ra những câu hỏi gợi mở:
Câu 1. Hãy đọc sách giáo khoa để nêu những nét chính về tình hình kinh tế của Pháp trước cách mạng? Sau khi học sinh nêu, giáo viên hướng dẫn các em quan sát
tranh hình 56 để thấy thực trạng nông nghiệp của Pháp. Giáo viên phân tích để thấy rõ mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đang phát triển. Từ đó, giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi gợi mở: Câu 2. Để mở
đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhiệm vụ đặt ra cho nước Pháp là gì? Qua câu hỏi học sinh dễ dàng nhận thấy lúc này nước Pháp cần xoá bỏ quan hệ
sản xuất phong kiến lạc hậu để mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Khi học sinh đã hiểu rõ tiền đề kinh tế, giáo viên sử dụng sơ đồ ba đẳng cấp (treo lên bảng) và hỏi: “Quan sát sơ đồ để nhận xét về mối quan hệ giữa ba đẳng cấp
trong xã hội Pháp?”. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên phân tích sơ đồ kết hợp giải
thích rõ khái niệm “đẳng cấp”, miêu tả hình 56- Tình cảnh nơng dân Pháp trước cách mạng…để học sinh thấy rõ mâu thuẫn sâu sắc giữa hai đẳng cấp trên với đẳng cấp thứ ba chính là tiền đề xã hội làm bùng nổ cách mạng. Sau khi học sinh hiểu được tiền đề kinh tế, xã hội giáo viên nêu tiền đề về tư tưởng giúp học sinh hiểu Sự xuất hiện của trào lưu “Triết học Ánh sáng” đã dọn đường cho cách mạng Pháp bùng nổ.