Đối với cơ quan Trung ương

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC TẠI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH CAO BẰNG (Trang 107 - 110)

a. Đối với Bộ Tài chính

- Cần hướng dẫn cụ thể việc triển khai các quy định về tài chính thuận lợi nhất: phương thức (cấp phát, cho vay lại), vốn đối ứng đảm bảo bố trí vốn đối ứng kịp thời, nhanh chóng cho các dự án. Cần phân định rõ cơ chế tài chính (cấp phát, cho vay lại, hỗn hợp) áp dụng phù hợp với từng loại dự án khác nhau, trong đó chia ra 2 loại chính: các dự án có khả năng thu hồi vốn và các dự án không có khả năng thu hồi vốn.

- Lập ngân sách cho công tác chuẩn bị dự án để đảm bảo các dự án không bị thụ động trong việc đợi kinh phí để chuẩn bị. Xây dựng một nguồn dự phòng trong NSNN dành riêng cho dự án ODA giúp việc thực hiện dự án phù hợp hơn với khả năng đáp ứng của nguồn vốn trong nước, giảm bớt tính thụ động trong điều hành vốn đối ứng. Đồng thời giúp cho việc bố trí kế hoạch vốn đối ứng của dự án hợp lý hơn, tránh lãng phí vì hiện nay phần lớn các dự án có có tâm lý khi xây dựng đưa con số cao để phòng thiếu vốn khi thực hiện.

- Cải tiến quy trình lập kế hoạch ngân sách và giải ngân của dự án ODA phù hợp với quy định của nhà tài trợ (vấn đề vốn NSNN và vốn xây dựng cơ bản) theo hướng thống nhất với Bộ Kế hoạch và đầu tư các quy trình từ lập kế hoạch, đến phân bổ vốn, kiểm soát chi; thống nhất định mức chi tiêu cho các hoạt động có nội dung giống nhau; thống nhất thủ tục quyết toán, làm cho việc quản lý giản đơn cũng như giảm bớt đầu mối cho dự án, từ đó giảm bớt chi phí giao dịch của việc đầu tư.

- Tiếp tục cải tiến quy trình giải ngân: hiện nay, quy trình giải ngân nguồn vốn ODA được thực hiện theo thông tư số 111/2016/TT/BTC ngày 30/6/2016 về việc hướng dẫn quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay ưu đãi nước ngoài của các nhà tài trợ. Tuy nhiên, cũng theo tình trạng chung, việc áp dụng lại gặp phải những khó khăn:

+ Thông tư quy định thời gian nhận hồ sơ hợp lệ làm thủ tục rút vốn tối đa 5 ngày, nhưng thực tế lại mất nhiều thời gian hơn rất nhiều. Để rút ngắn thời gian này, cần tăng cường công tác xét duyệt của nhà tài trợ, cũng như chủ đầu tư nhằm tạo điều kiện cho Nhà thầu sớm hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành Cẩm nang về các thông lệ, thủ tục và cơ cấu nguồn vốn ODA, trong đó chỉ rõ ai được làm gì? Làm khi nào và như thế nào? Đồng thời cũng quy định thật cụ thể thời hạn giải quyết qua từng khâu công việc. Vì thực tế hiện nay, ở mỗi dự án, mỗi nhà tài trợ lại có một cuốn cẩm nang hướng dẫn riêng, và mỗi dự án đều dựa vào hướng dẫn đó để xây dựng cho mình một quy chế tài chính phù hợp với yêu cầu của nhà tài trợ và Bộ Tài chính, và thường thì việc xây dựng này mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, thực tế đòi hỏi cần có một quyển cẩm nang chung, quy định cụ thể cho từng nhà tài trợ trên cơ sở hài hoà thủ tục của Việt Nam, điều này sẽ giúp làm giảm cả chi phí về thời gian và tiền bạc trong việc xây dựng quy chế tài chính cho từng dự án.

- Có cơ chế thực thi để tăng cường quản lý các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA. Tăng cường công tác kiểm tra/giám sát/quyết toán tài chính hàng năm các dự án để kịp thời phát hiện các sai sót và có những điều chỉnh thích hợp. Vì thực tế hiện nay cho thấy, các dự án ODA ở Việt Nam nói chung và tại Bộ Nông nghiệp và PTNT nói riêng, hàng năm công tác thanh tra/quyết toán chỉ do Vụ Kế hoạch – Tài chính trực thuộc Bộ thực hiện, còn Bộ Tài chính như đứng ngoài cuộc và họ chỉ thực sự bắt tay vào công việc quyết toán tài chính khi dự án đã kết thúc. Khi đó, nếu có sai sót thì việc sửa chữa cũng đã quá muộn. Do đó phải có sự vào cuộc của Bộ Tài chính.

