Một số giải pháp QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 80 - 83)

Trên cơ sở phân tích thực trạng QLNN đối với chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định, Luận văn đưa ra một số nhóm giải pháp trong thời gian tới như sau:

3.2.1. Tăng cƣờng hƣớng dẫn, tổ chức, thực hiện VBQPPL về chất lƣợng nƣớc thải các KCN

Đây là giải pháp mang tính tiên quyết QLNN đối với chất lượng nước

thải các KCN. Để các VBQPPL được thực hiện đúng và đầy đủ, các cơ quan QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định cần hướng dẫn mọi

đối tượng khác nhau trong KCN đặc biệt là lãnh đạo và người phụ trách môi

trường tại các doanh nghiệp. Như đã trình bày trong chương 2, hạn chế lớn

nhất của việc hướng dẫn thực hiện VBQPPL là các đối tượng hướng tới (lãnh

đạo các doanh nghiệp) chưa quan tâm. Muốn đạt được kết quả tốt thì hình

73

số hình thức như sau:

- Tổ chức tập huấn phổ biến các VBQPPL mới được ban hành cho các cán bộ phụ trách về môi trường, lãnh đạo các doanh nghiệp tham gia. Đồng thời,

định kỳ tổ chức tập huấn các VBQPPL hiện hành có liên quan QLNN về chất

lượng nước thải các KCN tối thiểu 6 tháng 1 lần. Đặc biệt, phải có khóa tập huấn riêng về BVMT cho lãnh đạo các doanh nghiệp, để họ hiểu được ý nghĩa

và tầm quan trọng của nhiệm vụ BVMT, từ đó họ có kế hoạch thực hiện trách

nhiệm BVMT đối với doanh nghiệp mình, có kế hoạch bố trí phân công lâu dài

và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phụtrách môi trường tại doanh nghiệp mình.

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng Đài phát thanh -

Truyền hình tỉnh Nam Định; Báo Nam Định; Tạp chí Khoa học, Công nghệ và Môi trường; các buổi tập huấn về vệ sinh an toàn lao động lồng ghép với nội dung phổ biến quan điểm của Đảng, của Nhà nước và của tỉnh về phát triển bền vững.

- Thông qua Hội chợ hàng công nghiệp, Hội chợ triển lãm quốc tế,

trang thông tin điện tử của UBND tỉnh Nam Định, trang thông tin điện tử của

Sở Khoa học Công nghệ, Sở thông tin truyền thông, Sở Tài nguyên Môi

trường, Ban Quản lý các KCN tỉnh tuyên truyền, quảng bá sản phẩm thân thiện với môi trường.

- Thông qua các đợt tuyên truyền nhân Tuần lễ quốc gia Vệ sinh An toàn thực phẩm - Phòng chống cháy nổ; Tuần lễ quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh môi trường; Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn; Chiến dịch Giờ Trái

đất và các tài liệu tuyên truyền để nâng cao nhận thức của lãnh đạo các doanh nghiệp, công nhân trong các KCN.

- Thông qua các tờ rơi, pano, áp phích và tổ chức các giải thưởng về

môi trường đặc biệt là Giải thưởng về BVMT các KCN. Thông qua các giải

thưởng giới thiệu các công nghệ XLNT tiên tiến, hiện đại phù hợp nhất đối với điều kiện cụ thể của các doanh nghiệp.

74

+ Luật BVMT, chính sách BVMT về chất lượng nước thải trong các

KCN, văn bản Luật có liên quan về BVMT đối với nước thải trong các KCN

và các quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về chất lượng nước thải đối với các ngành nghề sản xuất khác nhau

+ Hoạt động sản xuất của các KCN, thành phần các chất ô nhiễm phát

sinh trong nước thải, mức độ ô nhiễm so với quy chuẩn môi trường.

+ Ảnh hưởng của các chất ô nhiễm trong nước thải đến sức khỏe của cộng đồng, sản xuất nông nghiệp, cảnh quan môi trường tự nhiên

+ Cách tính phí BVMT đối với nước thải công nghiệp

+ Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với nước thải áp dụng cho nhiều ngành nghề khác nhau: các biện pháp sản xuất sạch hơn, các

biện pháp tiết kiệm nguyên liệu sản xuất, các biện pháp XLNT và những kinh nghiệm thực tế trong quá trình triển khai áp dụng các biện pháp xử lý.

+ Cơ chế hỗ trợ tài chính, cách tiếp cận vay vốn trong các hoạt động

liên quan đến đổi mới công nghệ, áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn,

sử dụng công nghệ sạch, nguyên liệu thân thiện với môi trường.

Đi đôi với việc hướng dẫn, các cơ quan QLNN về chất lượng nước thải

các KCN tỉnh Nam Định cần khắc phục được những hạn chế, yếu kém trong tổ chức, thực hiện các VBQPPL về BVMT đối với chất lượng nước thải các

KCN như đã chỉ ra trong chương 2 bằng những việc làm thiết thực và hiệu

quả như:

- Định kỳ 3 tháng/lần gửi văn bản nhắc nhở các doanh nghiệp trong KCN và các chủ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN, trạm XLNT tập trung về các trách nhiệm BVMT đối với chất lượng nước thải của các doanh nghiệp, các

đơn vị theo các quy định hiện hành.

- Thường xuyên thu thập, bổ sung và cập nhật các kết quả BVMT của mỗi doanh nghiệp. Trên cơ sở các kết quả đã có rà soát, đối chiếu với các quy

75

yêu cầu các doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc và đầy đủ các quy định hiện hành về BVMT. Hình thức nhắc nhở bằng văn bản hoặc kiểm tra, thanh tra trực tiếp.

- Thực hiện các dịch vụ công theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời tăng cường khâu hậu kiểm việc thực hiện của các doanh nghiệp về các nội dung được đưa ra trong kết quả của các dịch vụ công.

- Xây dựng mạng lưới các điểm quan trắc định kỳ chất lượng chất

lượng nước thải từ các KCN, mạng lưới các điểm quan trắc chất lượng môi trường nền khu vực tiếp nhận nước thải của các KCN để làm căn cứ so sánh, đánh giá mức độ ảnh hưởng của chất lượng nước thải các KCN đến chất

lượng môi trường khu vực xung quanh KCN. Trên cơ sở các số liệu đánh giá

yêu cầu các KCN thực hiện nghiêm trách nhiệm BVMT đối với nước thải.

- Đầu tư hệ thống hạ tầng cơ sở để tiếp nhận thông tin của trạm quan trắc

nước thải tự động liên tục của các KCN, thông qua hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục kiểm tra thông tin về chất lượng nước thải các KCN.

- Xây dựng quy chế quản lý môi trường các KCN; yêu cầu chủ đầu tư

các KCN xây dựng quy chế quản lý và BVMT nội bộ từng KCN và đăng ký

với cơ quan QLNN có thẩm quyền; yêu cầu chủ đầu tư các KCN phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa và khắc phục sự cố đối với nước thải KCN và cam

kết với cơ quan QLNN có thẩm quyền để tăng cường thực thi pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)