Để chủ thể QLNN về chất lượng nước thải các KCN thực hiện tốt các nhiệm vụ, cần phải đặt ra các công việc sẽ phải thực hiện trong quá trình quản lý. Các công việc đó chính là nội dung QLNN về chất lượng nước thải các KCN.
1.3.2.1. Ban hành, hướng dẫn, tổ chức, thực hiện các VBQPPL về BVMT
đối với chất lượng nước thải các KCN.
Nhà nước xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hệ thống VBQPPL làm
công cụ quản lý chất lượng nước thải các KCN, nhằm tác động vào chủ thể của
các hoạt động phát sinh nước thải trong các KCN để định hướng, điều chỉnh,
kiểm soát chất lượng của nước thải các KCN đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu
phát triển bền vững. Tạo hành lang pháp lý cho các Bộ, ngành, địa phương, tổ
chức, cá nhân áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc, đi đúng hướng trong
việc XLNT phát sinh trong quá trình sản xuất. Việc ban hành và hướng dẫn, tổ
chức thực hiện các văn bản pháp luật hướng vào các nội dung chính sau đây:
- Rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản dưới luật, các quy định pháp
luật khác để nâng cao hiệu quả của Luật BVMT
- Ban hành các chính sách về thuế, tín dụng nhằm khuyến khích áp dụng các công nghệ sản xuất sạch hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh
- Thống nhất quy định đóng góp phí BVMT đối với nước thải
- Thể chế hóa việc việc giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế và BVMT
đối với nước thải các KCN trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng địa
phương và trong cả nước.
- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn BVMT đối với chất lượng
31
1.3.2.2. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách QLNN về chất
lượng nước thải các KCN, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó với các sự cốmôi trường
Chiến lược, chính sách, kế hoạch về BVMT các KCN là các công cụ quản
lý do Đảng và Nhà nước ta ban hành. Các chính sách, chiến lược là những văn
bản mang tầm vĩ mô, có tính bao quát, bao trùm về không gian và thời gian, có
phạm vi điều chỉnh rộng lớn và tác động đến tất cả các mối quan hệ xã hội. Trong những năm gần đây, chúng ta đã ban hành nhiều chiến lược, chính sách, kế hoạch nhằm điều chỉnh các hoạt động sản xuất phát sinh nước thải trong các
KCN đi đúng hướng, đúng mục đích.
1.3.2.3. Tổ chức bộ máy QLNN về chất lượng nước thải các KCN
Để thực hiện thống nhất QLNN về chất lượng nước thải các KCN trên cả nước cần có một hệ thống cơ quan QLNN tương ứng từ trung ương tới địa
phương. Cần có sự phân công, phân cấp cụ thể giữa trung ương và địa phương,
giữa các bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan để tránh chồng chéo, bỏ
sót nhiệm vụ. Mặt khác, công việc này không chỉ có một cơ quan nào đó làm
được mà đòi hỏi có nhiều ngành, nhiều đơn vị cùng tham gia, phối hợp. Luật
BVMT năm 2014 đã quy định trách nhiệm QLNN về BVMT trong đó có trách
nhiệm quản lý môi trường KCN thống nhất từtrung ương tới địa phương.
1.3.2.4. Đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức
Nhà nước tập trung ưutiên đào tạo nguồn nhân lực BVMT, khuyến khích
mọi tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo nguồn nhân lực BVMT trong đó có nguồn nhân lực BVMT các KCN. Hiện nay, việc đào tạo nguồn nhân lực được tập
trung vào các đối tượng cán bộ, công chức có chuyên môn về môi trường, đội
ngũ sinh viên được đào tạo chuyên ngành môi trường.
Bên cạnh đó, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước liên quan
đến quản lý chất lượng môi trường các KCN được trú trọng bồi dưỡng nâng cao
trình độ năng lực chuyên môn bằng việc tham gia các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ.
