Giải pháp 3: Tích cực sử dụng videoclip trong dạy và học

Một phần của tài liệu sang kien kinh nghiem THPT21 32 (Trang 32)

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP

2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

2.3 Giải pháp 3: Tích cực sử dụng videoclip trong dạy và học

Với đặc điểm là phần có nội dung kiến thức trừu tượng, hàn lâm nên việc đưa video clip vào các tiết học trong phần địa lí tự nhiên lớp 10 là vô cùng cần thiết và quan trọng. Video clip sẽ giúp HS dễ hình dung hơn các nội dung cần tìm hiểu, kiến thức mới sẽ trở nên gần gũi, dễ nhớ, dễ hiểu và giờ học cũng trở nên sinh động, cuốn hút và hấp dẫn hơn.

2.3.1 Khái niệm video clip

Trong hệ thống các phương tiện dạy học, video được xếp vào loại phương tiện dạy học hiện đại.

Khái niệm video được hiểu bao gồm đầu máy video và các băng video. Trong đó, đầu máy video là phần cứng. Bên cạnh phần cứng, video còn có các phần mềm được xây dựng trên các nguyên lí sư phạm, tâm lí học, khoa học kĩ thuật để cung cấp cho HS

B I E N M A T T R O I T R I E U C U O N G S U C H U T T R A I Đ A T T H A N G H A N G N G O Q U Y E N M A T T R A N G

một khối lượng kiến thức nhất định. Đó là các băng video. Băng video ghi lại đồng thời các hình ảnh và âm thanh của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, đời sống xã hội… và được đầu máy video phát lại qua màn hình.

2.3.2 Vai trò của video clip trong dạy học

Với những tính năng ưu việt, video có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học nói chung và dạy học địa lý nói riêng, biểu hiện ở các mặt sau:

- Video giúp HS nắm vững kiến thức và ghi nhớ kiến thức lâu bền.

Khác với những phương tiện dạy học khác, video có khả năng trình bày nội dung bài học bằng hình thức hình ảnh kết hợp với âm thanh theo một trình tự liên kết hữu cơ. Toàn bộ nội dung bài học được truyền tải một cách sinh động qua hiệu ứng âm thanh tạo cho HS hứng thú học tập. Không những thế, HS còn hiểu được toàn bộ quá trình phát sinh và phát triển của các sự vật hiện tượng.

Tỉ lệ tiếp nhận kiến thức từ ngoài vào bộ não con người qua nghe và nhìn là lớn nhất, chiếm 94%. Người ta cũng tổng kết được mức độ ghi nhớ kiến thức bằng các con đường cảm giác khác Thính giác và thị giác chiếm tới 50%

- Video giúp HS quan sát các hiện tượng và quá trình địa lý một cách toàn diện.

Nhờ video, HS có thể quan sát gián tiếp được những đối tượng, hiện tượng địa lý không thể quan sát được do kích thước quá nhỏ hoặc quá lớn, HS có thể tiếp cận được với những đối tượng, hiện tượng phân bố ở những nơi rất xa. Nhờ kỹ thuật quay của video, HS có thể quan sát được cả những hiện tượng, quá trình diễn ra quá nhanh hoặc quá chậm, không kịp quan sát trong thực tế. Đồng thời, nhờ khả năng lưu giữ, video còn giúp cho HS thấy được những hình ảnh và âm thanh vượt thời gian và không gian.

Với tính năng kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh dưới hình thức chuyển động, video góp phần hình thành và nâng cao khả năng quan sát, tự nghiên cứu cho HS.

- Video với hình ảnh sinh động, hấp dẫn có thể thay thế tranh ảnh và mô hình, thay thế các cuộc tham quan, dã ngoại về địa lý

- Nâng cao hiệu suất dạy học và phát huy tác dụng của mọi hình thức dạy học.

Với thời lượng nhất định, video trình bày nội dung kiến thức một cách tối ưu thông qua những hình ảnh, với các cảnh thật người thật, các biểu bảng, sơ đồ, bản đồ, chữ viết, những tiếng động thật kết hợp với âm thanh và lời thuyết minh sống động sẽ giúp nhịp độ giới thiệu đề tài được gia tăng. Từ đó, giáo viên có thêm nhiều thời gian tổ chức các hoạt động nhận thức khác cho HS.

2.3.3. Nguyên tắc sử dụng video trong dạy và học

Là loại phương tiện dạy học ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin – videoclip có nhiều đặc điểm khác biệt so với các phương tiện dạy học khác. Trong quá trình sử dụng cần tuân theo các nguyên tắc riêng sau:

Videoclip không chỉ sử dụng như một phương tiện trực quan, minh hoạ cho bài giảng mà phải sử dụng ở mức độ cao hơn nhằm góp phần tạo hứng thú, say mê, phát huy tính tích cực chủ động cho HS trong quá trình học tập thông qua việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS.

- Sử dụng videoclip phù hợp với phương pháp và hình thức dạy học

Tuỳ từng bài học mà giáo viên nên chú ý đến việc có hay không sử dụng các videoclip, nếu có thì phải sử dụng sao cho phù hợp.

Đồng thời, cũng tuỳ từng đặc điểm của videoclip mà giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.

- Sử dụng videoclip trong tất cả các khâu cơ bản của quá trình dạy học

Thông thường quá trình dạy học trên lớp được chia thành 4 khâu cơ bản: - Kiểm tra kiến thức

- Định hướng, gây động cơ, hứng thú học tập - Truyền thụ kiến thức mới

- Củng cố kiến thức

Hiện nay, trong các tiết học Địa lí, giáo viên thường sử dụng video trong khâu truyền thụ kiến thức mới hoặc củng cố kiến thức mà ít sử dụng trong các khâu còn lại. Theo quan điểm trên thì việc sử dụng video không chỉ dành cho một khâu duy nhất mà được sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học. Tuy nhiên, tuỳ vào nội dung, mục đích và thời gian cho phép mà giáo viên tiến hành việc sử dụng video sao cho có hiệu quả nhất.

- Sử dụng phối hợp video với các phương tiện dạy học khác

Video là một loại phương tiện nghe nhìn hiện đại với nhiều tính năng phong phú, mang lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học, giáo viên không nên chỉ sử dụng video bởi dễ gây nên nhàm chán và đôi khi mất nhiều thời gian để chiếu và xem phim. Vì vậy, chúng ta không thể và không nên lạm dụng quá mức video trong khi dạy học. Trước khi sử dụng, giáo viên cần lựa chọn kĩ lưỡng các phương tiện dạy học để sao cho phù hợp với mục tiêu sư phạm và nội dung kiến thức cần truyền đạt.

Ngoài ra, việc sử dụng kết hợp các phương tiện dạy học sẽ đem lại hiệu quả cao hơn nhiều so với việc chỉ sử dụng một loại phương tiện dạy học. Giáo viên có thể phát huy được những ưu điểm và hạn chế được những khuyết điểm của những phương tiện dạy học.

2.3.4 Một số ví dụ về phương pháp sử dụng video clip trong dạy học phần Địa lí tự nhiên lớp 10 Địa lí tự nhiên lớp 10

* Ví dụ 1: Sử dụng video để tìm hiểu kiến thức mới trong chương II: Vũ Trụ. Các hệ quả chuyển động của Trái Đất.

Có thể nói chương II là đơn vị khó nhất trong phần địa lí tự nhiên lớp 10 với những phần nội dung kiến thức mang tính trừu tượng về Vũ Trụ, Hệ Mặt trời, Trái Đất và các hệ quả. Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy phần kiến thức này khi học HS rất khó hiểu, khó nhớ nội dung bài học. Tuy nhiên có 1 điểm rất thuận lợi đó là hệ thống các video về Trái Đất và các hệ quả chuyển động có rất nhiều trên Internet nên GV hoàn toàn có thể khai thác để đưa vào bài dạy giúp HS dễ hình dung hơn. Trong quá trình giảng dạy tôi thường cho các em xem video từng phần tương ứng với các phần kiến thức trong SGK rồi đặt những câu hỏi để khai thác những nội dung các em đã được nhìn, được nghe sau đó chốt lại nội dung bài học. Dưới đây là link các video clip tôi đã sử dụng:

1. Sự luân phiên ngày, đêm

https://www.youtube.com/watch?v=li2WCdz0lO8 2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

https://www.youtube.com/watch?v=vOzbuf7b2KU

a. Giờ trên Trái Đất

https://www.youtube.com/watch?v=Rdto820SOBo

b. Đường chuyển ngày quốc tế

https://www.youtube.com/watch?v=oLbmopNVOug 3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

https://www.youtube.com/watch?v=qj-w3G9JdY8

4. Ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ

https://www.youtube.com/watch?v=WcyRcCljXG8

* Ví dụ 2: Sử dụng video trong phần củng cố bài 7: “Cấu trúc của Trái Đất.

