ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCVỀ ĐỊA CHÍNH CỦA CHÍNH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về địa chính từ thực tiễn quận hai bà trưng , thành phố hà nội (Trang 60 - 65)

Hai Bà Trưng

Đánh giá QLNN về địa chính là một công việc phức tạp, nhiều tiêu chí, chỉ tiêu không thể lượng hoá được. Trên cơ sở áp dụng 5 tiêu chí đánh giá chính sách công của Ngân hàng thế giới, tác giả xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp nhằm thực hiện việc đánh giá QLNN về địa chính từ thực tiễn của quận Hai Bà Trưng như sau:

Tiêu chí phù hợp

Chất lượng QLNN về địa chính của quận Hai Bà Trưng phụthuộc vào những yếu tố được xem là đầu vào của quản lý. Đó là hệ thống văn bản pháp luật về đất đai của Nhà nước còn phức tạp, sự phân quyền, sự phốihợp giữa các cơ quan trong hệ thống chưa thực sự nhịp nhàng. QLNN về địa chính của quận đã theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mặc dù chưa thực sự hoàn chỉnh (chưa có quy hoạch chi tiết cấp phường, quy hoạch phù hợp với định hướng phát triển của thành phố, tuy còn một số điểm chưa phản ánh được thực nhu cầu của người sử dụng đất ). Bộ máy QLNN của quận còn thiếu và yếu, chưa thực sự phù hợp với tốc độ phát triển của đô thị. Chế độ đãi ngộ, lương thưởng của công chức chưa thực sự thoả đáng.

53

Kính phí QLNN về địa chính đã đáp ứng được cho hoạt động quản lý hành chính, nhưng nguồn vốn cho đầu tư phát triển còn hạn hẹp, chưa đa dạng. Trình độ áp dụng công nghệ, đặc biệt là tin học còn hạn chế, mới chỉ dừng ở mức độ tin học văn phòng. Tuy nhiên trong thời gian qua chính quyền quận Hai Bà Trưng đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng QLNN về địa chính, thủ tục hành chính đã được từng bước đổi mới theo hướng đơn giản và thuận tiện. Hiện nay, UBND quận đã áp dụng giải quyết thủ tục hành chính vào sáng ngày thứ 7 theo quy định của Chính phủ.

Tiêu chí hiệu lực

Tính hiệu lực QLNN về địa chính thểhiệnởvai trò lãnhđạo của cấp uỷ Đảng, việc giám sát thực hiện pháp luật của HĐND, việc tổ chức thực hiện của UBND, sự phối hợp tham gia của các tổ chức chính trị- xã hội và người sử dụng đất . Đối với quận Hai Bà Trưng công tác này đã được sự quan tâm của chính quyền, tuy nhiên chưa thật sự thường xuyên và có những chương trình, mục tiêu cụ thể. Mức độ chấp hành luật pháp của công chức, người dân trong quận không đồng đều, vẫn còn hiện tượng vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng. Một bộ phận công chức QLNN về địa chính còn có thái độ chưa tốt khi giao dịch với người dân (phong cách, nắm bắt mục tiêu quản lý, chấp hành kỷ luật, tình trạng vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy...) còn bị phàn nàn.

Việc theo dõi, lấy ý kiến đóng góp khen chê của người dân, doanh nghiệp khi giao dịch với các cơ quan QLNN quận không được tiến hành. Nhiều dự án thu hồi đất không thực hiện đúng tiến độ, chiếm hơn 30%. Một số quyết định hành chính về xử phạt vi phạm đất đai không được thực thi.

Công tác bảo vệ môi trường và cảnh quan di tích lịch sử đã được quan tâm, cụ thể như việc công trình hạ tầng kỹ thuật xây dựng kè và đường quanh sông và mương Kim Ngưu, hồ Thanh Nhàn nhằm chống lấn chiếm và thoát

54

nước thải sinh hoạt không qua xử lý ra hồ, sông. Nhìn chung hiệu lực Nhà nước trong quản lý địa chính tại quận Hai Bà Trưng cần phải được điều chỉnh nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của Nhà nước, pháp luật.

Tiêu chí hiệu quả

Được xem xét trong QLNN về địa chính của quận Hai Bà Trưng thể hiện mức độ hoàn thành 3 mục tiêu tổng quát của quản lý. QLNN về địa chính đã có những tiến bộ đáng kể, góp phần ổn định kinh tế- xã hội tại quận. Hệ thống cơ sở hạ tầng đang dần được củng cố, bộ mặt quận đã thay đổi theo dáng dấp của một đô thị hiện đại. Các thành phần kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định hàng năm, mức độ tăng trưởng kinh tế theo danh nghĩa được thể hiện trong báo cáo phát triển kinh tế- xã hội quận. Chi ngân sách đáp ứng được nhu cầu cơ bản trên các lĩnh vực đúng quy định của Luật ngân sách,thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư quận cơ bản hoàn thành việc cấp GCNQ sử dụng đất cho các hộ có giấy tờ hợp pháp hợp lệ.

Tiêu chí tác động

QLNN về địa chính của quận Hai Bà Trưng đã có những tácđộng nhất định đối sự phát triển kinh tế xã hội quận như: các khoản thu ngân sách tăng bình quân hàng năm; ý thức pháp luật của người dân đã được nâng cao; tình hình an ninh chính trị trên địa bàn ổn định; cảnh quan môi trường và hệ thống hạ tầng kỹ thuật được cải thiện, quận đã có dáng dấp của một đô thị hiện đại, đời sống văn hoá tinh thần cho người dân ngày càng được nâng cao. Ý thức của người dân về chấp hành luật pháp về đất đai, bảo vệ đất đai cảnh quan môi trường đã được nâng lên thể hiện ở số vụ vi phạm quản lý sử dụng đất có giảm. Tuy nhiên, hình ảnh của Quận đổi mới về quản lý và thân thiện trong mắt của người dân, chưa được các cấp quản lý quan tâm đúng mức.

55

Tiêu chí bền vững

Để được sự bền vững trong QLNN về địa chính của quận cần 3 yếu tố chính là: bền vững về tài chính; bền vững về nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ; bền vững về mức độ tham gia vào các hoạt động quản lý của người sử dụng đất, các tổ chức chính trị xã hội.

Từ các yếu tố trên sẽ đạt được sự ổn định về sử dụng hiệu quả tài nguyên môi trường, văn hoá lịch sử, các công trình phúc lợi công cộng, các chính sách vì người nghèo, phát triển kinh tế xã hội nhưng không ảnh hưởng đến thế hệ sau. Những vấn đề này QLNN về đất đai của quận còn nhiều chỉ tiêu chưa đạt được và đang phấn đấu thực hiện. Tuy nhiên, QLNN về địa chính của chính quyền quận còn hiện vẫn còn lúng túng trước tốc độ phát triển nhanh của công nghệ mới, nhất là công nghệ thông tin. Nguồn thu ngân sách từ đất đai còn chưa ổn định, và còn dựa chủ yếu vào nguồn ngân sách; việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào quản lý còn thấp, chưa đầu tư nghiên cứu trong quản lý; Công tác tuyên truyền giáo dục chưa thực sự tốt, thái độ của người dân còn thiếu nhiệt tình tham gia vào quản lý, chưa thực sự tin tưởng vào sự đổi mới của quận.

56

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Quản lý nhà nướcvề địa chính ở Quận Hai Bà Trưng còn nhiều hạn chế, tồn tại trong quản lý về địa chính do nguyên nhân khách quan và chủ quan, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở Quận Hai Bà Trưng đã và đang có nhiều nỗ lực nhằm xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu về địa chính hoàn chỉnh, đáp ứng cho yêu cầu quản lý địa chính trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Kết quả đến nay hầu như toàn bộ các phường trong Quận đã xây dựng được hồ sơ, sổ sách địa chính phục vụ cho yêu cầu quản lý địa chính. Đặc biệt, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội tại Quận Hai Bà Trưng đã triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, lập HSĐC dạng số (scan, nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính) để thay thế dần cho việc lập sổ sách địa chính dạng giấy, nhằm thiết lập hệ thống thông tin đất đai hoàn chỉnh, hiện đại; tạo điều kiện cho việc khai thác, cung cấp thông tin đất đai một cách thuận lợi, nhanh chóng, chính xác; nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý HSĐC; và cơ sở dữ liệu về địa chính góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản minh bạch.

Tuy nhiên, hồ sơ đăng ký được lập còn nhiều sai sót và cần phải bổ sung, thêm một số nội dung, thông tin cần thiết nhất là BĐĐC và GCNQ sử dụng đất. Hơn nữa do chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu dạng số và kết nối mạng đồng bộ nên việc cung cấp thông tin đất đai được lưu trữ còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu thông tin cho hoạt động quản lý nhà nướctrong các lĩnh vực liên quan, cũng như cho các tổ chức, cá nhân trong việc khai thác, sử dụng đất .

57

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐỊA CHÍNH TỪ THỰC TIỄN

QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về địa chính từ thực tiễn quận hai bà trưng , thành phố hà nội (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)