32
1.3.2.5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
Việc thanh tra, kiểm tra giữ vai trò kiểm định, đánh giá tính chính xác
của các số liệu, thông tin về chất lượng nước thải các KCN đã thu thập được; phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT đối với
chất lượng nước thải các KCN. Theo quy định, số lần kiểm tra, thanh tra việc
chấp hành các quy định về BVMT đối với một doanh nghiệp không quá hai lần
một năm, trừtrường hợp doanh nghiệp đó bị tố cáo vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về BVMT
Ngoài ra, cơ quan QLNN còn có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo về BVMT đối với nước thải của các KCN. Mọi tổ chức, cá
nhân đều có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện ra tòa án khi phát hiện hành vi vi phạm.
1.3.2.6. Xã hội hóa trong hoạt động BVMT về chất lượng nước thải KCN
Xã hội hóa hoạt động BVMT đối với chất lượng nước thải các KCN về
mặt hình thức là hoạt động chuyển giao một phần công việc quản lý từ phía nhà
nước sang xã hội, huy động mọi thành phần, nguồn lực để tham gia BVMT. Việc xã hội hóa sẽ làm giảm gánh nặng cho Nhà nước, nhưng không giảm nhẹ
trách nhiệm của Nhà nước. Nhà nước vẫn là chủ thể quản lý chất lượng nước thải các KCN.
Ngày 30/5/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2008/NĐ-CP về
chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thểthao, môi trường. Theo đó, các tổ chức, cá nhân có thể tham gia vào các hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
nhằm giữ môi trường trong lành.
1.3.2.7. Hợp tác quốc tế trong QLNN về chất lượng nước thải KCN
Trong thời gian qua, Việt Nam đã tích cực hội nhập quốc tế và mở rộng hợp tác quốc tế, tham gia trên 20 Điều ước quốc tế về môi trường; đồng thời
33
nghiêm túc thực hiện các cam kết trong các Điều ước quốc tế này, tham gia đầy đủ và có trách nhiệm các cuộc họp thường niên của các Công ước, liên Công ước, từ đó tranh thủ được sự hỗ trợ của quốc tế để thực hiện các chương trình, dự án về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học...
Bên cạnh việc tích cực tham gia các Điều ước, Công ước quốc tế, các Bộ, ngành, địa phương cũng đẩy mạnh các hoạt động hợp tác đa phương và song
phương về BVMT; đặc biệt, đã chủ động và tích cực tham gia các hoạt động
trong khuôn khổ hợp tác ASEAN về môi trường theo Kế hoạch tổng thể Cộng
đồng văn hóa - xã hội ASEAN trước khi hình thành Cộng đồng ASEAN vào
cuối năm 2015. Tính đến nay, đã có hơn 40 chương trình, dự án lớn về bảo vệ môi trường đã và đang được thực hiện với các đối tác chính là Nhật Bản, Hàn Quốc, Thu Sỹ, Đan Mạch, Thụy Điển,...Đặc biệt, Hội nghị Nhóm công tác ASEAN về Thành phố bền vững về môi trường lần thứ 13 đã được tổ chức thành công; đang tích cực chuẩn bị tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Môi trường
ASEAN lần thứ 13. Các nhiệm vụ đàm phán gia các nội dung liên quan đến
BVMT trong khuôn khổ WTO và các hiệp định thương mại tự do khác cũng được thực hiện rất tích cực, nghiêm túc, đạt kết quả cao.
Nhìn chung, hoạt động hợp tác quốc tế về BVMT trong thời gian qua đã
góp phần tạo nên nguồn đầu tư đáng kể từ bên ngoài giúp tăng cường năng lực
khoa học công nghệ cho ngành; tiếp thu kinh nghiệm của các nước, đưa ra các
giải pháp kỹ thuật và công nghệ để xử lý ô nhiễm môi trường và hoàn thiện hệ
thống chính sách, pháp luật về BVMT.