Thuyết kiến tạo mảng”

Bước 1. GV cho HS xem phim giải thích về sự hình thành dãy Himalaya (https://tinyurl.com/y4b2h5wz ) và trả lời các câu hỏi sau:

- Cách tiếp xúc của 2 mảng?

- Tên 2 mảng.

- Hệ quả.

- Hiện nay còn diễn ra không?

Bước 2. HS trả lời, qua đó GV đánh giá khả năng hiểu bài của HS.

* Ví dụ 3: Sử dụng video trong phần Khởi động của bài 11: “Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất”

- Bước 1: Giáo viên (GV) yêu cầu HS (HS) nêu một số thông tin mà các em nghe

được trên bản tin dự báo thời tiết trong chương trình thời sự.

- Bước 2: HS trả lời. GV ghi tất cả các ý kiến lên bảng sau đó yêu cầu HS nêu các yếu tố thường được nhắc đến trong các bản tin dự báo thời tiết (nhiệt độ, gió và mưa)

- Bước 3: GV đặt vấn đề: Nhiệt độ, gió và mưa là 3 thành phần của khí quyển, một quyển quan trọng trong lớp vỏ địa lí. GV tóm tắt cho HS nghe nội dung chính của các bài học liên quan đến nội dung này và giới thiệu bài (khái quát về thời gian, cách thức tổ chức dạy học…).

* Ví dụ 3: Sử dụng video để tìm hiểu Vòng tuần hoàn của nước trong bài 15:

“Thủy quyển. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông”

- Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu hình 15. Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước. Cho HS xem nhanh clip sau:

https://www.youtube.com/watch?v=ge9ObULaU_w

- Bước 2: GV chia nhóm và phổ biến luật chơi. + GV chia lớp thành 4 nhóm.

+ Trò chơi “Tiếp sức” – điền từ còn thiếu.

+ Luật chơi: Các thành viên nhóm lần lượt tiếp sức, nếu thành viên của nhóm chưa rời khỏi bảng mà thành viên khác đã tiếp sức là phạm quy – mất quyền chơi.

+ Mỗi đáp án đúng được 10 điểm. Nhóm nào về sớm nhất và chính xác hoàn toàn được cộng 10 điểm/vòng thi.

+ Có 3 vòng chơi:

● Vòng chơi 1: Khái niệm Thủy quyển. – Thời gian: 1 phút.

Thủy quyển là ……(1)……. trên Trái Đất, bao gồm nước trong các………(2)…….…….., nước trên …….(3)... và ………(4)..…….trong khí quyển.

Bộ từ thông tin:

- Lục địa. - Lớp nước. - Hơi nước. - Biển và đại dương.

● Vòng chơi 2: Vòng tuần hoàn nhỏ - Thời gian: 1 phút.

Vòng tuần hoàn nhỏ: Nước ……(5)…….lên cao tạo thành……(6)….., gặp …(7)……... tạo thành ……(8)…….rơi ………(9)………..

Bộ từ thông tin:

- mây. - lạnh. - mưa. - bốc hơi. - xuống biển. ● Vòng chơi 3: Vòng tuần hoàn lớn - Thời gian: 2 phút.

Vòng tuần hoàn lớn:

- Nước từ …………(10)………bốc hơi lên cao ngưng tụ……(11)………, mây được ……(12)…..…. đưa vào………(13)……., gặp lạnh tạo thành mưa (dạng nước rơi, tuyết rơi).

- Mưa rơi xuống lục địa, một phần được ………(14)……..ngay lên khí quyển, một phần thấm qua các tầng đá thấm nước để tạo thành……(15)……….., một phần được tạo thành …………(16)………..như ao, hồ, sông suối.

- Các dòng chảy ngầm và trên mặt cuối cùng lại ……(17)………về biển và đại dương, quá trình bốc hơi lại……(18)……….

Bộ từ thông tin:

- nước ngầm. - thành mây. - bốc hơi.

- đất liền. - biển và đại dương. - bắt đầu

- nước trên mặt. - gió. - đưa nước.

- Bước 3: HS tiến hành chơi, các nhóm theo dõi lẫn nhau. GV quan sát và hỗ trợ các tình huống phát sinh.

- Bước 4: GV nhận xét thái độ tham gia trò chơi của các nhóm. So sánh kết quả và cho điểm các nhóm.

* Ví dụ 4: Sử dụng Video trong phần tìm hiểu Các nhân tố hình thành đất trong bài 17.

