* Hạn chế:
Trong hoạt động quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ tại tỉnh Đắk Nông bên cạnh những thành tựu nêu trên còn tồn tại một số hạn chế cơ bản sau:
Công tác quy hoạch tuy đã được xây dựng, tuy nhiên chưa thật sự chi tiết, còn phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần gây khó khăn cho việc quản lý và cấp GCNQSDĐ trong những năm qua.
Công tác quản lý thực trạng đất đai và cấp GCNQSDĐ còn nhiều bất cập, nhiều diện tích đất không xác định rõ được nguồn gốc sử dụng, dẫn đến việc giao đất, thu hồi đất và cấp GCNQSDĐ thiếu căn cứ, xử lý tranh chấp không dứt điểm dẫn đến tranh chấp kéo dài làm hình thành một số điểm nóng trong tranh chấp, thậm chí đã dẫn đến các vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng phát sinh từ tranh chấp đất đai.
- Thực hiện cải cách hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các thủ tục giao dịch về đất đai tại Văn phòng đăng ký cấp GCNQSDĐ còn chậm. Chậm nhất là hồ sơ chuyển QSD đất liên quan đến xác định nguồn gốc, nghĩa vụ tài chính,
76
Mặc dù công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về đất đai đã được quan tâm nhưng chưa thường xuyên, nội dung và hình thức chưa phù hợp, do đó khi người dân đi làm thủ tục thì gặp nhiều khó khăn do không biết phải làm những thủ tục gì, ở đâu.
Số lượng tồn đọng do cấp GCNQSDĐ sai thẩm quyền chưa được xem xét để cấp lại GCNQSDĐ còn nhiều.
Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ thiếu, cơ bản còn thủ công nên tiến độ cấp GCNQSDĐ còn chậm khó đẩy nhanh tiến độ. Sự quản lý lỏng lẽo trước đây dẫn đến tình trạng lấn chiếm, tranh chấp làm cho công tác cấp GCNQSDĐ gặp không ít khó khăn. [28. Tr, 28]
* Nguyên nhân:
Hệ thống văn bản liên quan đến lĩnh vực đất đai còn nhiều điểm chưa thống nhất, chưa tương thích với các bộ luật khác, một số quy định phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần, thậm chí nhiều văn bản vừa có hiệu lực đã lạc hậu so với thực tiễn...
Các bộ, công chức thực hiện quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ còn thiếu, trình độ một số cán bộ địa chính ở các xã và thị trấn còn hạn chế do chưa được đào tạo bài bản và chủ yếu là kiêm nhiệm. Đến nay vẫn chưa có cán bộ đo đạc, thiết lập bản đồ ở các xã, thị trấn.
Một số cấp chính quyền chưa thật sự quan tâm, chỉ đạo hoạt động quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ tại đại phương.
Ý thức của một bộ phận người dân chưa quan tâm đến việc được cấp giấy chứng nhận, chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng của GCNQSDĐ hoặc chưa có nhu cầu thực hiện các quyền sử dụng đất (thế chấp, vay vốn, chuyển quyền sử dụng đất...) nhất là người đồng bào dân tộc thiểu
77 số. số.
Tổ chức bộ máy và cán bộ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sau khi được tổ chức lại đã theo quy định mới nhưng cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị và số biên chế chưa đủ đáp ứng nhu cầu công việc.
Kinh phí cho công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn hạn chế, máy móc phục vụ cho công tác cấp giấy còn lạc hậu, kém chất lượng.
Nhận thức về pháp Luật Đất đai của người dân nhất là đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế, đa số người dân chưa ý thức được việc kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trên cơ sở những khó khăn và hạn chế trên, cần có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Kết luận chương 2
Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, bên cạnh những kết qủa đã đạt được, cũng còn một số hạn chế. Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Tuy nhiên, về mặt tổng quan thì công tác quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong thời gian qua đã có bước phát huy có hiệu lực và hiệu quả, đặc biệt là từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành, các cấp chính quyền ở tỉnh Đắc Nông đã quản lý có hiệu quả việc cấp GCNQSDĐ cho người sử dụng đất. Tính đến nay gần 90% diện tích đất đủ điều kiện cấp GCNQSDD đã được cấp GCN. song công tác quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ vẫn còn những bất cập. Do vậy, để làm tốt công tác quản lý nhà nước về cấp GCNSDĐ và tạo điều kiện cho người
78
dân thực hiện được các quyền hợp pháp của mình, chính quyền tỉnh Đắk Nông phải thực hiện tốt hơn nữa quản lý nhà nước về cấp GCNSDĐ, công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính và cấp GCNSDĐ cho người dân.
Chương 2 của đề tài chủ yếu phân tích và rút ra nguyên nhân của những ưu khuyết điểm trong công tác quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thời gian qua ở tỉnh Đắk Nông để từ đó đề ra các phương hướng và giải pháp nhàn tăng cường quản lý nhà nước về đất đai nói chung và quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói riêng. Vì vậy trong thời gian tới đòi hỏi phải có những giải pháp tối ưu hơn nữa nhằm nâng cao hiệu lưc, hiệu quả quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tỉnh Đắk Nông.
79
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT