (2011), Báo cáo chuyên ngành tình hình đầu tư và hiệu quả đầu tư một số vùng lãnh thổ giai đoạn 2005 - 2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Bộ Kế hoạch - đầu tư (2015), Báo cáo thường niên về vốn vay ODA năm 2015.
5. Bộ NNo&PTNT (2004), Quyết định số 45/2004/QĐ- BNN ngày 30/09/2004 về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài trong ngành NNo&PTNT, Bộ NNo&PTNT.
6. Bộ NNo&PTNT (2010), Báo cáo tăng cường năng lực thực thi có hiệu quả các dự án viện trợ ODA, Bộ NNo&PTNT.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Báo cáo hoàn thành dự án Khoa học công nghệ Nông nghiệp (khoản vay 2283 VIE-SF), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Bộ Tài chính, ADB (2004), Sổ tay các vấn đề tài chính trong dự án hỗ trợ
phát triển chính thức ở Việt Nam, Bộ Tài chính và ADB.
9. Chính phủ (2006), Nghị định số 131/2006/NĐ- CP Ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, ngày 09/11/2006, Chính phủ. 10. Chính phủ (2010), Báo cáo của Chính phủ tại hội nghị nhóm tư vấn, Chính phủ. 11. Chính phủ (2013), Nghị định số 38/2013/NĐ- CP Ban hành quy chế quản lý
và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, ngày 23/4/2013, Chính phủ.
12. Chính phủ (2016), Quyết định số 251/QĐ-TTg, ngày 17/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thời kỳ 2016 - 2020”
13. Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng, Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng năm 2015, 2016, 2017, 2018 và 2019, giai đoạn 2010-2019
15. Lê Văn Minh (2006), Bộ NNo&PTNT với vai trò là cơ quan chủ quản trong quản lý và thực hiện dự án ODA, tr. 01 – 06, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 16. Ngô Thắng Lợi (2012), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Đại học Kinh tế
quốc dân, Hà Nội.
17. Tỉnh Cao Bằng, Đề án nông nghiệp thông minh tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030
18. Website: isgmard.org.vn; mard.gov.vn; mpi.gov.vn; adb.org.vn; worldbank.org.vn; egov.gov.vn; vietnamgateway.org; vst.vista.gov.vn; vov.org ; vneconomy.vn ; mof.gov.vn.
19. World Bank (2011), ODA trong Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng thế giới.