Các phương pháp sửa chữa nhỏ chi tiết

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng hệ thống điều khiển trong thiết bị cơ khí (nghề bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí) (Trang 48 - 53)

1.Phương pháp hàn

a) Khả năng công nghệ của hàn trong phục hoìi sửa chữa chi tiết: - Có thể bù đắp lại kích thước của bề mặt chi tiết khi bị hao mòn lớn - Hàn đắp các vết nứt, thủng trên chi tiết

- Hàn nối chi tiết bị gãy b) Phạm vi áp dụng:

c) Chỉ thực hiện với nhũng chi tiết có yêu cầu độ bền không cao và sau khi hàn không cần nhiệt luyện. Sau khi hàn sửa phải qua các nguyên công gia công cơ khí mới đảm bảo các yêu cầu về độ chính xác và độ nhẵn bề mặt

2.Phương pháp phụ thêm từng phần kích thước cho chi tiết

a) Khả năng công nghệ của phương pháp phụ thêm từng phần kích thước cho chi tiết.

- Có thể bù các kích thước bị hao mòn của chi tiết - Thay thế phần tử kích thước bị hư hỏng

- Trợ lực cho các vết nứt, gãy sau khi hàn b) Phạm vi áp dụng:

Phương pháp phụ thêm từng phần kích thước cho chi tiết chỉ áp dụng cho những trường hợp không chịu tải lớn; độ chính xác và độ nhẵn không yêu cầu cao.

Sau khi đã phụ thêm tùng phần kích thước ta phải kết hợp với các phương pháp bào, phay hoặc tiện.v.v. mới đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật của chi tiết.

III. Các câu hỏi bổ trợ:

1.Nghiên cứu đặc điểm công nghệ về một số phương pháp gia công cơ khí nhằm mục đích gì trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ chi tiết của hệ thống điều khiển ?

2. Tự tìm hiểu đặc điểm công nghệ về các phương pháp gia công cơ khí bằng: Doa; xọc; mài và mài nghiền để có thể áp dụng vào sửa chữa chi tiết

Hoạt động 2: Thực hành.

Bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ các chi tiết của hệ thống điều khiển Địa điểm: Xưởng thực hành

Yêu cầu:

- Thực hiện các công việc bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ các chi tiết của cơ cấu điều khiển trong hệ thống điều khiển của máy khoan kiểu K125 đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật; trên cơ sở đó vận dụng được kiến thức, kỹ năng vào việc bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ cho các hệ thống điều khiển của những máy công cụ khác.

Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:

- Thép 45 có kích thước 30mmx30mm dày 8mm. - Dũa nguội

- Dây thép quấn lò xo (Mác thép 60 có  = 0,5mm; dài 200mm) - Que hàn

- Máy khoan; máy mài hai đá; máy hàn hồ quang điện - Bàn sửa chữa

Nguồn lực liên quan:

- Bản trong về công nghệ sửa chữa nhỏ mặt làm việc của ngàm gạt khi bị mòn - Tài liệu phát tay về cách uốn lò xo bằng dụng cụ cầm tay

- Máy chiếu, màn chiếu

1. Điều kiện an toàn

a) Nơi bảo dưỡng, sửa chữa phải khô ráo; đủ ánh sáng b) Khi hàn phải mang trang phục bảo hộ đúng quy định

2. Công tác chuẩn bị

a) Chuẩn bị dụng cụ, vật tư cho sửa chữa và bảo dưỡng: Chỉ dưa ra những dụng cụ, vật tư cho công việc sẽ làm

b) Kiểm tra các dụng cụ,thiết bị: Tất cả dụng cụ thiết bị phải đảm bảo tiêu chuẩn quy định

c) Nghiên cứu phiếu hướng dẫn công nghệ sửa chữa và bảo dưỡng

3. Trình tự thực hiện

a) Bảo dưỡng các chi tiết của cơ cấu điều khiển hộp tốc độ và hộp chạy dao

máy khoan đứng kiểu K125.

- Tẩy các vết xước trên bề mặt của chi tiết: Dùng dao cạo mặt phẳng cạo sạch tất cả vết xước trên các bề mặt lắp ghép của các chi tiết trong các cơ cấu điều khiển của máy.

- Làm sạch các mặt lắp ghép cơ cấu điều khiển trên hộp tốc độ và hộp chạy dao: Các lỗ lắp trục điều khiển phải lau sạch bụi bẩn bằng dẻ lau mềm.

