lƣợng nƣớc thải các KCN
Từ những phân tích thực trạng QLNN về chất lượng nước thải các KCN
tỉnh Nam Định chúng tôi rút ra được những nguyên nhân của thuận lợi và hạn
chế trong QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định gồm:
Thứ nhất, trong việc ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện VBQPPL
- Hệ thống VBQPPL về BVMT không ngừng được bổ sung, sửa đổi, hoàn
thiện theo hướng phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn. Các VBQPPL về BVMT
mới được ban hành nhanh chóng được hướng dẫn và tổ chức thực hiện cho các
đối tượng theo quy định.
- Mặc dù vậy, các quy định về BVMT đối với chất lượng nước thải các KCN còn có nội dung trùng lặp, thậm chí còn mâu thuẫn nhau. Chưa triển khai xây dựng Quy chế phối hợp và trao đổi thông tin giữa Sở TN & MT và Ban Quản lý các KCN, nên các thông tin số liệu không cập nhật kịp thời
Thứ hai, về hệ thống tổ chức QLNN về chất lượng nước thải các KCN
- Đã có sự phân công, phân cấp chức năng, nhiệm vụ QLNN về chất
lượng nước thải các KCN. Mỗi cơ quan, đơn vị trong từng nhiệm vụ khác nhau
có sự phân công phối hợp cụ thể nhằm đạt được hiệu quả cao trong QLNN. Các
cơ quan QLNN tỉnh Nam Định được giao nhiệm vụcũng đã chú trọng bố trí cán
bộ có trình độ chuyên môn nhất định để thực hiện nhiệm vụ QLNN về chất
lượng nước thải các KCN.
- Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định thực hiện chưa tốt. Chưa có cơ quan nào được UBND tỉnh giao quản lý trực tiếp chịu mọi trách nhiệm về các vấn đề có liên quan đến chất lượng nước thải KCN. Ngoài ra, lực lượng cán bộ QLNN về chất lượng
nước thải các KCN còn mỏng và chưa chuẩn hóa về trình độ chuyên môn
Thứ ba, về hệ thống chính sách QLNN về chất lượng nước thải KCN
- Tỉnh Nam Định cũng đã ban hành các chính sách như: chính sách ưu đãi
64
KCN hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
- Tuy mục tiêu của các chính sách đề ra rất rõ ràng và cụ thể, nhưng hiện tại một số nội dung thực hiện chưa tốt như: Không tuân thủđúng đắn quy hoạch chi tiết KCN đã được phê duyệt, việc thu hút đầu tư một số các ngành nghề
không đúng quy hoạch phân khu chức năng được duyệt.
Thứ tư, về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
- Tỉnh Nam Định đã chú trọng đến việc thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi
phạm trong lĩnh vực BVMT đối với nước thải các KCN. Hàng năm, tỉnh giao Sở
TN & MT chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra việc chấp hành pháp luật về BVMT đối với các KCN, giao Ban Quản lý các KCN chủ trì kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT đối với các KCN. Đối với các vi phạm trong việc chấp hành pháp luật về BVMT của các KCN được xử lý triết để
và công khai thông tin theo đúng quy định.
- Mặc dù vậy, việc thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm chưa liên tục, nhiều nội dung thanh tra, kiểm tra không đúng trọng tâm, hình thức thanh tra, kiểm tra
chưa phù hợp. Mức xử phạt nhiều khi không đảm bảo tính răn đe do lợi nhuận của việc xả thải trực tiếp mang lại còn cao hơn nhiều lần. Kết quả thanh tra, kiểm tra nhiều khi bỏ sót hành vi vi phạm. Kinh phí đầu tư cho hoạt động QLNN về chất lượng nước thải các KCN chưa được quan tâm. Các cơ quan
kiểm tra, thanh tra chuyên môn không có đủ các trang thiết bị cần thiết để phát hiện kịp thời các dấu hiệu vi phạm. Chưa có mạng lưới các điểm quan trắc chất
lượng định kì hàng năm.
