Cán bộ địa chính xã, phường,thị trấn (gọi chung là cán bộ địa chính cấp xã) giúp UBND xã, phường,thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) thực hiện
38
Quản lý nhà nướcvề địa chính phường, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở tài nguyên và môi trườngthành phố Hà Nội và phòng Tài nguyên và môi trường ;quản lý nhà nước về địa chính.Cán bộ địa chính phường có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
Thứ nhất, Tham mưu giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật như lập văn bản để UBND cấp xã trình UBND cấp huyện về quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp GCNQSỬ DỤNG ĐẤT theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, trình UBND cấp xã kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt và theo dõi kiểm tra việc thực hiện.
Thứ ba, trực tiếp thẩm định, xác nhận hồ sơ để UBND cấp xã cho thuê đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất, đăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền SỬ DỤNG ĐẤT, tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật; Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
Thứ tư, thực hiện việc đăng ký, lập và quản lý HSĐC; theo dõi, quản lý biến động đất đai; chỉnh lý HSĐC; thống kê, kiểm kê đất đai.
Thứ năm, tham gia hòa giải, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên môi trường theo quy định của pháp luật. Phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý tài nguyên môi trường, kiến nghị với
39
UBND cấp xã và các cơ quan có thẩm quyền xử lý. Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp xã; Giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp xã;
Thứ sáu, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường; tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trườngtrên địa bàn.
Thứ bẩy, quản lý dấu mốc đo đạc và mốc địa giới; bảo quản tư liệu về đất đai, đo đạc và bản đồ.
Thứ tám, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nướcvề tài nguyên môi trường.
Về bố trí cán bộ chuyên trách về địa chính như sau:
- Trước năm 1990 cơ quan quản lý địa chính ở Quận là Phòng quản lý nhà đất bao gồm 5 người.
- Từ năm 1993 - 1998: cơ quan quản lý địa chính của quận là Phòng Địa chính và Quản lý nhà gồm có 8 người
- Từ năm 1998 - 2001: cơ quan quản lý địa chính của quận là Phòng Địa chính Nhà đất bao gồm 10 người.
- Từ năm 2002 - 2004: cơ quan quản lý địa chính của quận là Phòng Địa chính Nhà đất và Đô thị, bộ phận địa chính bao gồm 12 người.
- Từ 2005 đến nay: cơ quan quản lý địa chính của quận là phòng Tài nguyên và môi trường, gồm 15 người trong đó 8 người có trình độ đại học, 7 người là trình độ thạc sỹ nông nghiệp.
Trước năm 2001 lực lượng cán bộ địa chính tại quận và phường rất ít. Theo số liệu báo cáo năm 2002, tổng số cán bộ biên chế của phòng là 07 cán bộ, trong đó bộ phận địa chính, nhà đất có 04 cán bộ, bộ phận đô thị 03 cán
40
bộ. Mỗi phường có 01 cán bộ địa chính trong đó khoảng 1/3 là có trình độ đại học, còn lại chủ yếu có trình độ trung cấp và phải kiêm nhiệm thêm nhiều việc khác. Điều này ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý địa chính.
Từ năm 2005 đến nay, cùng với sự thành lập Văn phòng đăng ký Đất và Nhà quận Hai Bà Trưng (nay là Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội- chi nhánh quận Hai Bà Trưng), số lượng cán bộ làm đất đai tại quậntăng lên, cơ cấu tổ chức và trình độ học vấn của cán bộ tại quận như sau:
* Phòng tài nguyên và môi trường quận Hai Bà Trưng:
- Cán bộ trong biên chế: 07 người (trình độ chuyên môn được đào tạo đúng chuyên ngành quản lý đất đai; trình độ đại học 03 người; trình độ thạc sỹ 4 người ).
- Cán bộ hợp đồng: 10 người (trình độ chuyên môn được đào tạo đúng chuyên ngành quản lý đất đai –trình độđại học).
* Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội- Chi nhánh quận Hai Bà Trưng
- Cán bộ trong biên chế: 05 người (số cán bộ có trình độ thạc sỹ được đào tạo phù hợp với chuyên môn: 01người ; số cán bộ có trình độ kỹ sư được đào tạo đúng chuyên ngành quản lý đất đai: 03 người) trong đó có 01 cán bộ phụ trách kế toán.
- Cán bộ hợp đồng: 15 người (số cán bộ có trình độ thạc sỹ được đào tạo phù hợp với chuyên môn: 05 người, số cán bộ có trình độ kỹ sư được đào tạo đúng chuyên ngành quản lý địa chính: 10 người)
Tại các phường của Quận Hai Bà Trưng hiện nay, mỗi phường có 02 cán bộ trong biên chế và một hoặc hai cán bộ hợp đồng giúp việc. Về trình độ chuyên môn được đào tạo đúng chuyên ngành, một số có trình độ thạc sỹ quản lý địa chính; nhìn chung trình độ chuyên môn của các cán bộ địa chính đã phù hợp với công tác quản lý địa chính.
41
Về cơ sở vật chất, hiện nay theo thống kê của phòng tài nguyên và môi trường về cơ sở vật chất đảm bảo đầy đủ cho cán bộ khi làm việc, phục vụ cho công tác đăng ký lần đầu, đăng ký biến động và quản lý hệ thống HSĐC. Ngoài ra còn có 02 máy scan để sao, chụp, lưu hồ sơ cấp GCNQSỬ DỤNG ĐẤT rất thuận lợi cho việc tra cứu và lưu trữ; 01 máy photocopy phục vụ việc photo văn bản; tại UBND các phường 100% bộ phận địa chính đã có máy tính sử dụng riêng.
Có thể nhận thấy nhiều trường hợp cán bộ địa chính phường và quận cần nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Cán bộ địa chính phường còn phải kiêm nhiệm nhiều việc nên đã tạo áp lực lớn về công việc. Thu nhập của cán bộ còn hạn chế khoảng 2,5 triệu đến 3 triệu đồng/người/ tháng là thấp so với chi phí sinh hoạt đối với cuộc sống tại đô thị. Ngoài ra, đối với công chức ngoài tiền lương, họ còn kỳ vọng vào cơ hội thăng tiến, sự khẳng định mình trong công việc, trong con mắt mọi người.
Trong quản lý nhà nướcvề địa chính cũng như quản lý nói chung, yếu tố con người là quan trọng nhất. Chính quyền quận là cấp thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước, trực tiếp giao dịch với người dân, nhiều cơ hội để tham nhũng, hối lộ. Các chủ trương chính sách, pháp luật có được thực hiện hay không, hình ảnh chính quyền có thân thiện và trong sạch, vững mạnh hay không cũng thường từ cấp này mà ra. Cho nên, công tác cán bộ của Quận được coi hàng đầu. Một số chức danh phụ trách phòng ban hay cán bộ chuyên môn đối với những ngành “nhạy cảm” như trưởng phòng tài nguyên và môi trường, cán bộ địa chính phường đều được luân chuyển luân phiên theo thời hạn 3 năm/lần.