- Làm sạch các lỗ; rãnh, máng dẫn chất liệu bôi trơn: Căn cứ vào các kiểu bôi trơn cụ thể cho mỗi cơ cấu điều khiển để thực hiện làm sạch; đảm bảo các chi tiết được bôi trơn đầy đủ trong quá trình làm việc.

b) Sửa chữa mặt làm việc của ngàm gạt: Hai bề mặt bên của ngàm gạt bị mòn và có vết xước sâu; để phục hồi lại kích thước ban đầu ta thực hiện phương pháp công nghệ phụ thêm kích thước với hàn và dũa như sau:

- Dũa hai mặt bên của ngàm đi một lượng 6 mm về hai phía - Dũa vát mép tấm thép 45 có kíc thước 20 x 25 x 4 mm

- Dùng êtô để kẹp hai tấm thép đã dũa vào hai mặt làm việc của ngàm gạt

- Hàn đính 4 điểm

- Tháo ngàm gạt ra khỏi êtô

- Hàn xung quanh mép vát để liên kết hai tấm thép với ngàm gạt

Nửa ngàm gạt còn lại cũng thực hiện tương tự. Sau khi hàn xong ta tiến hành dũa các mặt bên của càngđến kích thước như hình 19

c) Thay thế các lò xo định vị ngàm gạt trên trục dẫn hướng

- Xác định kích thước của lò xo: Đường kính trong; đường kính ngoài; chiều dài và số vòng lò xo.

- Gia công tay quay và lõi quấn lò xo

- Gia công cữ bước lò xo: ng = 8 mm; nt = 5 mm; d = 1,5mm; bước = 2,5mm; số vòng = 10

- Quấn lò xo: (hình 20) + Lồng dây vào lỗ trên đầu lõi.

+ Kẹp hai tấm gỗ cứng và dây thép quấn lò xo lên êtô.

+ Đóng cữ bước lò xo.

+ Quay tay quay để tạo ra các vòng lò xo

+ Tháo hai tấm gỗ và dây, tay quay cùng các

vòng lò xo đã quấn ra khỏi êtô. + Chặt dây lò xo thừa.

d) Nhiệt luyện lò xo:

- Nung lò xo đã quấn trên ngọn lửa rèn ở nhiệt độ khoảng 8000c sau đó làm nguội trong dầu CN30 và ram trên ngọn lửa rèn ở nhiệt độ 3000c trong vòng 1 phút.

e) Thay thế then kéo khi bị mòn:

d) Nắn thẳng các chi tiết trục dẫn hướng khi bị cong (hình 21)

- Xác định vị trí và giới hạn vùng bị cong; thớ co, thớ dãn và đánh dấu.

- Chuẩn bị tấm kê để nắn: tấm kê có thể là gang hay thép.

- Chuẩn bị tấm đệm: Các tấm đệm phả là vật liệu mềm như: Tôn thép; đồng, nhôm lá để không gây vết biến dạng trên vùng tác dụng lực.

- Nắn thẳng: Dùng búa tác dụng lực từ hai phía vào giữa vùng bị cong để làm co các lớp kim loại đã bị dãn dài; quá trình nắn phải kiểm tra bằng bàn máp cho đến khi đạt độ thẳng yêu cầu.

4. Kết thúc công việc bảo dưỡng các chi tiết của các cơ cấu điều klhiển.

Sau khi đã thực hiện các công việc bảo dưỡng trên; các chi tiết phải kiểm tra lại lần cuối theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Nếu còn thiếu sót phải xử ngay để đảm bảo cho công việc lắp được nhanh và tin cậy.

Bài tập bổ trợ: Bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ các cơ cấu điều khiền hộp chạy dao máy phay P82.

Thời gian thực hiện: 5 giờ Yêu cầu:

- Thực hiện các nội dung bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ các chi tiết tong cơ cấu điều khiển hộp chạy dao máy P82 đạt yêu cầu kỹ thuật.

BÀI 5: LẮP HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN Mã bài: 26.05

Giới thiệu:

Bài học có nội dung luyện tập kỹ năng lắp hệ thống diều khiển của máy khoan đứng kiểu K125 trên cơ sở đó vận dụng vào quá trình lắp các hệ thống điều khiển sử dụng trong các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn.

Mục tiêu thực hiện:

- Tập hợp đầy đủ các chi tiết đã bảo dưỡng, lựa chọn dụng cụ, thiết bị lắp phù hợp với điều kiện của phân xưởng.

- Lắp các chi tiết của hệ thống điều khiển lên máy và kiểm tra yêu cầu kỹ thuật, bôi trơn cho các bộ phận truyền động theo đúng chỉ dẫn của phiếu công nghệ.

- Xử lý các sai sót sau khi lắp.

- Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp khi lắp hệ thống điều khiển.

Nội dung chính:

- Quy định khi tập hợp chi tiết của hệ thống điều khiển

- Tính năng, tác dụng của dụng cụ lắp và phương pháp sử dụng - Công nghệ lắp chi tiết và bộ phận máy

- Chất liệu và phương pháp bôi trơn cho hệ thống điều khiển

- Công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp khi lắp hệ thống điều khiển

Hoạt động 1: Học lý thuyết.

Quy định khi tập hợp chi tiết; tính năng của dụng cụ dùng khi lắp và chất liệu dùng bôi trơn cho hệ thống điều khiển

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng hệ thống điều khiển trong thiết bị cơ khí (nghề bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí) (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)