KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCVỀ ĐỊA CHÍN HỞ MỘT SỐ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về địa chính từ thực tiễn quận hai bà trưng , thành phố hà nội (Trang 35 - 39)

thế giới

Thứ nhất, hệ thống quản lý nhà nước về địa chính Cộng hòa liên bang Đức

Là loại địa chính theo hướng pháp lý. Bộ HSĐC của Đức bao gồm 1 bình đồ địa chính và một sổ cái dùng để mô tả, cụ thể là được dùng để định vị và mô tả tổng thể các thửa ruộng đất và nhà cửa. Các thửa đất được hình thành chủ yếu theo quan hệ sở hữu, còn loại hình sử dụng đất được chia loại theo mục đích sử dụng tương đối rộng (đất canh tác, đất trồng cỏ, ruộng nho, đất rừng...)Trong mỗi loại đất như trên có thể gồm nhiều hạng đất để tính thuế. Giá trị tính thuế được xác định theo tính chất sử dụng đất một cách chi tiết.

Như vậy, khái niệm thửa đất gần gũi với khái niệm lô đất sở hữu, trong đó nhiều thửa đất canh tác có thể gộp chung trong cùng một thửa địa chính, các thửa đất được đánh dấu chính xác trên thực địa bằng cột mốc, được đánh số theo một hệ thống nhận dạng thống nhất, cùng số hiệu ghi trong sổ địa bạ. Địa bạ được quản lý bởi các Bang, nhờ có cơ quan điều phối cấp Liên bang và các tiểu bang tư vấn nên có sự đồng bộ cao.

28

Hệ thống địa chính Đức được tin học hóa khá sớm, ngày nay đã trở thành hệ thống HSĐC đa mục đích.

Thứ hại, hệ thống quản lý nhà nước vềđịa chínhcủa Australia

Australia là một trong những quốc gia áp dụng hệ thống bằng khoán (title System) khá sớm và điển hình.Hệ thốngQuản lý nhà nướcvề HSĐC chủ yếu là công tác đăng ký đất đai Torrens được hình thành từ năm 1857 ở bang Nam Australia. Trong hệ thống này phải thành lập cơ quan đăng ký đất đai với chức năng đăng ký đất đaivà cung cấp thông tin về đất đai và bất động sản cho cộng đồng.Trong hồ sơ đăng ký cần kèm theo các chứng thư pháp lý dân sự để chứng minh quyền sở hữu thửa đất.Cơ quan quản lý địa chính tiến hành lập hồ sơ, lập sổ đăng ký để lưu trữ các thông tin đầy đủ, chính xác về vị trí, hình thể, diện tích, thông tin pháp lý của từng thửa đất, chủ sử dụng. Khi các thông tin pháp lý được công nhận thì chủ sử dụng được cấp một giấy chứng nhận quyền sở hữu đất thay cho mọi giấy tờ pháp lý trước đó.

Australia đã phát huy thế mạnh của hệ thống quản lý nhà nướcvề HSĐC này từ đầu thế kỷ XX. Ngày nay, hệ thống này được tin học hóa và hiện đại hóa theo hướng đa mục đích.

Thứ ba, hệ thống quản lý nhà nước về địa chínhcủa Pháp

Ở Pháp, ngay sau thời kỳ cách mạng tư sản năm 1970, Quốc hội lập hiến đã bãi bỏ thuế thân và chỉ còn lại thuế đất duy nhất đánh vào các diện tích đất đai sử dụng và thu nhập từ đất. Năm 1807, Pháp quyết định xây dựng lại hệ thống địa chính dựa trên hệ thống địa chính Napoleon. HSĐC trong hệ thống Napoleon gồm:

- Bình đồ giải thửa đo vẽ theo đơn vị xã.

- Bản mô tả chú giải cho bình đồ và từng thửa đất.

- Sổ địa bạ gốc thống kê tổng hợp theo từng chủ sở hữu dưới dạng một bản kê tài sản và đánh giá tài sản.

