Sử dụng trò chơi để hình thành kiến thức mới

Một phần của tài liệu sang kien kinh nghiem THPT21 32 (Trang 27 - 29)

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP

2.1.2.2.Sử dụng trò chơi để hình thành kiến thức mới

2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

2.1.2.2.Sử dụng trò chơi để hình thành kiến thức mới

* Ví dụ 1: Trò chơi “Tạo thành siêu lục địa PANGEA” sử dụng để tìm hiểu phần kiến thức “Thuyết kiến tạo mảng” trong bài 7: “Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng.”

- Chuẩn bị: Các mảnh lục địa được cắt rời.

+ Mỗi nhóm sẽ được phát các mảnh lục địa, các em hãy ghép để tạo thành 1 siêu lục địa (lưu ý: các ranh giới cần khớp với nhau)

+ Thời gian: 1 phút

+ Nhóm nào hoàn thành sớm nhất sẽ chiến thắng, nếu trả lời được câu hỏi tiếp theo sẽ được điểm cộng trong bài kiểm tra hệ số 1.

- Bước 2: GV phát các bộ mảnh lục địa được chuẩn bị sẵn

- Bước 3: GV đánh giá kết quả của HS

- Bước 4: GV trưng bày sản phẩm hoàn thiện nhất và giới thiệu về siêu lục địa Pangea cách đây 250 triệu năm và quá trình tách giãn thành các mảng kiến tạo như hiện tại. Từ đó hình thành cho HS kiến thức về phần “Thuyết kiến tạo mảng”

* Ví dụ 2:Khi tìm hiểu về phần nội dung kiến thức “Vai trò của bản đồ trong học tập”bài số 3: “Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống” tôi tổ chức cho HS trò chơi mang tên “Siêu trí nhớ”.

- Bước 1: GV giới thiệu luật chơi. Cả lớp chia thành 4 nhóm cùng theo dõi 1 đoạn video về hình dạng các quốc gia trên thế giới trong khoảng 2’ để ghi nhớ các thông tin quan trọng (trong lúc xem video không sử dụng giấy, bút viết trước). Hết thời gian xem các nhóm có 2 phút để ghi các thông tin mình đã tiếp nhận được ra giấy A4. Sau đó các nhóm sẽ đổi sản phẩm của mình để chấm chéo, nhóm nào ghi được nhiều thông tin đúng nhất sẽ giành chiến thắng và giành được 1 phần quà nhỏ của giáo viên.

- Bước 2: Cả lớp cùng theo dõi video - Bước 3: Các nhóm ghi đáp án

- Bước 4: Các nhóm chấm sản phẩm của nhau dựa trên đáp án GV đưa ra - Bước 5: GV tổng kết, trao thưởng

Mục đích của trò chơi này là để HS thấy rõ vai trò của bản đồ trong học tập là cung cấp cái nhìn trực quan nhất về vị trí, hình dạng của các quốc gia trên thế giới nói riêng và các đối tượng địa lí khác nói chung. Từ đó HS hiểu được bản đồ là một phương tiện để HS học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lí và trả lời các câu hỏi kiểm tra về địa lí.

Hình ảnh trích từ video “Hình dáng lãnh thổ một số quốc gia trên thế giới”

Một phần của tài liệu sang kien kinh nghiem THPT21 32 (Trang 27 - 29)