Kết luận chƣơng 2
Nội dung chương 2 đã mô tảkhái quát điều kiện tự nhiên, xã hội của tỉnh
Nam Định. Từ các phân tích, đánh giá vềđiều kiện tự nhiên xã hội để thấy được
lợi thế và khó khăn trong QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam
Định. Từ cơ sở các kết quả phân tích chất lượng nước thải các KCN Hòa Xá, KCN Mỹ Trung, KCN Bảo Minh tác giả đã khái quát được đặc điểm chất lượng
65
nước thải các KCN tỉnh Nam Định, đặc điểm QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định, tác giả đã chỉ ra QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định còn gặp nhiều khó khăn do sốlượng và ngành nghề đầu tư
trong các KCN khác nhau, do chủđầu tư KCN là đơn vị sự nghiệp công lập, do sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, do việc thực hiện không đúng quy hoạch chi tiết;
sự phối hợp đa ngành và liên ngành chưa được tốt; vấn đề chuyên môn, nghiệp
vụ chưa được quan tâm để từ đó thấy được hiệu quả QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định hiện nay ra sao. Trên cơ sởphân tích đánh giá thực trạng QLNN về chất lượng nước thải trong các KCN tỉnh Nam Định về các mặt: triển khai, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các VBQPPL; tổ chức bộ máy quản lý; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; xã hội hóa QLNN về chất lượng nước thải; mở rộng hợp tác quốc tế, chúng tôi đã chỉ ra các nguyên nhân của những thuận lợi và hạn chế trong QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định theo các nội dung QLNN về chất lượng nước thải các KCN đó là: nguyên nhân trong việc ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện VBQPPL về BVMT mặc dù
đã không ngừng được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện nhưng vẫn có nhiều nội dung
mâu thuẫn; nguyên nhân về hệ thống tổ chức QLNN tuy đã có sự phân công phân cấp chức năng, nhiệm vụrõ ràng nhưng sự phối hợp giữa các cơ quan chưa
thực sự tốt; nguyên nhân trong việc thực hiện không đúng mục tiêu của các chính sách và nguyên nhân trong việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. Những nguyên nhân này sẽ là tiền đề để nghiên cứu đề xuất các giải pháp trong chương
66
CHƢƠNG 3
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC THẢI
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH NAM ĐỊNH TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc
3.1.1. Quan điểm của Đảng
BVMT là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ
có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xoá đói giảm nghèo ở mỗi
nước, với cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế
giới. Đảng và Nhà nước ta đã có những chủtrương, biện pháp giải quyết các vấn
đề môi trường. Hoạt động BVMT của nước ta đã đạt được những kết quả bước
đầu, đã xuất hiện những gương người tốt, việc tốt về BVMT. Tuy nhiên, việc BVMT ởnước ta hiện chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn chung môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị ô nhiễm
và suy thoái, có nơi nghiêm trọng. Việc thi hành pháp luật BVMT chưa nghiêm
minh. Ý thức tự giác bảo vệ và giữ gìn môi trường công cộng chưa trở thành thói quen trong cách sống của đại bộ phận dân cư.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, các KCN hiện đóng vai trò
lớn trong sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp. Phát triển các KCN đã thu
hút nguồn vốn đầu tư lớn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tếở từng địa phương.
Tuy nhiên, hoạt động của các KCN cũng gây ra những bức xúc về mặt môi
trường cần được giải quyết. Cùng với sự phát triển của các KCN, lượng nước thải và các chất gây ô nhiễm môi trường cũng gia tăng, gây tác hại đến sức khỏe người dân, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Nguồn gây ô nhiễm từ
các KCN ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái tự nhiên. Đặc biệt, nước thải không qua xử lý từ các KCN xả thải trực tiếp gây thiệt hại lớn đối với sản xuất nông nghiệp, canh tác nuôi trồng thủy hải sản, gia tăng gánh nặng bệnh tật.
Để giải quyết các vấn đề về môi trường trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần phải có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận
67
trong tổ chức, triển khai thực hiện công tác BVMT trong toàn Đảng và toàn xã hội. Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước có quan điểm về
QLNN về chất lượng nước thải các KCN ”lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu là chính kết hợp với xử lý ô nhiễm; kết hợp giữa sựđầu tư của Nhà nước với
đẩy mạnh huy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế; kết hợp giữa công nghệ hiện đại với các phương pháp truyền thống”.
Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW, hệ thống VBQPPL về QLNN về chất lượng nước thải các KCN tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện và bước đầu đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Lần đầu tiên nhóm chỉ
tiêu về môi trường đã được xây dựng đưa vào các chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 và hình thành mục chi ngân sách cho sự
nghiệp môi trường với mức chi hàng năm không dưới 1% tổng chi ngân sách
nhà nước. Hệ thống các cơ quan QLNN về chất lượng nước thải từ Trung ương
đến cơ sởđược tăng cường, lực lượng cảnh sát môi trường đã được thành lập và
đi vào hoạt động. Những vấn đề bức xúc và các điểm nóng về chất lượng nước
thải các KCN đang từng bước được giải quyết.