- Video “Đất được hình thành như thế nào”

(https://www.youtube.com/watch?v=VS24V0pzPfs)

- Bước 1. GV cho HS xem video về quá trình hình thành đất. Yêu cầu HS xem phim và rút ra kết luận.

- Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân. GV quan sát và trợ giúp HS.

- Bước 3. Trao đổi thảo luận GV gọi 1 HS trình bày, một số HS khác bổ sung, trên cơ sở thảo luận và bổ sung Gv chốt về vai trò của các nhân tố trong quá trính hình thành đất

III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. Hiệu quả về mặt kinh tế

Việc sử dụng linh hoạt một số biện pháp trong các tiết dạy về phần địa lí tự nhiên lớp 10 giúp GV và HS tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức trong việc dạy và học bởi đây đều là các phương pháp rất trực quan, dễ hiểu, tạo nhiều hứng thú cho HS. Không những thế qua các tiết học đầy hấp dẫn như vậy HS còn được trang bị, củng cố thêm nhiều kiến thức thực tế về văn hóa, xã hội, rèn luyện được cho các em nhiều kĩ năng sống như kĩ năng sinh tồn (trong bài 7, bài 16…), kĩ năng phân tích, giải quyết vấn đề…

2. Hiệu quả về mặt xã hội

Sau quá trình thực nghiệm ở các lớp, tôi tiến hành đánh giá bằng một số PP như quan sát, thống kê, kiểm tra chất lượng học tập của HS bằng các câu hỏi kiểm tra trên lớp hoặc giao về nhà cho HS làm và nộp lại vào ngày hôm sau (khi trên lớp không có đủ thời gian). Nội dung kiểm tra có cả phần kiến thức và kĩ năng của HS.

- Về kiến thức: Mục đích của bài kiểm tra là củng cố những nội dung cơ bản sau bài học để đánh giá được hiệu quả và mức độ đạt được của mục tiêu bài học

- Về kỹ năng: Thông qua các bài kiểm tra đồng thời cũng đánh giá được KN của HS như hiểu, đọc và tính toán, xác định phương hướng, tọa độ dựa vào bản đồ giấy và bản đồ điện tử, sử dụng sơ đồ tư duy, giải các bài tập…Đồng thời cũng đánh giá được sự sáng tạo, khả năng tư duy ở những mức độ khác nhau trong quá trình học của các em.

Kết quả thu được khá khả quan, tác giả xin được thể hiện qua bảng sau:

Tiết học thông thường Tiết học sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực

Số HS tham gia tích cực vào giờ học (giơ tay phát biểu, tham gia thảo luận…)

10A2 15-20/42 HS 25-32/42 HS

10A10 10-20/42 HS 20-30/42 HS

Điểm số qua các bài kiểm tra

10A2 25% HS điểm từ 6-7 75% HS điểm từ 8 trở lên 7% HS đạt điểm từ 6-7 93% HS điểm từ 8 trở lên 10A10 30% HS điểm từ 6-7 70% HS điểm từ 8 trở lên. 15% HS điểm từ 6-7 85% HS từ 8 trở lên

Về mặt định lượng, kết quả cho thấy số HS đạt điểm giỏi khi sử dụng một số biện pháp tôi đã nêu ở trên trong các giờ dạy cao hơn hẳn so các giờ học thông thường. Điều này khẳng định việc sử dụng các phương pháp tích cực đặc thù trong dạy học Địa lí lớp 10 – Phần Địa lí tự nhiên cho HS giúp HS nắm chắc, hiểu sâu kiến thức và bước đầu biết vận dụng kiến thức vào giải quyết một số tình huống thực tiễn đơn giản.

Về mặt định tính, mức độ tập trung của HS cao hơn. HS lắng nghe GV giảng bài, tích cực làm việc độc lập với các câu hỏi được giao, tích cực thảo luận cùng tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài. Quan sát thấy trong các tiết học không còn tình trạng HS ngủ trong giờ, hay nói chuyện riêng. HS phản ánh, trong các tiết học các em phải tư duy, phải làm việc nhiều hơn, mặc dù có những câu hỏi hay vấn đề các em không trả lời được nhưng HS vẫn thấy hào hứng và thích thú với giờ học. Trong giờ học có tính cạnh tranh, HS muốn được GV gọi trả lời để nói lên quan điểm của mình và muốn được

Một phần của tài liệu sang kien kinh nghiem THPT21 32 (Trang 32)