c) Đào tạo lao động hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.3.2. Về chủ quan
Một là, vai trò của Nhà nước trong việc quản lý đào tạo nghề cho người
DTTS chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đảm bảo nguồn lực phát triển đội ngũ GVDN cho toàn hệ thống, huy động đóng góp của người học theo quy định của pháp luật, huy động các nguồn lực xã hội hóa, đầu tư của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác; tăng cường hợp tác quốc tế trong việc phát triển đội ngũ GVDN.
Hai là, hiện nay, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng GVDN không thể hiện
rõ tính chuyên nghiệp của một trường nghề. Tình trạng bất cập trong việc bồi dưỡng, phát triển năng lực hành nghề cho giáo sinh là do những hạn chế về thời lượng và chất lượng giảng dạy, đồng thời gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức kiến tập, thực tập. Bên cạnh đó, thực tế khả năng nghiên cứu khoa học của GVDN hiện nay chưa được chú trọng đúng mức, dẫn đến hoạt động nghiên cứu khoa học của các cơ sở dạy nghề nói chung và khả năng tham gia nghiên cứu khoa học của GVDN nói riêng còn rất hạn chế.
Ba là, vấn đề bất cập nhất hiện nay là thu nhập của GVDN. Trong khi
phải làm việc căng thẳng, vất vả (vừa là một giảng viên vừa là kỹ thuật viên) nhưng thu nhập từ lương và phụ cấp theo lương lại rất thấp, không đảm bảo cho chính họ và gia đình một mức sống hợp lý, do vậy khó có thể đòi hỏi GVDN toàn tâm, toàn ý với nghề. Thực tế này là nguyên nhân dẫn đến khó giữ chân các GVDN có đủ năng lực ở lại công tác tại các cơ sở dạy nghề.
Đây cũng là nguyên nhân khó thu hút được người giỏi, người có tay nghề cao làm GVDN và thu hút sinh viên giỏi học các trường đào tạo GVDN để trở thành GVDN. Do vậy, trước tiên cần thay đổi chính sách đãi ngộ để nhà giáo sống được bằng lương và các khoản phụ cấp nghề nghiệp, tạo cho họ
36
mức sống ổn định và có thể vươn lên khá giả bằng khả năng lao động của họ mà xã hội đang rất cần.
Những yếu tố nêu trên đã ảnh hưởng trực tiếp tới quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người DTTS và hoạt động dạy nghề trong các trường nghề ở nước ta hiện nay nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng. Trong đó, đội ngũ GVDN là yếu tố chủ đạo luôn luôn chịu sức ép giữa cung và cầu trong đào
tạo. Nếu không được đầu tư phát triển GVDN một cách thích đáng sẽ khó có thể tạo được một môi trường đào tạo lành mạnh như Nghị quyết 29 đã đề ra. Vì thế, coi đầu tư phát triển GVDN là đầu tư "nguồn" quan trọng và có hiệu quả nhất để phát triển nguồn nhân lực nghề nghiệp hiện nay.
Trong quá trình triển khai chủ trương đào tạo nghề theo tinh thần Nghị quyết 29, phải chú trọng giải quyết một cách đồng bộ những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động dạy nghề trong các trường nghề. Đặt việc đổi mới cơ chế, chính sách thu hút và đãi ngộ GVDN là một trọng tâm trong khâu đột phá về chất lượng dạy nghề là yêu cầu thực tiễn hiện nay.