29

Các tài liệu địa chính có giá trị to lớn, nó trở thành nền móng của nền địa chính Pháp đương đại. Khi cần xác định quyền pháp lý về đất đai thì chủ sở hữu tự chứng minh quyền sở hữu của mình thông qua các chứng thư pháp lý khác được công nhận trong luật dân sự.

Năm 1930, có bộ Luật mới đặt nền móng cho cuộc đổi mới nền địa chính cũ đến năm 1951 thì người ta bắt đầu sử dụng ảnh chụp máy bay để làm bình đồ địa chính. Sau này, người Pháp vẫn tiếp tục sử dụng các tài liệu địa chính để quản lý địa chính và đăng ký thuế tài sản đất đai. Năm 1974, người Pháp đã ứng dụng tin học trong hệ thống quản lý nhà nướcvề HSĐC.

Trên thế giới, nhiều nước đã có kinh nghiệm về quản lý nhà nướcvề HSĐC, tuỳ vào tình hình kinh tế- xã hội của họ để chọn ra hình thức và nội dung phù hợp (quản lý địa chính kiểu Australia, quản lý kiểu Pháp...), tuy có nhiều điểm khác nhau về cả nội dung và hình thức nhưng đều có thể chuyển hoá theo sự phát triển của kỹ thuật tin học hiện đại và đều lấy thửa đất làm cơ bản, làm đối tượng để lập và quản lýHSĐC.

Qua việc tìm hiểu các hệ thống quản lý về địa chính tại một số quốc gia đã nêu ở trên có thể rút ra kinh nghiệm có thể áp dụng tại Việt Nam như sau :

- Hệ thống địa chính được thiết lập ở bất kỳ quốc gia nào đều không tách rời mục tiêu là quản lý chặtchẽquỹ đất đai.

- Các hệ thống tài liệu địa chính ở các nước nghiên cứu đều đi sâu thể hiện từng thửa đất của mỗi chủ sở hữu kèm theo các thông tin cần thiết phục vụ việc thu thuế, các nhu cầu về thông tin đất đai và yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu đất đai.

Để hiện đại hoá hệ thống quản lý, các nước đều tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu (ngân hàng dữ liệu) về đất đai và xây dựng, vận hành hệ thống thông tin đất đai. Đó chính là hệ thống quản lý nhà nước về địa chính đa mục đích mà nhiều quốc gia đang theo đuổi và bắt đầu xây dựng để ứng dụng.

30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Quản lý nhà nước về địa chính có nhiệm vụ trọng tâm là lập và quản lý HSĐC, xác định ranh giới, mốc giới, lập và quản lý địa giới hành chính và cơ sở dữ liệu về địa chính sẽ giúp Nhà nước quản lý địa chínhhiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất .

Lập và quản lý HSĐC và các dữ liệu về địa chính là một trong những nội dung quan trọng của công tác Quản lý nhà nướcvềđịa chính, là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân với đất đai, là điều kiện đảm bảo để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vị lãnh thổ, đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ, tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả cao.

Quản lý nhà nước về địa chính ở nước ta đã được thiết lập từ cách đây hơn năm thế kỷ, được chính quyền ở các chế độ khác nhau kế thừa và tiếp tục bổ sung, điều chỉnh nhằm phục vụ mục đích quản lý của mình. Kết quả của nó là sự ra đời một hệ thống địa bạ về quyền sở hữu đất đai tương đối khoa học vào thời điểm lúc bấy giờ. Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh và sự chia cắt đất nước nên việc lập và quản lý các loại HSĐC bị phân tán theo đặc thù của từng miền và từng chế độ. Hơn nữa, sau khi thống nhất đất nước, do sự thay đổi chế độ sở hữu đối với đất đai nên công tác lập HSĐC và cơ sở dữ liệu về đất đai bị gián đoạn. Hiện nay, Nhà nước đang nỗ lực xây dựng hệ thống HSĐC và các cơ sở dữ liệu ngày càng hiện đại với sự trợ giúp của công nghệ thông tin để quản lý địa chínhchặt chẽ hơn, minh bạch hơn.

31

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐỊA CHÍNH

TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về địa chính từ thực tiễn quận hai bà trưng , thành phố hà nội (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)