1.4 Kinh nghiệm QLNN về chất lƣợng nƣớc thải các KCN 1.4.1. Kinh nghiệm của thành phốĐà Nẵng
Đà nẵng là địa phương đi đầu trong cả nước về hoạt động quản lý môi
trường nói chung và hoạt động quản lý chất lượng nước thải nói riêng đặc biệt là quản lý chất lượng nước thải phát sinh từ các KCN. Phương thức và kinh nghiệm quản lý chất lượng nước thải của các KCN của Đà Nẵng rất có ý nghĩa
34
- Thực hiện BVMT từ giai đoạn thu hút các dự án đầu tư vào trong các
KCN. Ngay từ khâu thu hút đầu tư, Đà Nẵng đã chủ trương chỉ mời gọi đầu tư đối với các dự án công nghệ cao, các dự án có quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại, các dự án có sản phẩm thân thiện với môi trường. Đối với các dự
án đầu tư có hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải cao như xi mạ, dệt
may không mời gọi đầu tư hoặc nếu có chủtrương cho đầu tư thì khâu giám sát
và kiểm soát chất lượng nước thải sẽ được thực hiện rất chặt chẽ.
- Quy hoạch các KCN gắn với BVMT. Quy hoạch chi tiết của các KCN sẽ được phê duyệt trên cơ sở phân khu chức năng. Theo đó, các ngành nghề sản xuất có thành phần tính chất chất thải tương tự nhau sẽ được xếp trong cùng một khu chức năng. Thành phố cũng thực hiện cương quyết không cho chuyển đổi ngành nghề nếu như ngành nghề chuyển đổi không cùng nhóm ngành đó để đảm bảo không phá vỡ quy hoạch chi tiết được phê duyệt từban đầu.
- Đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng BVMT trước khi đưa KCN vào vận
hành. Đà Nẵng yêu cầu các chủđầu tư hạ tầng phải đầu tư và xây dựng đồng bộ
trạm XLNT, hệ thống thoát nước mưa và nước thải tách rời trước khi đưa KCN vào hoạt động. Đồng thời thành phố chỉ thực hiện việc kiểm soát chất lượng
nước thải từ sau hệ thống thoát nước mưa và nước thải chung của KCN. Việc kiểm soát chất lượng nước thải nội bộ KCN là do chủ đầu tư hạ tầng chủ động thực hiện đối với các doanh nghiệp đầu tư thứ cấp trên cơ sở thỏa thuận hợp
đồng kinh tế.
- Ban hành quy chế phối hợp quản lý và BVMT các KCN. Theo đó Ban
quản lý các KCN là đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp các vấn đề môi trường. Đã
Nẵng cũng thực hiện ủy quyền cho Ban Quản lý các KCN một số chức năng,
nhiệm vụtheo quy định về lĩnh vực BVMT.
1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hƣng Yên
Hưng Yên trong những năm gần đây cũng là một trong sốcác địa phương
có kết quả tốt trong QLNN về chất lượng nước thải các KCN. Các tổng kết,
đánh giá cho thấy, hiệu quả QLNN về chất lượng nước thải các KCN của tỉnh
35
- Sử dụng hiệu quả các nguồn nhân lực, vốn và tài chính, không chỉ các
nguồn vốn từ ngân sách trung ương và địa phương mà cả từ các doanh nghiệp
đầu tư trong KCNthông qua huy động và lệ phí dịch vụmôi trường.
- Có kế hoạch hành động nhất quánxuất phát từ những nhu cầu cấp bách nhất của các KCN. Điều quan trọng là kế hoạch hành động về môi trường phù hợp với các kế hoạch khác và tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như
phản ánh rõ những nhu cầu thật sự của các doanh nghiệp đầu tư trong KCN. Cuối cùng là các kế hoạch này được thực hiện một cách linh hoạt.
