1. Kiểm tra các mối ghép:
Trong bước này; sau khi thử xong chúng ta kiểm tra lại tất cả các mối ghép xem có đảm bảo cứng vững hay không? Nếu mối ghép nào bị nới lỏng phải siết lại; Các mối ghép có cơ cấu điều chỉnh phải điều chỉnh đúng trị số cho phép.
2. Kiểm tra tình trạng làm việc của cơ cấu điều khiển:
Như trong phần chức năng của cơ cấu điều khiển đã nói; chúng ta phải căn cứ vào đó để phán xét về tình trạng làm việc của cơ cấu điều khiển làm việc có đảm bảo yêu cầu hay không?
Vậy dựa vào căn cứ nào để kết luận được chính xác tình trạng làm việc của cơ cấu điều khiển?
Hành trình điều khiển: Là lượng dịch chuyển cần thiết để thực hiện ý đồ điều khiển; như cho hai bánh răng vào khớp với nhau phải hết chiều rộng của răng (h 27a); nếu hành trình điều khiển không đúng sẽ xảy ra như (h 27b).
h 27
a
- Vị trí điều khiển: Là những vị trí quy định cho các cơ cấu chịu sự điều khiển
Như các khối bánh răng di trượt; ly hợp; đai ốc bổ đôi; các cần gạt điện.v.v.. Những vị trí này thường được chỉ dẫn phía ngoài của vỏ hộp máy và được định vị bởi các viên bi và lò xo nén (h 28)
Tất cả các sai sótphát hiện được trong quá trình thử và kiểm tra phải được xử lý triệt để đảm bảo an toàn khi cho máy làm việc.
Hoạt động 2: Thực hành.
Thử và kiểm tra hệ thống điều khiển máy khoan K125 Địa điểm: Xưởng thực hành
Yêu cầu: Thực hiện các bước thử và kiểm tra hệ thống điều khiển của máy khoan K125; xử lý các sai sót và chịu trách nhiệm về độ ổn định, chính xác và an toàn của các cơ cấu khi máy làm việc.
Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:
- Máy khoan K125 đã bảo dưỡng hệ thống điều khiển và lắp hoàn chỉnh - Dụng cụ lắp cầm tay thông dụng
- Bàn nâng hạ - Xe đẩy
- Dầu công nghiệp
Nguồn lực liên quan:
- Bản vẽ khai triển hộp tốc độ; hộp chạy dao máy khoan K125
- Tài liệu phát tay về chỉ tiêu kỹ thuật của các cơ cấu điều khiển trong máy K125
1. Điều kiện an toàn
a) Khi thử và kiểm tra hệ thống điều khiển của máy phải tuân thủ theo các bước chỉ dẫn
b) Đối với cơ cấu điều khiển trong hộp tốc độ; khi máy đang chạy không được sử dụng tay gạt để thay đổi tốc độ
2. Công tác chuẩn bị:
a) Kiểm tra độ an toàn của hệ thống điện vào máy. b) Đóng cầu dao máy
3. Trình tự thực hiện
a) Thử ở trạng thái máy chết:
Thử cơ cấu điều khiển hộp tốc độ: Dùng tay để quay trục chính và gạt các tay gạt điều khiển cho các khối bánh răng di trượt đến các vị trí quy định theo bảng chỉ dẫn ngoài hộp tốc độ.
Thử cơ cấu điều khiển hộp chạy dao: Cho trục chính lên, xuống hết hành trình.
b) Thử ở trạng thái máy chạy: Cho máy chạy trong vòng 10 phút; Nếu phát hiện có tiếng gõ hoặc va đập thì dừng lại để xử lý.
c) Kiểm tra tình trạng làm việc của cơ cấu điều khiển: Phải đưa ra được quyết định các cơ cấu điều khiển làm việc tốt hay không tốt.
Bài tập mở rộng và nâng cao của mô đun
Tên bài: Bảo dưỡng hệ thống điều khiển của máy tiện vạn năng kiểu T6M16
Thời gian thực hiện: 10 giờ
1. Bảo dưỡng cơ cấu điều khiển hộp tốc độ 2. Bảo dưỡng cơ cấu điều khiển hộp trục chính 3. Bảo dưỡng cơ cấu điều khiển hộp chạy dao 4. Bảo dưỡng cơ cấu điều khiển hộp bàn dao 5. Bảo dưỡng cơ cấu điều khiển ụ động 6. Bảo dưỡng cơ cấu điều khiển câng gạt điện
Yêu cầu:
- Vận dụng kiến thức và kỹ năng sau khi học và luyện tập bảo dưỡng hệ thống điều khiển của máy khoan K125 để thực hiện các nội dung công việc bảo dưỡng hệ thống điều khiển của máy tiện đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Thực hiện các bước bảo dưỡng hệ thống điều khiển của máy tiện T6M16 đảm bảo an toàn; đúng thời gian quy định.
- Tận dụng các phương tiện; dụng cụ; vật tư, nguyên liệu được trang bị hợp lý và đạt hiệu quả cao trong công việc bảo dưỡng.
Chú ý: Bài tập nâng cao sẽ tạo được tính chủ động và tự tin khi làm bài thi kết
thúc mô đun cũng như khả năng độc lập giải quyết các vấn đề nẩy sinh trong hệ thống điều khiển của máy công cụ.
