Sử dụng trò chơi để củng cố, luyện tập

Một phần của tài liệu sang kien kinh nghiem THPT21 32 (Trang 29 - 32)

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP

2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

2.1.2.3. Sử dụng trò chơi để củng cố, luyện tập

* Ví dụ 1:Trò chơi“Tôi là hướng dẫn viên du lịch”sử dụng trong phần luyện tập

của bài 5: Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay

quanh trục của Trái Đất.”

- Bước 1: Mỗi nhóm được cung cấp 1 thẻ giờ chuẩn là VIỆT NAM lúc 12h trưa, các nhóm cử đại diện lên bốc thăm thẻ giờ; thẻ địa danh GV cho HS dán lên bảng.

Thẻ địa danh

NEW YORK (-4) SYDNEY (+10) RIO DE JANERO (-3)

BAT-ĐA (+4) HOUSTON (-5) SAN FRANCISCO (-7)

Thẻ giờ

- Bước 2: Sau khi bốc thăm thẻ giờ, các nhóm có nhiệm vụ thảo luận, tính toán xem giờ trên thẻ của mình tương ứng với địa danh nào trên bảng, từ đó xác định nơi mình đến và đóng vai là công dân của thành phố đó, giới thiệu ngắn gọn về nơi mình đến trong giới hạn 5 câu và không quá 50 từ.

- Thời gian thảo luận: 2 phút - Thời gian báo cáo 30 giây nhóm

- Bước 3: Các nhóm bình chọn nhóm làm việc hiệu quả và có lời giới thiệu nơi mình đến hay nhất.

- Bước 4: GV tổng kết, trao thưởng.

* Ví dụ 2: Trò chơi “Theo dòng dữ kiện” dùng để củng cố bài 11” Khí quyển. Sự

phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất” - Bước 1:

- GV chia lớp thành 4 đội và phổ biến luật chơi: cả 4 đội sẽ lắng nghe các dữ kiện và chỉ ra lỗi sai trong các dữ kiện. Mỗi câu trả lời đúng đem về cho đội của mình 5 điểm, trả lời sai nhường quyền cho đội khác. Sau khi GV đọc xong dữ kiện, các đội giành quyền trả lời bằng cách giơ tay. Sau khi trả lời hết 7 câu hỏi, đội nào có tổng điểm cao nhất các thành viên trong đội sẽ được cộng thêm 1 điểm vào điểm thực hành.

- GV treo bảng tích điểm lên bảng để ghi kết quả.

- Bước 2: Sau khi các đội đã rõ luật chơi, GV lần lượt đưa dữ kiện:

VLADIVOSTOK (+11)

13 giờ cùng ngày 15 giờ cùng ngày 7 giờ cùng ngày 9 giờ cùng ngày

12 giờ cùng ngày 00 giờ cùng ngày 2 giờ cùng ngày 1 giờ cùng ngày

1/ Pc là khối khí ôn đới hải dương

(sai phải là ôn đới lục địa)

2/ Giữa 2 khối khí chí tuyến và xích đạo hình thành frong nhiệt đới

(sai vì 2 khối khí chí tuyến và xích đạo có cùng nhiệt độ và hướng gió nên không hình thành frong)

3/ Lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độ, từ 8034’B đến 23023’B cho nên thường xuyên nằm dưới 2 khối khí là T và P.

(sai vì nước ta nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến bắc bán cầu nên nằm dưới 2 khối khí là T và E)

4/ Gió mùa mùa đông hoạt động ở nước ta từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chịu ảnh hưởng của khối khí Pm.

(sai vì gió mùa mùa đông hoạt động ở nước ta từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chịu ảnh hưởng của khối khí Pc)

5/ Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất luôn thay đổi theo bề dày của lớp khí quyển.

(sai vì nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất luôn thay đổi theo góc nhập xạ)

6/ Xích đạo là khu vực có nhiệt độ trung bình năm cao nhất thế giới

(sai vì khu vực chí tuyến mới có nhiệt độ trung bình năm cao nhất thế giới do ở đây chủ yếu là lục địa lại nằm dưới khu áp cao nên ít mưa)

7/ Nơi có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất trên thế giới là hai cực.

(sai vì nơi có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất trên thế giới là hàn cực)

- Bước 3: Giáo viên tổng kết và tuyên bố đội chiến thắng sau đó đề nghị ghi danh sách HS đội chiến thắng để cộng điểm thực hành.

* Ví dụ 3: Trò chơi ô chữ dùng để củng cố bài 16: “Sóng. Thủy triều. Dòng biển” - Bước 1: GV sẽ làm MC mời tất cả HS tham gia trò chơi ô chữ với có 8 hàng ngang và 1 hàng dọc. Với luật chơi:

● Mỗi bạn trả lời đúng 1 hàng ngang sẽ nhận được 1 phần quà nhỏ.

● Bạn trả lời từ hàng dọc và là từ khóa của ô chữ sẽ nhận được điểm trả bài là 10.

● Bạn trả lời sai sẽ không được tham gia trả lời cho các câu hỏi tiếp theo.

- Bước 2:

● GV chiếu ô chữ lên bảng

● GV đọc gợi ý cho các từ hàng ngang

1. Trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, khi sông không hiểu nổi mình, sóng đã đi đâu? => biển

3. Trong câu hát: “Mấy nhịp cầu tre; tiếng bìm bịp kêu; Con nước lớn nước ròng”. Hiện tượng nước lớn ở đây là hiện tượng gì? => triều cường.

4. Định luật Newtơn 2 nói đến cái gì? => lực hút.

5. Hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ mặt trời là gì? => trái đất.

6. Ba điểm trên cùng một mặt phẳng nếu không tạo thành một tam giác thì chúng sẽ như thế nào với nhau? => thẳng hàng.

7. Vị tướng đánh tan quân Nam Hán, kết thúc ngàn năm Bắc thuộc cho nước ta trong lịch sử là ai? => Ngô Quyền.

8. Nhà của Hằng Nga ở đâu? => mặt trăng.

* Từ hàng dọc: con sông diễn ra chiến thắng lịch sử của Vua Ngô Quyền.

Bước 3. HS trình bày, các HS khác nhận xét.

Bước 4. GV đánh giá các hoạt động của HS và chuẩn hóa kiến thức.

Một phần của tài liệu sang kien kinh nghiem THPT21 32 (Trang 29 - 32)