- Chú trọng việc phòng tránh hơn là giải quyếtnhững hậu quả về môi
trường. Do vậy, công tác phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT được ưu tiên hàng đầu.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra cho tỉnh Nam Định
Nghiên cứu kinh nghiệm QLNN đối với chất lượng nước thải trong các KCN thành phốĐà Nẵng ta có thể rút ra một số vấn đề sau:
Một là, sự thống nhất ổn định về mặt chủ trương, chính sách cùng sự chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, sự phân cấp, phân công nhiệm vụ của
các cơ quan ban ngành trong tỉnh cùng sự ủng hộ của nhân dân có ý nghĩa quyết
định đến hiệu quả QLNN về chất lượng nước thải trong các KCN
Hai là, trong quá trình vận động thu hút đầu tư cần tuân thủcác quy định về ngành nghềthu hút đầu tư theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt. Ưu tiên thu hút đầu tư các dự án công nghệ tiên tiến. Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động xả thải của các KCN trong quá trình hoạt động. Tăng cường áp dụng các công cụ kinh tế, công cụ pháp luật để quản lý hiệu quả nhất
Ba là,cân đối giải quyết hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp và nhiệm vụ BVMT trên cơ sở.
36
Kết luận chƣơng 1
Nội dung chương 1 chúng tôi đã giải quyết được các vấn đề sau: Đã phân tích và làm rõ được một số khái niệm nước thải, chất lượng nước thải, KCN, chất
lượng nước thải KCN, QLNN về chất lượng nước thải KCN, chính sách QLNN
về chất lượng nước thải KCN, tổ chức bộ máy QLNN về chất lượng nước thải KCN. Trên cơ sở các khái niệm đó, chúng tôi tìm ra được sự cần thiết QLNN về
chất lượng nước thải các KCN. Đó là các hoạt động nhằm đảm bảo mối quan hệ
hài hòa giữa Nhà nước, các doanh nghiệp trong các KCN và người dân sống xung quanh khu vực và chịu ảnh hưởng từ các hoạt động trong các KCN; đảm bảo đa
dạng sinh học của môi trường sống tự nhiên khu vực sung quanh các KCN và đặc biệt đảm bảo sức khỏe của người dân sinh sống xung quanh khu vực KCN và chịu
ảnh hưởng từ các hoạt động của KCN; đảm bảo cho chất lượng nước thải phát
sinh từ các KCN được duy trì ở một chuẩn mực nhất định và chính nó sẽ quyết
định chiến lược phát triển bền vững của địa phương. Cũng trên cơ sở phân tích
các đặc điểm QLNN về chất lượng nước thải các KCN, tác giả đã chỉ ra QLNN
về chất lượng nước thải các KCN là hoạt động khó khăn và phức tạp. Sự khó
khăn, phức tạp thể hiện trong tính đa ngành, đa lĩnh vực của các hoạt động sản xuất trong KCN. Tác giả cũng đã chỉ ra hoạt động QLNN về chất lượng nước thải các KCN có tỉnh đa ngành, liên ngành; nó đòi hỏi chuyên môn, nghiệp vụ kỹ
thuật cao và là cơ sở đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng QLNN về chất lượng
nước thải trong các KCN bao gồm cơ chế, chính sách của nhà nước; ý thức chính trị của cán bộ công chức; năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; điều kiện kinh tế; văn hóa, phong tục của các
địa phương; ý thức của các doanh nghiệp sản xuất trong KCN, trình độ học vấn của người lao động; tình hình hội nhập và hợp tác quốc tế. Thông qua các chức
năng của mình nhà nước ban hành, hướng dẫn triển khai các VBQPPL; ban hành
cơ chế, chính sách tạo mọiđiều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu KCN nhưng vẫn đảm bảo các quy định; thành lập
37
ương đến địa phương để quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động phát sinh nước
thải của các doanh nghiệp trong KCN đảm bảo yêu cầu theo quy định. Bên cạnh
đó nhà nước còn huy động mọi nguồn lực về tài chính để góp phần quan trọng
vào việc đảm bảo chất lượng nước thải từ các KCN. Tác giả cũng đã tìm hiểu, nghiên cứu QLNN về chất lượng nước thải các KCN của hai địa phương khác