Dự kiến nội dung của bài thi kết thúc mô đun
Tên bài thi: Bảo dưỡng hệ thống điều khiển của máy cắt kim loại vạn năng (Tiện, phay,bào, khoan)
Thờigian thực hiện: 8 giờ Nội dung:
1. Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm tự luận về: - Chức năng của cơ cấu điều khiển
- Đặc điểm lắp ghép của các chi tiết trong các mối ghép 2. Thực hành:
- Lập phiếu công nghệ tháo, lắp và bảo dưỡng
- Thực hiện bảo dưỡng một loại cơ cấu điều khiển trong hệ thống điều khiển của máy
Đáp án các câu hỏi và bài tập Bài 1:
Câu 1: Trước khi tháo các cơ cấu điều khiển ta phải nghiên cứu về: chức năng, cấu tạo, nguyên lý và đặc điểm lắp ghép của các chi tiết là nhằm:
- Hiểu được chức năng của chi tiết và cơ cấu điều khiển trong máy để đưa ra được các yêu cầu cần thiết đối với cơ cấu điều khiển khi làm việc.
- Hiểu về nguyên lý làm việc của cơ cấu để sau khi bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ sẽ lắp vào đảm bảo nguyên lý làm việc của cơ cấu đó
- Nắm được đặc tính lắp ghép cũng như phương pháp lắp ghép của các chi tiết sẽ gíp ta tháo và lắp đúng nguyên tắc; không làm hư hỏng bề mặt lắp ghép của chi tiết; đồng thời sử dụng dụng cụ, phương tiện tháo, lắp hợp lý. Câu 2: Lập phiếu công nghệ tháo, lắp và bảo dưỡng nhằm các mục đích sau:
- Tận dụng hợp lý và hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị và dụng cụ cũng như nguồn nhân lực vào việc thực hiện các công việc: Tháo, lắp, bảo dưỡng.
- Thiết lập được các trình tự thực hiện các công việc hợp lý; đảm bảo an toàn và năng suất trong công việc; loại bỏ được các hoạt động thừa; tránh được nhầm lẫn.
- Đối với người thợ sửa chữa khi đã lập được các phiếu công nghệ tháo, lắp và bảo dưỡng sẽ tạo được tính chủ động, tự tin cũng như khả năng sáng tạo khi cần cải tiến, ché tạo các dụng cụ mới cho từng bước công việc trên.
Bài 2:
Câu 1: Khi trục chính máy khoan đang chạy tự động để ăn dao vào chi tiết gia công; Nhưng ta có thể dùng tay quay nhanh trục chính đi lên khỏi bề mặt gia công mà vẫn đảm bảo an toàn cho máy là vì: Kết cấu của cụm cơ cấu điều khiển
lắp trên trục răng có lắp tay quay có cơ cấu cóc một chiều; con cóc ăn khớp với bánh cóc dạng răng mặt đầu khi cho chạy dao tự động; nếu do sự cố đột biến xẩy ra hoặc khi đã cho ăn dao đến kích thước cần thiết; Chúng ta dùng tay quay nhanh cho trục chính đi lên (ngược chiều với chuyển động ăn dao tự động) khi đó con cóc sẽ bị trượt trên răng của bánh cóc và chúng ta nghe thấy có tiếng kêu lác cách và bộ ly hợp răng mặt đầu bị lò xo đảy cho nửa di động tách ra khỏi nửa cố định lắp trên mặt đầu của bánh vít. Chính nhờ có khả năng trượt của con cóc trên răng của bánh cóc nên cơ cấu trục chính cùng lúc có hai chuyể động mà vẫn an toàn.
Câu 2: Nếu chúng ta lắp nhầm chiều của con cóc thì khi cho chạy dao tự động (trục chính đi xuống để ăn dao) sẽ không thực hiện được vì: Cờu tạo của con cóc là dạng răng hình thanh vuông; chỉ có một bề mặt làm việc khi truyền động đó là mặt cạnh tạo góc vuông với mặt đỉnh của con cóc, mặt sau là mặt vát nghiêng với mặt đỉnh con cóc một góc 350. Do đó nếu chúng ta lắp ngược lại thì khi chạy dao tự động con cóc sẽ bị trượt và không nối được truyền động từ bánh vít sang cho trục răng để tạo cho trục chính đi xuống.
Bài 3:
Câu1: Nghiên cứu đặc điểm công nghệ về một số phương pháp gia công cơ khí nhàm mục đích là: Trong quá trình sửa chữa chi tiết chúng ta sử dụng các phương pháp hàn hay phụ thêm từng phần kích thước cho những bề mặt của chi tiết bị hao mòn; để đảm bảo các yêu cầu về độ nhẵn; độ thẳng hoặc về độ chính xác của biên dạng bề mặt và kích thước quy định thì phải sử dụng phương pháp công nghệ gia công cơ khí. Căn cứ vào khả năng và đặc điểm công nghệ của các phương pháp gia công cơ khí để chúng ta chọn một
Phương pháp thích ứng với yêu cầu kỹ thuật của bề mặt chi tiết đã được phục hồi bằng phương pháp hàn hay phụ thêm từng phần kích thước cho chi tiết.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo dục học đại học - Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2000 (tài liệu lưu hành nội bộ)
2. Tâm lý học và giáo dục học chuyên nghiệp
3. Sổ tay thợ sửa chữa cơ khí - Tác giả: Tô Xuân Giáp - Nhà xuất bản: Đại học và giáo dục chuyên nghiệp 1991
4. Sửa chữa thiết bị công nghiệp.
5. Thiết bị công nghệp.
6. PGS. TS Trần Văn Địch - Th.S Lưu Văn Nhang - Th.S Nguyễn Thanh Hải: Sổ tay gia công cơ - Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật - Hà Nội 2002.