Khái quát chung về tình hình phát triển kinh tế-xã hội thành phố HàN ộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đầu tư công thành phố hà nội (Trang 53)

Hà Nội giai đoạn 2011-2016

Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, kinh tế Thủ đô duy trì tăng tƣởng khá. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)2 bình quân giai đoạn 2011-2016 tăng 9,23%, gấp 1,58 lần mức tăng bình quân chung của cảnƣớc. Quy mô GRDP năm 2016 đạt 27,6 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu ngƣời theo GRDP đạt 77 triệu đồng (khoảng 3.660 USD), gấp 2,1 lần so với năm 2010. Cuối năm 2016, theo chuẩn chung của cả nƣớc, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành việc xóa nghèo (tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 0,27%, là mức thấp thứ 6 toàn quốc)3. Các ngành kinh tế phục hồi và tiếp tục tăng trƣởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực: tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 53,9%, công nghiệp - xây dựng chiếm 41,7% và nông nghiệp 4,4%4; các nhóm ngành trong cơ cấu kinh tế Thủđô đều có mức tăng trƣởng khá:

- Ngành dịch vụ có mức tăng trƣởng cao, bình quân 5 năm tăng 9,97%; kim ngạch xuất khẩu tăng 5,25%; nhập khẩu tăng 3,69%. Trong đó, ngành dịch vụ chất lƣợng cao, trình độ cao có mức tăng trƣởng cao hơn so với toàn ngành5. Du lịch phát triển mạnh, đóng góp tích cực vào tăng trƣởng chung6.

- Ngành công nghiệp - xây dựng phục hồi, duy trì tốc độ tăng trƣởng khá, bình quân 5 năm tăng 9,11%. Bƣớc đầu hình thành một số khu công nghệ cao; công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp điện tử, CNTT phát triển mạnh7; các khu

2

GRDP là cách gọi GDP trƣớc đây.

3 Chuẩn nghèo của Trung ƣơng: 400 ngàn đồng/ngƣời/tháng (khu vực nông thôn); 500 ngàn đồng/ngƣời/tháng (khu vực thành thị). Chuẩn nghèo của Hà Nội tƣơng ứng là 550 ngàn đồng và 750 ngàn đồng. Năm 2015, 6 địa

phƣơng có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là TpHCM (0%), Đà Nẵng (0%), Bình Dƣơng (0%), Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Hà Nội. Theo chuẩn của Hà Nội, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2015 còn 0,96%.

4 Số liệu vềGRDP (tăng trƣởng, cơ cấu, GRDP/ngƣời,…) là tính theo cách cũ.

5 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; thông tin và truyền thông năm 2015 chiếm 15,04% GRDP, giai đoạn 2011-2015 tăng trung bình 12,3%.

6 Du lịch chiếm 3,3% GRDP, tăng hàng năm 10,83%.

công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) đóng góp quan trọng vào phát triển chung của ngành8, công nghiệp hỗ trợ đƣợc đẩy mạnh. Các làng nghề, phố nghề truyền thống từng bƣớc đƣợc củng cố, xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm9.

- Ngành nông nghiệp đạt kết quả tích cực, bình quân tăng 2,46%/năm, cao hơn so với chỉtiêu đặt ra, giá trị sản xuất đạt 268,3 triệu đồng/ha đất canh tác, tăng 1,44 lần so với năm 201010. Cơ cấu nội ngành nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng dịch vụ; tuy nhiên tỷ trọng chăn nuôi và trồng trọt chƣa có nhiều chuyển dịch11. Chú trọng phát triển nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, nâng cao năng suất, bảo đảm hiệu quả, bền vững. Hình thành, mở rộng một số mô hình và vùng sản xuất hàng hóa tập trung có giá trị kinh tế cao12; đã có nhiều cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa, hoa, cây ăn quả chất lƣợng cao, giá trị sản xuất lớn, đạt từ 1 - 2 tỷ đồng/ha13.

Các thành phần kinh tế đƣợc khuyến khích phát triển và có sự chuyển biến tích cực. Tỷ trọng kinh tế tƣ nhân và cá thể tăng lên14. Kinh tế hợp tác xã ổn định, tỷ lệ hợp tác xã loại tốt và khá tăng. Cơ bản hoàn thành kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2011 - 2015.

Việc hợp tác, liên kết phát triển kinh tế Vùng đƣợc quan tâm, gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy thế mạnh ở từng địa phƣơng và trong toàn Vùng. Tăng cƣờng đầu tƣ kết cấu hạ tầng khu vực ngoại thành, kết nối hạ tầng giữa Hà Nội và các địa phƣơng trong Vùng. Liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc, đặc biệt là liên kết phát triển du lịch giữa Thủ đô với Vùng đồng bằng sông Hồng đạt kết quả tích cực. Hà Nội thực hiện tốt vai trò là trung tâm tài chính -

8 Tạo ra khoảng 40% giá trị sản xuất công nghiệp, 45% kim ngạch xuất khẩu.

9 Thành phố hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm gần 59% tổng sốlàng trên địa bàn (47/52 nghề của toàn quốc).

10 Số liệu cập nhật Niên giám thống kê Hà Nội 2015.

11Năm 2010, trồng trọt chiếm 45,97%, chăn nuôi 50,25%, dịch vụ 3,78%; năm 2015 tƣơng ứng là 46,2%, 49,6% và 4,2.

12 Phát triển ổn định 69 xã chăn nuôi trọng điểm, hình thành 24 khu chăn nuôi tập trung, quy mô lớn ngoài khu

dân cƣ; 5000 ha rau an toàn tập trung đƣợc quản lý; duy trì ổn định 34 vùng sản xuất lúa hàng hóa với tổng diện

tích 25.000 ha, trong đó có gần 6.000 ha lúa chất lƣợng cao. 13 Tại các huyện Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phƣợng, Đông Anh,...

ngân hàng, dịch vụ chất lƣợng cao của khu vực phía Bắc và cả nƣớc. Sức cạnh tranh của kinh tế Thủ đô từng bƣớc đƣợc nâng lên.

Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu đầu tƣ công15, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa (XHH), tập trung cho đầu tƣ phát triển. Tổng vốn đầu tƣ xã hội trên địa bàn đạt 1,42 triệu tỷ đồng, gấp 2 lần giai đoạn 2006-2010. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thu hút đƣợc 1.370 dự án, với tổng số vốn đăng ký 6,3 tỷ USD. Thực hiện chủ trƣơng XHH đầu tƣ đạt kết quả tích cực, nhất là lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế16.

Thu NSNN trên địa bàn đạt và vƣợt dự toán. Trong giai đoạn 2011-2016, tổng thu ngân sách đạt 928 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 7,3%/năm. Chi NSĐP 360 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 7,8%/năm, bảo đảm cân đối chi thƣờng xuyên và có điều kiện tập trung cho đầu tƣ phát triển.

Trong giai đoạn 2011-2016, đầu tƣ của Hà Nội tiếp tục gia tăng mạnh, từ 205,5 nghìn tỷ đồng (năm 2011) lên 407,8 nghìn tỷ đồng (năm 2016). Tỷ lệ vốn đầu tƣ phát triển/GDP của Hà Nội trong giai đoạn này luôn dao động ở mức 62%- 65% GDP (năm 2011 là 65%, giảm xuống 62% năm 2013 và giữ ở mức 64% năm 2016). Kết quả này phản ánh sựđóng góp của vốn vào tăng trƣởng là rất lớn.

Bảng 2.1. Vốn đầu tư phát triển của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2016 [4]

Đơn vị: Tỷđồng 2011 2012 2013 2014 2015 2016 STT Tổng vốn đầu tƣ phát triển 205.512 249.287 279.352 323.334 364.171 407.780 I Vốn nhà nước 58.186 71.390 77.384 96.691 91.772 97.829 II Vốn ngoài nhà nước 110.036 150.842 181.606 201.844 246.145 283.067 1 Vốn của tổ chức doanh nghiệp 88.279 119.622 157.078 166.602 204.653 215.635 2 Vốn của dân cƣ 21.757 31.220 24.528 35.242 41.492 67.432

III Vốn nước ngoài 37.290 27.055 20.362 24.799 26.254 26.884

Tuy nhiên, chất lƣợng tăng trƣởng của Hà Nội chƣa cao, mô hình tăng trƣởng dựa trên sự thâm dụng vốn. Các sản phẩm công nghiệp có sức cạnh tranh

15 Hà Nội là địa phƣơng đầu tiên cảnƣớc xây dựng kế hoạch đầu tƣ công trung hạn 2013-2015.

16Lũy kếđến nay số dựán đầu tƣ nƣớc ngoài còn hiệu lực là 3.265 dự án với số vốn 22.234 triệu USD; có 92 dự án đầu tƣ lĩnh vực giáo dục ngoài công lập, quy mô đăng ký trên 13.200 tỷđồng; 18 bệnh viện đã hoàn thành đi

thấp. Dịch vụ trình độ cao, chất lƣợng cao phát triển chậm. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn trong tình trạng phân tán, chƣa tạo đƣợc mô hình sản xuất có hiệu quả cao. Tăng trƣởng xuất khẩu chƣa vững chắc, hàng hóa xuất khẩu chủ yếu vẫn là hàng sơ chếvà gia công. Môi trƣờng của Hà Nội ngày càng bị ô nhiễm bởi những tác động tiêu cực từ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội cũng nhƣ chƣa có đƣợc những biện pháp cần thiết để xử lý vấn đề này.

Theo đánh giá chung của báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2015, Hà Nội chỉđƣợc xếp vào nhóm Khá, trong khi Đà Nẵng ở nhóm Rất Tốt còn thành phố Hồ Chí Minh đƣợc xếp ở nhóm Tốt. Nguyên nhân của hạn chế này có thể kể đến là do chất lƣợng của cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp so với yêu cầu phát triển, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các chính sách và chính quyền chƣa cao… Song quy cho cùng là do huy động và sử dụng các nguồn lực (vốn đầu tƣ, nhân lực, đất đai…) của Hà Nội chƣa hiệu quả. Vì vậy, để có câu trả lời thỏa đáng cần có những nghiên cứu kỹ và cụ thể cho từng vấn đề. Trong đó, đánh giá và phân tích kỹ về việc huy động, sử dụng các nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển, nhất là nguồn vốn nhà nƣớc đã có đóng góp gì cho tăng trƣởng cao, bền vững của Hà Nội là rất cần thiết. [15, tr. 2-10]

2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối vớiđầu tƣ công thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2016

2.2.1. Về ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật

đối với đầu tƣ công

2.2.1.1. Đối với việc ban hành

a) Giai đoạn 2011 đến đầu năm 2015

Trong giai đoạn này, Thành phố đã ban hành các quy định có liên quan đến đầu tƣ công. Trong lĩnh vực quy hoạch, Thành phố đã ban hành Quyết định số 70/2014/QĐ-UBND ngày 12/9/2014 về quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc chung thành phố Hà Nội. Quy chế đƣa ra các quy định về tổ chức thực hiện Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và Quy định quản lý theo Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ) gồm những quy định về quản lý quy hoạch và không gian trên phạm vi toàn Thành

phố; quản lý về không gian, kiến trúc đối với các công trình xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông trên địa bàn Thành phố. Trong lĩnh vực đầu tƣ, xây dựng, Thành phố đã ban hành Quyết định số 37/2010/QĐ-UBND ngày 20/8/2010 quy định một số nội dung về quản lý các dự án đầu tƣ trên địa bàn thành phố Hà Nội, Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 thay thế Quyết định số 37/2010/QĐ-UBND. Các quy định này quy định một số nội dung về trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý đầu tƣ và xây dựng đối với các dự án đầu tƣ trên địa bàn thành phố Hà Nội, bao gồm: Dự án đầu tƣ sử dụng vốn NSNN của Thành phố, dựán đầu tƣ sử dụng vốn ngoài NSNN và dựán đầu tƣ theo các hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO), Xây dựng - Chuyển giao (BT), dự án đầu tƣ thực hiện theo hình thức đối tác công - tƣ (PPP). Trong lĩnh vực thiết kế công trình, Thành phố ban hành Quyết định số 56/2013/QĐ-UBND ngày 11/12/2013 quy định về thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong lĩnh vực quản lý chất lƣợng công trình, Thành phố đã ban hành Quyết định số 49/2013/QĐ-UBND ngày 11/11/2013 về chất lƣợng và bảo trì công trình xây dựng…

Nhìn chung, trong giai đoạn này, các quy định có liên quan đến đầu tƣ công của Thành phố tƣơng đối đầy đủ, phạm vi tác động bao trùm các lĩnh vực. Các quy định ban hành cơ bản đảm bảo yêu cầu về tính hợp pháp, phù hợp với nội dung và mục đích của luật liên quan, ban hành trong phạm vi thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục và hình thức mà pháp luật đã quy định.

Tuy nhiên, chất lƣợng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều hạn chế, chƣa đảm bảo tính hợp lý. Quy định ban hành quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc chung thành phố Hà Nội chƣa đặt ra các chế tài quản lý các dự án đầu tƣ khu đô thị, khu nhà ở thiếu đầu tƣ các trƣờng học công lập và bàn giao lại cho Thành phố quản lý, điều đó dẫn đến thực tế hiện nay là phần lớn các khu đô thị, khu nhà ở xuất hiện tình trạng thiếu trƣờng học công lập. Quy định quản lý đầu tƣ xây dựng có nhiều nội dung chép lại luật, quy định của cấp trên, thiếu hƣớng dẫn, đặc biệt các nội dung về tiêu chí thẩm định dự án đầu tƣ thuộc các lĩnh vực giao thông, giáo dục, y tế; chƣa đặt ra chế tài cụ thể đối với các dự án cấp huyện sử dụng

vốn hỗ trợ từ ngân sách Thành phố dẫn đến tình trạng các huyện tự phê duyệt hàng loạt dự án (đặc biệt dự án xây dựng các trƣờng học) và xin hỗ trợ vốn từ ngân sách Thành phố.

Bên cạnh đó, quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật chƣa đƣợc tuân thủ nghiêm nghặt; công tác điều tra nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin, phân tích đánh giá tình hình làm căn cứ cho việc ban hành quy định còn thực hiện lỏng lẻo, thiếu điều tra kỹ lƣỡng; chƣa tổ chức lấy ý kiến rộng rãi những đối tƣợng có liên quan, đặc biệt các chuyên gia, nhà khoa học, cộng đồng dân cƣ trƣớc khi hoàn thiện dự thảo quy định. Do vậy, hiện nay xuất hiện nhiều trƣờng hợp khiếu nại, kiến nghị của ngƣời dân liên quan đến việc thu hồi đất, GPMB, triển khai dựán, điều đó khiến việc triển khai dự án bịgián đoạn, kéo dài, ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân vốn.

b) Giai đoạn từ năm 2015 trở lại đây

Giai đoạn từ năm 2015 trở lại đây, đa số các văn bản luật liên quan đến quản lý dự án đầu tƣ và đầu tƣ công thay thế các luật cũ có hiệu lực thi hành nhƣ Luật Đầu tƣ công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật NSNN, điều đó khiến cho các quy định của thành phố Hà Nội ban hành trên cơ sở thực hiện các luật và quy định cũ của Trung ƣơng trở nên lạc hậu, không phù hợp với các quy định mới.

Tính đến nay, ngoại trừ lĩnh vực quy hoạch Thành phố ban hành bổ sung Quyết định số 11/2016/QĐ-UBND ngày 7/4/2016 về quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô thành phố Hà Nội; lĩnh vực quản lý chất lƣợng công trình, Thành phố ban hành Quyết định số 39/2015/QĐ-UBND ngày 30/12/2015 về chất lƣợng và bảo trì công trình xây dựng thay thế Quyết định số 49/2013/QĐ-UBND ngày 11/11/2013; các lĩnh vực còn lại liên quan quản lý đầu tƣ xây dựng, đầu tƣ công, hiện chƣa có quy định chung của Thành phố làm cơ sở cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ thực hiện. Hạn chế này đã tạo ra sự không thống nhất trong chỉđạo, điều hành; sự lúng túng của các cơ quan chuyên môn giúp việc trong xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến đầu tƣ công, trong đó có việc xác định quy trình, các bƣớc thực hiện dự án đầu tƣ công, cơ quan đầu mối chủ trì thẩm định dự án, điều chỉnh dự án và tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.

2.2.1.2. Đối với việc tổ chức thực hiện

Đối với các quy định đã đƣợc ban hành, khâu tổ chức thực hiện cũng còn nhiều bất cập. Việc triển khai quy định đến đối tƣợng thi hành bằng phƣơng tiện nhanh nhất và theo con đƣờng ngắn nhất hầu nhƣ ít khi thực hiện, thông thƣờng quy định đƣợc ban hành và gửi theo đƣờng công văn truyền thống đến các cơ quan, đối tƣợng liên quan. Việc công bố, công khai, tuyên truyền, giả thích ý nghĩa, nội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đầu tư công thành phố hà nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)