- Tiếp tục tiến trình hài hoà thủ tục với nhà tài trợ: Cùng với Bộ ngoại giao, Bộ Tài chính làm cầu nối giữa Chính phủ và nhà tài trợ thông qua việc tiếp tục tổ chức các cuộc hội nghị/hội thảo các nhà tư vấn giữa kỳ, tạo điều kiện cho các nhà tài trợ nêu lên ý kiến, khó khăn/thắc mắc trong quá trình thực hiện dự án cũng như biết được các chương trình ưu tiên của Chính phủ, trên cơ sở đó lấy ý kiến, phối hợp/chia sẻ thông tin với các nhà tài trợ; khuyến khích các nhà tài trợ phối hợp với nhau một cách hệ thống hơn trong khâu chuẩn bị dự án để tránh trùng lắp.

- Tiếp tục hỗ trợ Chính phủ trong việc xây dựng Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức theo thời kỳ 5 năm, 10 năm trên cơ sở cụ thể và chi tiết lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn, tỷ lệ đầu tư theo khu vực..., nhằm giúp cho các Nhà tài trợ có được cái nhìn tổng thể về kế hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA của Việt Nam, từ đó có những hỗ trợ phù hợp và kịp thời.

- Cần nâng cao hơn nữa vai trò thẩm định của Bộ Kế hoạch và đầu tư đối với các dự án trên cơ sở xây dựng quy chế thẩm định rõ ràng, khoa học và công khai thông qua chế độ thông tin 02 chiều để cho các Chủ đầu tư biết và thực hiện.

- Làm việc và thống nhất với Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn đối với công tác lập kế hoạch và định mức chi tiêu đối với dự án hỗn hợp, vừa có tính chất hành chính sự nghiệp, vừa có tính chất xây dựng cơ bản. Tránh tình trạng, một dự án nhưng lại sử dụng hai chế độ tài chính, định mức, hai chế độ kế toán như hiện nay, gây khó khăn cho việc thực hiện cũng như quyết toán dự án.

c. Đối với Bộ Nông nghiệp và PTNT

Hiện nay, các dự án sau quá trình phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đơn vị chủ quản) tiến hành giao dự án cho các cơ quan thuộc Bộ thực hiện. Đồng thời Bộ cũng cần hỗ trợ hướng dẫn chủ dự án/chủ đầu tư trong việc lập kế hoạch, phê duyệt kế hoạch, phê duyệt các thủ tục hành chính, tài chính. Ban hành văn bản kịp thời để không ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

lý và sử dụng ODA (thủ tục đấu thầu, quy trình các cấp phê duyệt, thủ tục quyết toán, thủ tục tài chính, hệ thống báo cáo về hoạt động cũng như báo cáo tài chính,...) phổ biến những kiến thức và bài học kinh nghiệm bổ ích rút ra từ các hoạt động hợp tác phát triển, quá trình quản lý và thực hiện các dự án trọng điểm để nâng cao hiệu quả và chất lượng thực hiện dự án.

Hoàn thiện các quy trình và lập kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá dự án đối với các đơn vị thực hiện. Hoạt động đánh giá dự án cần được thể chế hóa nội bộ theo hướng tăng cường đánh giá giữa kỳ và đánh giá cuối kết thúc;

Bộ cần triển khai xây dựng kế hoạch kiểm tra và công khai, phổ biến cụ thể đến các đơn vị chủ đầu tư, đơn vị thực hiện dự án. Cần cứ cán bộ kiểm tra, giám sát đồng thời hướng dẫn cho dự án theo tiến độ của dự án đánh giá mặt đã đạt được, mặt hạn chế để có thể khắc phục và chấn chỉnh kịp thời. Việc làm này giúp các dự án có thể hoàn thành, gói gọn dự án đúng quy định. Ngoài ra, nhằm đảm bảo tính hiệu quả thực hiện dự án thì công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá dự án của Bộ phải dựa trên các cam kết chung trong quá trình thực hiện dự án.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC TẠI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH CAO BẰNG (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w