Tuy nhiên, việc thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp Nghị quyết số 41-NQ/TW đã đề ra còn nhiều thiếu sót. Nhận thức về BVMT và phát triển bền vững của nhiều cấp ủy, lãnh đạo các cấp, các ngành, doanh nghiệp
chưa đầy đủ; ý thức BVMT nhìn chung còn thấp. Việc hoàn thiện cơ chế, chính
sách và hệ thống tổ chức QLNN về chất lượng nước thải các KCN còn chậm,
không đồng bộ. Đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu về sốlượng, hạn chế về năng
lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trình độ khoa học - công nghệ xử lý,
giải quyết ô nhiễm còn thấp. Nguồn vốn đầu tư và chi thường xuyên cho BVMT
chưa đáp ứng được yêu cầu cho các KCN.
Trong chỉđạo, điều hành chỉ trú trọng tới các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, coi nhẹ các yêu cầu BVMT; có biểu hiện buông lỏng QLNN, thiếu kiên quyết trong việc xử lý vi phạm pháp luật về BVMT của các KCN; chưa giải quyết dứt
68
doanh nghiệp trong KCN vi phạm pháp luật về BVMT đối với nước thải diễn ra khá phổ biến. Nhiều vi phạm có tổ chức, tinh vi, một số hành vi có dấu hiệu tội phạm. Ô nhiễm môi trường nước thải các KCN tiếp tục gia tăng với tính chất và mức độ ngày càng nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về đến sức khỏe, đời sống của nhân dân.
Ngày 21/1/2009, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị 29-CT/TW về tiếp tục
đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41- NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về
BVMT trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước”. Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện triệt để các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 41-NQ/TW nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong BVMT đối với nước thải các KCN,
trong đó chú trọng thực hiện “Tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các VBQPPL nhằm cụ thể hóa và hướng dẫn đầy
đủ Luật BVMT, Luật Đa dạng sinh học; sửa đổi, bổ sung các quy định về tội
phạm môi trường trong Bộ Luật Hình sự. Quy định các chế tài xử lý nghiêm các
vi phạm pháp luật; xây dựng và ban hành quy định bồi thường thiệt hại về môi
trường. Kiện toàn hệ thống QLNN từ Trung ương đến. Làm rõ chức năng,
nhiệm vụ, phân công, phân cấp trách nhiệm QLNN giữa các cấp, các ngành.
Không đưa vào vận hành, sử dụng các KCN không đáp ứng các yêu cầu về
BVMT. Quản lý chặt chẽ chất thải, nhất là các chất thải nguy hại trong sản xuất công nghiệp; chấm dứt nạn xả nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi
trường vào các sông, kênh, rạch, hồ ao. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm nguồn
nước, ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư do chất thải của các KCN. Thực hiện việc đánh giá công nghệ sản xuất của các dự án đầu tư vào các KCN trực
tiếp nước ngoài, bảo đảm không đưa vào nước ta công nghệ cũ, lạc hậu gây ô
nhiễm môi trường. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm mọi sai phạm, nhất là những sai phạm gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng”. Quan điểm của Đảng còn thể hiện các văn kiện đại hội khóa X, XI, XII.
69
vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng và phát triển xã hội”; XI đã chỉ
rõ “bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành, gắn kết hài hóa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa và BVMT”.
Nếu văn kiện đại hội Đảng lần thứ XI đã hơn 10 lần nhắc đến vấn đề BVMT thì
tại văn kiện đại hội Đảng lần thứ XII đã có hơn 20 lần nhắc đến vấn đề BVMT
và khẳng định “kết hợp chặt chẽ giữa ngăn ngừa kiểm soát khắc phục ô nhiễm với khôi phục và BVMT”.
Như vậy, Đảng đã có định hướng chỉ đạo QLNN về chất lượng nước
thải các KCN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, không những sớm mà còn kịp thời và phù hợp với xu thế, yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã xây
dựng kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực và chỉ đạo các Bộ, ngành, địa
phương đồng bộ tổ chức thực hiện nhiều chính sách mới về bảo vệ BVMT đối
với nước thải các KCN đã được ban hành kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý.
Hơn nữa, chúng ta đã có thời gian, kinh nghiệm, kết quả, thành tựu khá bền
vững. Nhưng chúng ta cũng còn nhiều yếu kém, tồn tại, khó khăn, vướng mắc
trong chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ BVMT đối với nước thải các KCN. Nhiệm
vụ chưa đáp ứng được đòi hỏi của nhân dân, chưa đáp ứng kịp với tiến trình
phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội hiện nay. Chính vì vậy trong văn
kiện Đại hội XIII, nghiêm túc đánh giá về lĩnh vực này đúng với vị trí nhiệm
vụ BVMT là bảo vệ con người, bảo vệ sự phát triển bền vững của quốc gia và quốc tế. Để QLNN về chất lượng nước thải các KCN trong nhiệm kỳ XIII
được tiếp tục quan tâm hơn nữa, đáp ứng mong mỏi của nhân dân và phù hợp
với xu thế hội nhập quốc tế, trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XIII nghiên cứu toàn văn Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương