Biện pháp 1: Vận dụng sơ đồ Đair

Một phần của tài liệu SKKN xác định và truyền thụ kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử ở trường THPT sáng sơn (Trang 38 - 40)

- Bước 4 kết thúc bài học giáo viên ra bài tập:“Phân tích những tiền đề của cách

1. Áp dụng một số biện pháp xácđịnh kiến thức cơ bản cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT Sáng Sơn

1.1. Biện pháp 1: Vận dụng sơ đồ Đair

Ví dụ 1: Khi dạy bài 26: “Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong

trào đấu tranh của nhân dân” (chương trình lịch sử 10 cơ bản), vận dụng sơ đồ

Đairi giáo viên xác định được những kiến thức cơ bản cần truyền thụ cho học sinh là: Đầu thế kỉ XIX, xã hội Việt Nam đần đần ổn định trở lại, nhưng mâu thuẫn giai cấp vẫn khơng dịu đi; Nhà Nguyễn đã có một số cố gắng nhằm giải quyết những khó khăn của nhân dân nhưng sự phân chia giai cấp ngày càng cách biệt, bộ máy quan lại sa đoạ, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra; Cuộc đấu tranh của nhân dân diễn ra liên tục và mở rộng ra hầu hết cả nước, lơi cuốn cả một bộ phận binh lính. Đây là nội dung kiến thức nằm trong ô số (2)- là kiến thức cơ bản mà giáo viên cần phải xác định. Để bổ sung làm rõ kiến thức ô số (2), giáo viên phải tìm thêm tài liệu trong văn học về đời sống nhân và tình hình xã hội, về các cuộc khởi nghĩa của Cao Bá Quát, Phan Bá Vành, Lê Văn khơi, Nơng Văn Vân, tìm lược đồ Việt Nam để phác hoạ và giới thiệu diễn biến các cuộc khởi nghĩa trên lược đồ,… Những tài liệu trên đưa vào bài giảng nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng cụ thể để nắm vững kiến thức cơ bản, đó chính là kiến thức ở ô số (1). Kiến thức ở ô số (3) trong bài 26 là các tư liệu văn học đã được dẫn trong bài, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu, suy nghĩ thêm. Khi giáo viên đã xác định được kiến thức cơ bản rõ ràng như vậy sẽ tạo cơ sở để truyền thụ tốt kiến thức cơ bản của bài học cho học sinh.

Ví dụ 2: Khi dạy bài 35: “ Trào lưu cải cách, duy tân ở Việt Nam trong

Đairi giáo viên xác đinh được kiến thức cơ bản cần truyền thụ cho học sinh là: Hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả của trào lưu cải cách, duy tân ở Việt Nam kể từ sau khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược (1858) đến khi nhà nước phong kiến Việt Nam đầu hàng hoàn toàn (1884); Những nội dung tiến bộ của một số đề nghị cải cách quan trọng. Tên tuổi và sự nghiệp của một số sĩ phu có tư tưởng cải cách tiêu biểu; Nguyên nhân khiến cho các đề nghị cải cách, duy tân không được thực hiện. Đây là nội dung kiến thức cơ bản nằm trong ô số (2) mà giáo viên cần phải xác định. Để bổ sung và làm rõ kiến thức ở ơ số (2), giáo viên cần tìm thêm một số tài liệu về sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến Việt Nam; về các cuộc cải cách ở Xiêm, Nhật Bản giữa và cuối thế kỉ XIX; ảnh chân dung, sự nghiệp và nội dung cải cách của một số nhà cải cách tiêu biểu như: Phan Thanh Giản, Đinh Văn Điền, Nguyễn Trường Tộ,… nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng cụ thể để nắm vững kiến thức cơ bản. Những tài liệu trên chính là kiến thức ở ô số (1). Kiến thức ở ô số (3) của bài 35 là phần chữ nhỏ màu xanh được dẫn trong bài và phần đọc thêm ở cuối bài, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu, suy nghĩ thêm ở nhà. Khi giáo viên xác định được kiến thức rõ ràng như vậy sẽ tạo cơ sở để truyền thụ tốt kiến thức cơ bản cho học sinh.

Ví dụ 3: khi dạy bài 11: “Cách mạng khoa học cơng nghệ và xu thế tồn cầu

hoá nửa sau thế kỉ XX” (chương trình lịch sử 12 nâng cao), vận dụng sơ đồ Đairi

giáo viên xác định được kiến thức cơ bản cần truyền thụ cho học sinh là: Nguồn gốc, đặc điểm, những thành tựu chủ yếu và tác động của của cách mạng khoa học – cơng nghệ thời kì sau chiến tranh thế giới thứ hai; Khái niệm, biểu hiện và ảnh hưởng của xu thế tồn cầu hố. Đây là kiến thức cơ bản nằm trong ô số (2) mà giáo viên cần phải xác định. Để bổ sung làm rõ kiến thức ô số (2) giáo viên cần phải tìm thêm tài liệu là các tranh ảnh, tài liệu, phim tư liệu về những thành tựu của cách mạng khoa học – công nghệ, về xu thế tồn cầu hố cùng với những tác động và ảnh hưởng của nó. Khi những tài liêu trên được sử dụng trong bài học sẽ tạo cho học sinh những biểu tượng cụ thể để dễ dàng nắm vững kiến thức cơ bản của bài

học, đó chính là những kiến thức nằm ở ô số (1). Kiến thức ở ô số (3) của bài 11 những phần chữ nhỏ trong từng mục, các tranh ảnh trong sách và phần đọc thêm cuối bài, giáo viên hướng dẫn, gợi mở để học sinh tìm hiểu, suy nghĩ thêm ở nhà. Giáo viên xác định được kiến thức rõ ràng như trên sẽ tạo cơ sở cho việc truyền thụ tốt kiến thức cho học sinh.

Qua các ví dụ áp dụng trên đây cho thấy việc vận dụng sơ đồ Đairi để xác định kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử cho học sinh THPT là một biện pháp hữu hiệu hàng đầu. Biện pháp này có thể áp dụng để xác định kiến thức cơ bản cho tất cả các bài học lịch sử ở Trường THPT, khi giáo viên áp dụng các biện pháp khác thì vẫn phải sử dụng sơ đồ Đairi làm căn cứ chính. Như vậy, vận dụng tốt sơ đồ Đairi sẽ giúp cho giáo viên giải quyết tốt khâu chuẩn bị để lên kế hoạch tiến hành một bài giảng lịch sử có hiệu quả.

Một phần của tài liệu SKKN xác định và truyền thụ kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử ở trường THPT sáng sơn (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w