quốc gia, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Quan tâm đầu tư xây dựng các trạm y tế ở các xã, phường, thị trấn, các bệnh viện đa khoa tuyến, trung tâm y tế
52
huyện và các phòng khám khu vực. Chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các chủ trương, chính sách về bảo hiểm y tế được các cấp, các ngành triển khai quán triệt nghiêm túc, số người tham gia bảo hiểm y tế ngày càng tăng. Đến nay toàn tỉnh số người tham gia bảo hiểm y tế, chiếm 63,93% dân số. Riêng đối với người dân thuộc hộ nghèo, cận nghèo là người dân tộc thiểu số và người dân tộc thiểu số ở các xã thuộc vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn được các địa phương lập danh sách đề nghị cấp phát thẻ bảo hiểm y tế theo quy định.
Tăng cường công tác vận động tuyên truyền đồng bào dân tộc thiểu số tham gia các chương trình y tế quốc gia; tỷ lệ sinh con thứ ba trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm hàng năm, số trẻ suy dinh dưỡng đến nay còn 19%, giảm 10% so với năm 2010; tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh của đồng bào dân tộc thiểu số đạt 78%, tăng 19% so với năm 2010 (toàn tỉnh 85%).
Quan tâm đào tạo đội ngũ y, bác sỹ là người dân tộc thiểu số. Đến nay số lượng cán bộ y tế là người dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh có 515 người, tăng 96 người so với năm 2010. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào, thực hiện công bằng xã hội và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
2.2. Khái quát về hoạt động đào tạo nghề cho ngƣời dân tộc thiểu số ở tỉnh Kiên Giang số ở tỉnh Kiên Giang
2.2.1. Lực lƣợng lao động ngƣời dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Kiên Giang
- Giai đoạn 2001-2006: Lao động người DTTS làm việc trong nền kinh tế quốc dân của tỉnh là 76.508 người chiếm 8,79 % so với tổng số lao động