Vai trò của quản lý nhà nước đối với thư viện công cộng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 37)

1.2. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước đối với thư viện công cộng

1.2.4. Vai trò của quản lý nhà nước đối với thư viện công cộng

Ở Việt Nam, Nhà nước ln có vai trị quan trọng trong việc tổ chức, xây dựng, lãnh đạo và quản lý sự nghiệp thư viện. Đây là một vấn đề mang tính ngun tắc. Nhờ có ngun tắc này, Nhà nước có thể thực hiện tính thống nhất trong tồn bộ cơng tác thư viện, tạo điều kiện cho sự nghiệp thư viện phát triển ổn định, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của các thư viện. Nhà nước là cơ quan quyền lực cao nhất của một quốc gia. Vì thế, chỉ với sự quan tâm thích đáng của Nhà nước, sự nghiệp thư viện mới có thể có những điều kiện cần và đủ để phát triển. Thư viện là nơi tàng trữ, bảo quản và phổ biến các giá trị văn hóa của nhân loại, thư viện là tài sản văn hóa của quốc gia, của dân tộc. Vì vậy, Nhà nước có trách nhiệm tổ chức và phát triển sự nghiệp thư viện. Điều đó đồng nghĩa với việc tổ chức và gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. Vai trò của Nhà nước đối với sự nghiệp thư viện được thể hiện ở những bình diện sau:

Một là, Nhà nước lãnh đạo và quản lý sự nghiệp thư viện

Nhà nước có vai trị quan trọng trong việc lãnh đạo, quản lý sự nghiệp thư viện. Ở các nước phát triển trên thế giới, nguyên tắc này đã được phản ánh trong các bộ luật về thư viện. Ở Việt Nam, vai trò này đã được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hóa”“Nhà nước phát triển công tác thơng tin, báo chí, truyền thanh, truyền hình, điện ảnh, xuất bản và các phương tiện thông tin đại chúng khác”

Để lãnh đạo và quản lý sự nghiệp thư viện, Nhà nước cần xây dựng được định hướng phát triển sự nghiệp thư viện, đưa ra các chính sách, chương trình, quy định phù hợp. Nhà nước cần đưa ra những văn bản pháp quy trong đó xác định rõ phương hướng, phương thức tổ chức sự nghiệp thư viện. Ở các nước phát triển trên thế giới, nhiều nước đã ban hành các bộ luật về thư viện từ rất sớm. Ở Việt Nam, Pháp lệnh Thư viện đã được thông qua ngày

28/12/2000 và chính thức ban hành vào ngày 11/04/2001. Đó là cơ sở pháp lý để hoạt động thư viện được đảm bảo và có điều kiện phát triển.

Ở Việt Nam, nhà nước có vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của sự nghiệp thư viện. Nhà nước đảm bảo việc tổ chức lãnh đạo sự nghiệp thư viện trên quy mô cả nước và tạo điều kiện để thư viện thực sự trở thành một trợ thủ đắc lực trong cơng cuộc vận động chính trị, giáo dục lý tưởng cách mạng và nâng cao kiến thức văn hóa cho nhân dân.

Nhà nước thành lập các cơ quan chuyên trách để lãnh đạo sự nghiệp thư viện, thu hút các cơ quan chính quyền từ Trung ương đến địa phương vào công tác lãnh đạo thư viện và tổ chức sử dụng sách báo rộng rãi trong nhân dân.

Nhà nước quản lý sự nghiệp thư viện ở Việt Nam trên nhiều bình diện. Để tăng cường sự chỉ đạo thống nhất các hệ thống thư viện trong cả nước, tăng cường giám sát việc thi hành các Nghị quyết về cơng tác văn hóa nói chung và thư viện nói riêng, Bộ Văn hóa -Thơng tin thành lập Vụ Thư viện, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thư viện. Vụ này có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ văn hóa -Thơng tin giám sát các hoạt động thư viện và hướng dẫn phát triển sự nghiệp thư viện trong cả nước theo đúng đường lối của Đảng và Nhà nước. Vụ Thư viện có một số nhiệm vụ, chức năng như soạn thảo các văn bản pháp quy, chế độ chính sách cho ngành thư viện; xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm cho hoạt động phát triển sự nghiệp thư viện cả nước; xây dựng phương hướng hợp tác với nước ngoài, các tổ chức quốc tế về thư viện; tham gia các tổ chức, chương trình, dự án, các hoạt động quốc tế liên quan đến thư viện; tổ chức hội nghị, hội thảo, các lớp học chuyên đề theo khu vực hoặc tồn quốc về lĩnh vực cơng tác thư viện; phối hợp với các ngành các cấp các tổ chức chỉ đạo phong trào đọc sách báo và xây dựng mạng lưới thư viện cơ sở; làm thư ký thường trực của Hội đồng thư viện; thanh tra, kiểm tra các hoạt động thư viện; đề xuất khen thưởng và xử lý các vi phạm trong hoạt động thư viện….

Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác của nhà nước trong việc phối hợp với Bộ Văn hóa - Thơng tin thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về thư viện.

UBND các cấp quản lý nhà nước về thư viện trong phạm vi địa phương của mình theo sự phân cấp của Chính phủ. Sở Văn hóa -Thơng tin của các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, thành phố trong việc lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp mạng lưới các cơ quan văn hóa trong đó có các thư viện trong địa bàn quận, huyện. Các thư viện xã thuộc ban văn hóa xã quản lý.

Bên cạnh đó, nhà nước cịn quy định các cơ quan chỉ đạo nghiệp cụ cho các thư viện. Đối với hệ thống thư viện công cộng, thư viện Quốc gia là trung tâm chỉ đạo nghiệp vụ lớn nhất. Các thư viện tỉnh, thành phố là trung tâm hướng dẫn nghiệp vụ trên địa bàn tỉnh, thành phố. Các thư viện quận, huyện chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện xã, phường.

Đối với hệ thống thư viện khoa học kỹ thuật, thư viện Khoa học Kỹ thuật Trung ương thuộc Trung tâm thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ cho toàn hệ thống.

Viện thông tin Khoa học Xã hội hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện khoa học xã hội và nhân văn.

Thư viện Trung ương Quân đội chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ cho hệ thống thư viện trong toàn quân…

Như vậy, sự giám sát của Nhà nước vừa có tính hành chính, vừa có tính nghiệp vụ. Việc giám sát mang mục đích chủ yếu là đảm bảo sự thống nhất trong toàn bộ mạng lưới thư viện.

Hai là, Nhà nước điều tiết và tạo điều kiện cho sự nghiệp thư viện

phát triển

Ở một số nước, bên cạnh vai trò của nhà nước, các tổ chức hội thư viện có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy, điều tiết sự phát triển của hoạt động

thư viện. Ở Việt Nam, hội thư viện hiện chưa được thành lập. Nhà nước có vai trị hết sức to lớn trong việc điều tiết hoạt động thư viện ở Việt Nam. Vai trò điều tiết của nhà nước được thể hiện qua những bình diện sau:

Thứ nhất, nhà nước cấp kinh phí và tổ chức việc ưu tiên cung cấp sách và thiết bị cho các thư viện quốc lập, khuyến khích giúp đỡ các đồn thể, các tổ chức xã hội khác xây dựng thư viện. Điều này được quy định cụ thể trong điều 4 Pháp lệnh Thư viện:

“Nhà nước đầu tư ngân sách để phát triển thư viện, vốn tài liệu thư viện trong nước và hợp tác, trao đổi tài liệu với thư viện nước ngồi; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia phát triển các loại hình thư viện; thực hiện xã hội hóa hoạt động thư viện; đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ những người làm công tác thư viện và tham gia phát triển các loại hình thư viện; thực hiện xã hội hóa hoạt động thư viện đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ những người làm công tác thư viện đáp ứng nhu cầu phát triển các loại hình thư viện.”

Thứ hai, nhà nước đưa ra một số biện pháp để giúp đỡ thư viện

- Tổ chức ưu tiên cung cấp sách báo: Nhà nước tổ chức hệ thống tập trung cung cấp sách báo cho các thư viện thông qua các cơ quan phát hành. Các cơ quan phát hành có nhiệm vụ ưu tiên cung cấp sách cho các thư viện. Năm 1946, Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh về chế độ nộp lưu chiểu các loại văn hóa phẩm. Tiếp sau đó, Luật Xuất bản được ban hành cũng có điều khoản về vấn đề nộp lưu chiểu. Nhờ những quy định và văn bản pháp luật trên mà kho sách các thư viện được được cung cấp một cách có tổ chức và có kế hoạch. Như vậy, việc bổ sung được thường xuyên kịp thời. Thư viện Quốc gia có điều kiện để thu thập, tàng trữ được đầy đủ các loại văn hóa phẩm được xuất bản trên đất nước Việt Nam, kể cả các văn hóa phẩm quý hiếm.

Bên cạnh đó, nhà nước cịn giao cho Bộ Văn hóa -Thơng tin thực hiện dự án “xây dựng kho sách lưu động tại các thư viện tỉnh” nhằm luân chuyển sách báo về huyện và các cơ sở, chương trình bảo quản sách thư viện tỉnh, cung cấp sách cho các thư viện huyện vùng sâu vùng xa, cấp kinh phí cho một số thư viện mua sách chữ nổi phục vụ cho người khiếm thị.

- Tổ chức hệ thống biên mục tập trung: Nhà nước giao cho Thư viện Quốc gia Việt Nam thực hiện công tác biên mục tập trung. Cơ quan này tổ chức việc mô tả, phân loại sách và lập ký hiệu xếp giá. Biên mục tập trung đã được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau. Trước đây, thư viện Quốc gia gửi các phiếu in xuống cho các thư viện. Sau đó, thư viện Quốc gia gửi các bản biên mục tập trung và hiện nay với việc nối mạng, thư viện Quốc gia cho phép các thư viện tỉnh, thành phố có thể tra trực tiếp thơng qua mạng. Việc làm này có tính thống nhất cách mô tả, phân loại sách, đồng thời bảo đảm tính khoa học, thống nhất, chính xác trong cơng tác biên mục tại các thư viện.

Năm 1971, Hội đồng thư viện của Bộ Văn hóa -Thơng tin đã được thành lập. Với tư cách là một tổ chức tư vấn của Bộ Văn hóa -Thơng tin, Hội đồng này có nhiệm vụ giúp Bộ Văn hóa - Thơng tin trong việc nghiên cứu phương hướng phát triển sự nghiệp thư viện, điều hòa và phối hợp hoạt động giữa các thư viện và tổ chức nghiên cứu các vấn đề của ngành thư viện. Thành phần của Hội đồng có Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin, Giám đốc các thư viện trung ương và một số cán bộ hoạt động thư viện có kinh nghiệm. Đáng tiếc là hiện nay hội đồng này khơng cịn duy trì nữa.

Ngồi ra, nhà nước cịn quan tâm đến việc kiểm soát các sản phẩm và dịch vụ thơng tin thư viện. Nhà nước có những quy định cụ thể về việc xây dựng nguồn lực thư viện - thông tin. Điều này được quy định trong Pháp lệnh

thư viện. Nhà nước giao cho Bộ Văn hóa - Thông tin thực hiện chức năng kiểm tra nhà nước đối với tất cả các hệ thống thư viện.

Các thư viện của các bộ, các ngành đều phải đăng ký hoạt động khi mới thành lập.

Ba là, Nhà nước tổ chức hệ thống các trường đào tạo đội ngũ cán bộ

thông tin - thư viện

Nhà nước rất quan tâm đến công tác đào tạo và giáo dục cán bộ thư viện. Nhà nước đã xây dựng hệ thống các trường để đào tạo cán bộ có trình độ đại học, trung học cho ngành thư viện, tổ chức nâng cao trình độ lý luận nghiệp vụ cho cán bộ một cách có hệ thống

1.2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về hoạt động

thư viện công cộng

1.2.5.1. Yếu tố khách quan

- Luật pháp và chính sách với hoạt động TVCC

Cũng như các loại hình hoạt động xã hội khác, quản lý thư viện bằng pháp luật là một đặc trưng chung của các quốcgia trên thế giới. Ở nước ta luật pháp được coi là cơng cụ dùng để bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân và mọi tầng lớp xã hội. Để luật pháp trở thành công cụ sắc bén đối với việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp và trở thành ý chí chung cho mọi người tự giác chấp hành nội dung của nó, chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật cũng như hình thành ý thức chấp hành pháp luật trong mọi lĩnh vực cho cơng dân. Quản lý hành chính nhà nước về hoạt động TVCC được thực hiện khi chủ thể biết dựa vào nội dung của các văn bản pháp quy để giải quyết các nhiệm vụ quản lý. Để phát triển sự nghiệp TVCC địi hỏi phải có một quyền lực đủ mạnh tham gia vào tiến trình quản lý mới có thể làm cho hoạt động đó có được sự phát triển bền vững, hợp quy luật và đạt tới mục tiêu đã định.

Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước, phát triển sự nghiệp TVCC “để xây dựng, bảo tồn, khai thác và sử dụng vốn tài liệu của thư viện: đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu thơng tin giải trí của nhân dân và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về thư viện”. Do vậy chủ thể quản lý cần có những khả năng cơ bản như biết phát huy vai trị tích cực của yếu tố luật pháp, chính sách đồng thời biết làm hạn chế mọi sự vận dụng sai lệch luật pháp, chính sách vào hoạt động quản lý trong thực tiễn, biết tạo ra đầy đủ những cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, và định hướng mục tiêu phát triển của TVCC.

- Cơ chế QLNN về hoạt động TVCC

Cơ chế quản lý được coi là nhân tố khách quan quy định nội dung của các mối quan hệ giữa các cấp quản lý hành chính nhà nước về hoạt động TVCC. Theo cơ chế quản lý TVCC thì phân cấp quản lý được thực hiện là nhằm mục đích làm cho hoạt động quản lý đạt hiệu quả tối đa và có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm cho chính người quản lý. Nếu sự phân cấp quản lý không được xác định rõ ràng thì sẽ dẫn đến tình trạng vơ trách nhiệm, làm cho chủ thể quản lý khi thực hiện nhiệm vụ quản lý không biết rõ nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong cơng việc. Trước khi tiến hành thực hiện nhiệm vụ quản lý, người quản lý phải biết rõ quyền hạn, nhiệm vụ của mình, khi đó mọi nhiệm vụ của hoạt động quản lý sẽ được chủ thể và đối tượng thực hiện tốt hơn. Chúng ta cần phải tiến hành đổi mới cơ chế quản lý mà đặc biệt phải biết chú trọng chỉ đạo việc nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước đối với TVCC. Đổi mới cơ chế quản lý nhằm mục đích phát huy tác dụng tích cực, đồng thời tháo gỡ được mặt kìm hãm của cơ chế quản lý cũ, tạo ra môi trường thuận lợi cho việc thực hiện mọi nhiệm vụ của hoạt động quản lý, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý, phát huy sức mạnh của tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các chủ thể cũng như đối tượng trong quản lý hoạt động TVCC

Sự phát triển bền vững của mơi trường có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TVCC phát triển. Việc xây dựng môi trường thư viện đã được coi như một phần của kế hoạch đảm bảo chất lượng thư viện. Việc phát huy ảnh hưởng tích cực của mơi trường tự nhiên và xã hội có tác dụng tạo ra được điều kiện thuận lợi đối với việc giải quyết nhiệm vụ quản lý hoạt động của TVCC. Mục đích của việc phát huy tính tích cực của mơi trường là để tạo ra được các thế mạnh cũng như làm giảm thiểu tới mức tối đa những tác động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)