Thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 59)

tỉnh Thái Nguyên

2.2.1. Về hệ thống thư viện công cộngtỉnh Thái Nguyên

Theo điều 4 Pháp lệnh Thư viện “Thư viện công cộng các cấp do Ủy ban

nhân dân cùng cấp quyết định thành lập, có chức năng thu thập, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng vốn tài liệu, bao gồm tài liệu trong nước và nước ngồi theo quy định của pháp luật; xây dựng, hình thành thói quen đọc trong nhân dân; tham gia xây dựng và tổ chức việc luân chuyển tài liệu xuống cơ sở”.

TVCC được tổ chức theo dấu hiệu phân chia lãnh thổ hành chính (nước, tỉnh, thành phố, huyện , quận, xã, phường), căn cứ vào điều kiện tự nhiên và xã hội, điều kiện lịch sử các vùng dân cư và vùng lãnh thổ. Về hành chính, tỉnh Thái Nguyên được phân chia thành 9 đơn vịhành chính trong đó gồm:

- 2 thành phố là: + Thành phố Thái Nguyên + Thành phố Sơng Cơng - 6 huyện là: + Huyện Định Hóa + Huyện Võ Nhai + Huyện Phú Bình

+ Huyện Đại Từ + Huyện Phú Lương + Huyện Đồng Hỷ - 30 phường - 140 xã - 10 thị trấn

TVCC thuộc thẩm quyền của các cơ quan chính quyền địa phương và Trung ương. TVCC cần trở thành một trong những bộ phận quan trọng của bất cứ kế hoạch chiến lược dài hạn nào trong lĩnh vực văn hóa, đảm bảo thơng tin xóa mù chữ và giáo dục. Hoạt động của TVCC cần được củng cố bằng luật pháp (đạo luật) riêng và được các cơ quan chính quyền địa phương và Trung ương cấp tài chính.Hệ thống TVCC tỉnh Thái Nguyên do UBND các cấp thành lập, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan VHTT cùng cấp, đồng thời chịu sự quản lý của Nhà nước, sự chỉ đạo nghiệp vụ của Bộ VHTT. Tỉnh Thái Nguyên đã thành lập các thư viện công cộng gồm:

- 01 thư viện tỉnh (Thư viện Khoa học Tổng hợp Thái Nguyên) - 02 thư viện thành phố:

+ Thư viện thành phố Thái Nguyên + Thư viện thành phố Sông Công - 6 thư viện huyện:

+ Thư viện huyện Định Hóa + Thư viện huyện Võ Nhai + Thư viện huyện Phú Bình +Thư viện huyện Đại Từ +Thư viện huyện Phú Lương +Thư viện huyện Đồng Hỷ - 180 điểm bưu điện thư viện xã.

Hiện nay, với 9 đơn vị hành chính cấp huyện, Thái Ngun có 3 mơ hình thư viện cấp huyện sau

- Thư viện thành phố Thái Nguyên trực thuộc UBND thành phố Thái Nguyên; -Thư viện huyện Đồng Hỷ và Thư viện huyện Phú Bình trực thuộc Phịng Văn hóa và Thơng tin cấp huyện;

- 6 Thư viện còn lại gồm: thư viện thành phố Sông Công, thư viện huyện Võ Nhai, thư viện huyện Đại Từ, thư viện huyện Phú Lương, thư viện huyện Định Hóa, thư viện thị xã Phổ Yên trực thuộc Trung tâm Văn hóa, Thể thao cấp huyện.

Giống như nhiều Thư viện tỉnh khác trong cả nước, Thư viện tỉnh Thái Nguyên từ trước đến nay ln ln đóng một vai trò quan trọng đối với hệ thống Thư viện công cộng tại địa phương. Hệ thống Thư viện công cộng địa phương luôn luôn coi Thư viện tỉnh là ngôi nhà chung, là Thư viện trung tâm, là chỗ dựa về chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần của mình. Cơng tác kiểm tra, đánh giá hoạt động, xây dựng các đề án, chỉđạo thực hiện các dự án... cho hệ thống Thư viện công cộng ở địa phương Thư viện tỉnh cũng đã và đang đảm nhận. Để triển khai thực hiện các nhiệm vụ đối với công tác Thư viện cơ sở, Thư viện tỉnh đã tổ chức 1 phòng chỉ đạo-hướng dẫn nghiệp vụ cơ sở và luân chuyển sách báo gồm những cán bộ có chuyên mơn nghiệp vụ giỏi, có năng lực về công tác phong trào.

Với chức năng nhiệm vụ của mình, hệ thống TVCC đóng vai trị rất

quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nhưng như chúng ta đều biết, từ trước đến nay trong nhiều lĩnh vực hoạt động văn hóa có sự lẫn lộn, chồng lấn giữa hoạt động quản lý Nhà nước và hoạt động sự nghiệp. Lĩnh vực hoạt động Thư viện tỉnh Thái Nguyên cũng đang ở trong tình trạng này. Tình trạng đó đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cũng như khả năng phát huy hoạt động của từng lĩnh vực. Đó là chưa kể đến những mâu

thuẫn, rắc rối không cần thiết đã từng nảy sinh trong quá trình hoạt động thực hiện nhiệm vụ được giao của từng lĩnh vực. Tuy nhiên, đối với hoạt động TVCC ở tỉnh Thái Nguyên, việc quy định chức năng-nhiệm vụ cho hoạt động quản lý Nhà nước và hoạt động sự nghiệp cần xem xét đến tình hình thực tế, năng lực-khảnăng của từng lĩnh vực hiện nay để có sự điều tiết về chức năng- nhiệm vụ nếu chức năng-nhiệm vụ đó khơng ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển của ngành.

Có một thực tế là trong hoạt động Thư viện công cộng ở tỉnh Thái Nguyên, từ trước đến nay ở hầu hết các địa phương, các cơ quan quản lý Nhà nước cấp tỉnh (Sở VHTT&DL) và cấp huyện (Phịng VHTT) đều rất ít quan tâm đến cơng tác quản lý Nhà nước. Ngoài các nguyên nhân khách quan và chủ quan khác thì có những ngun nhân mà ai cũng nhận thấy đó là nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác Thư viện, về công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Thư viện của một số cơ quan làm công tác quản lý Nhà nước chưa đầy đủ, năng lực-con người làm công tác quản lý Nhà nước vừa yếu, vừa thiếu, rất ít hiểu biết về công tác chun mơn nghiệp vụ Thư viện. Chính vì vậy mà nhiều nhiệm vụ thuộc cơng tác quản lý Nhà nước đối với hệ thống Thư viện công cộng ở địa phương rất ít được quan tâm hoặc giao hẳn cho Thư viện tỉnh thực hiện như: Chỉ đạo hoạt động của hệ thống Thư viện công cộng địa phương, hướng dẫn-bồi dưỡng-tập huấn nghiệp vụ cho hệ thống Thư viện công cộng địa phương, xây dựng các phong trào đọc và phát triển Thư viện, phòng đọc sách báo ởcơ sở xã-phường, làng-bản, cơ quan...

2.2.2. Về đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ thư viện

TVCC tỉnh Thái Nguyên:

TVCC tỉnh Thái Nguyên là thư viện công cộng hạng III, với chỉ tiêu biên chế được giao là 17 và 04 hợp đồng theo Nghị định 68/CP của Chính phủ. Năm 2015 đơn vị phải hợp đồng thêm 04 lao động thời vụ việc để đáp

ứng yêu cầu nhiệm vụ. Có bộ phận chỉ có 01 cán bộ, thậm chí phải kiêm nhiệm nên đơn vị chỉ tổ chức phục vụ bạn đọc được theo giờ hành chính.

TV thành phố Thái Nguyên

- Về nhân sự: Có 9 cán bộ

- Về trình độ: Cả 9 cán bộ làm cơng tác thư viện được đào tạo từ đại học trở lên trong đó có 1 cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành thư viện.

Thư viện thành phố Sơng Cơng

- Về nhân sự: Có 1 cán bộ

- Về trình độ: Trình độ Đại học được đào tạo đúng chuyên ngành thư viện.

Thư viện huyện

- Về nhân sự: Mỗi thư viện huyện có 1 cán bộ

- Về trình độ: 6 cán bộ của 6 thư viện huyện đều có trình độ đại học trong đó có cán bộ của thư viện huyện Đại Từ, thư viện huyện Phú Lương và thư viện huyện Định Hóa có trình độ đại học đúng chun ngành.

Thư viện thị xã Phổ Yên - Về nhân sự: có 2 cán bộ

- Về trình độ: cả 2 cán bộ thư viện đều có trình độ đại học và được đào tạo đúng chuyên ngành thư viện.

Còn lại, cán bộ TV xã, phường, thị trấn, phòng đọc sách xã và cơ sở là cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, cán bộ kiêm nhiệm của xã phường... hầu hết khơng có biên chế, không lương, thời gian phục vụ không ổn định và đều không được đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghiệp vụ mà chủ yếu được đào tạo thơng qua hình thức “cầm tay chỉ việc” của TV cấp trên.

Có thể thấy lực lượng cán bộ của hệ thống TVCC tỉnh Thái Ngun khơng đơng, chất lượng đội ngũ cán bộ cịn thấp và vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Tỉnh Thái Nguyên đang rất thiếu cán bộ được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ thư viện, ngoại ngữ, tin học... nhưng lại thừa cán bộ khơng có

chuyên môn hoặc chuyên môn không phù hợp với TV. Riêng về trình độ ngoại ngữ, tin học, số cán bộ có thể sử dụng ngoại ngữ trong việc đọc tài liệu, giao tiếp với khách nước ngồi cũng như có thể dùng những kiến thức tin học viết phần mềm ứng dụng cho các hoạt động nghiệp vụ hoặc khắc phục một số lỗi trong hệ thống mạng máy tính của TV... chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.

Tỷ lệ cán bộ có năng lực, trình độ chun mơn chuyển sang các đơn vị trong ngành văn hóa hoặc ra khỏi ngành TV có xu hướng ngày càng gia tăng. Trong khi, gần 90% cán bộ TV xã, phường, thị trấn, phòng đọc sách xã và cơ sở đều làm việc dưới dạng tình nguyện hoặc kiêm nhiệm, thời gian làm việc cho TV không ổn định và thường xuyên có sự thay đổi. Chế độ tiền lương, tiền thưởng, nhất là ở TV cơ sở còn quá thấp hoặc khơng có nên khó có thể địi hỏi cán bộ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao...

Nguyên nhân chính của những khiếm khuyết trên là nhiều TV chưa có chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chưa thực hiện đúng qui trình tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, chưa quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa sử dụng và bồi dưỡng cán bộ... Vẫn còn tồn tại khoảng cách giữa chất lượng đào tạo với nhu cầu sử dụng cán bộ của các TV.

2.2.3. Về cơ sở vật chất và hạ tầng CNTT

Cơ sở vật chất

Vụ Thư viện thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan sự nghiệp, giúp Bộ trong việc định hướng phát triển cho ngành thư viện. Chính quyền các cấp, trong đó có tỉnh Thái Ngun rất quan tâm đến việc phát triển,

mở rộng hệ thống thư viện công cộng như ban hành một hệ thống văn bản

pháp quy cho việc phát triển và mở rộng hệ thống TVCC và các loại hình thư viện khác ở các cấp. Thư viện tỉnh được cấp trung bình khoảng 1,5 tỷ đồng / năm trong xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, bổ sung vốn tài liệu...

Một số trụ sở thư viện cấp huyện được đầu tư xây dựng (trung bình mỗi thư viện từ 300 - 500 triệu đồng). Một số thư viện huyện được đầu tư từ 800 - 1 tỷ đồng, đặc biệt có thư viện cấp huyện được địa phương đầu tư xây dựng từ 2 tỷ đồng trở lên như thư viện huyện Phú Lương, huyện Đại Từ. Tỉnh Thái Ngun cũng có chương trình xây dựng trụ sở cho các thư viện huyện ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó như thư viện huyện Võ Nhai, Phú Bình, trung bình mỗi thư viện huyện từ 250 - 350 triệu). Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng hơn 30% thư viện cấp huyện, xã được xây dựng mới từ ngân sách địa phương và Trung ương.

Vì vậy, đến nay, ở Thái Nguyên, hầu hết ở các huyện, thị xã đều có thư viện công cộng và đều được Nhà nước tài trợ miễn phí cho hoạt động thư viện. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống thư viện công cộng tỉnh Thái Nguyên chủ yếu tập trung tại các khu đô thị, khu vực trung tâm, thiếu các thư viện, tủ sách vệ tinh nên dẫn đến nghịch lý càng ở nơi trung tâm, điều kiện hưởng thụ thơng tin phong phú, đầy đủ thì “cung đang chờ cầu”, trong khi ở vùng xa trung tâm, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa người dân vẫn vơ cùng “đói sách”.

Bên cạnh đó, hiện nay hệ thống TVCC tỉnh Thái Nguyên đang tồn tại rất nhiều mơ hình Thư viện xã như: Thư viện xã nằm trong nhà văn hóa xã, Thư viện xã trực thuộc UBND xã, Thư viện xã kết hợp với Thư viện trường học ở địa phương gọi là Thư viện cộng đồng trường-xã, Thư viện xã nằm trong trung tâm học tập và giáo dục cộng đồng xã.

Nhiều chương trình mục tiêu quốc gia như hỗ trợ sách và xây dựng thư viện cho các huyện nghèo, chương trình bảo quản tài liệu, chương trình tin học hóa thư viện. Tình trạng TVCC ở cấp huyện, cấp xã, đặc biệt là vùng sâu, vùng núi vẫn chưa được tốt, cịn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí, nguồn lực, hạ tầng CNTT như thư viện huyện Võ Nhai, thư viện huyện Phú Lương

Nhiều thư viện tỉnh, thành trong đó phải kể đến các tỉnh miền núi đã tích cực đẩy mạnh luân chuyển sách đến miền núi, nông thôn vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện cho người dân được sử dụng sách báo. Một số thư viện đã đạt được số lượt sách luân chuyển hàng trăm lượt/năm, tiêu biểu là thư viện huyện Đại Từ, thư viện huyện Định Hóa. Những xã có điều kiện kinh tế xã hội, phát triển nhu cầu đọc sách báo cao... nên thực hiện mơ hình Thư viện xã là một thiết chế văn hóa độc lập trực thuộc UBND xã.

Hạ tầng CNTT

Cơng tác tin học hóa hoạt động thơng tin thư viện đã được thư viện tỉnh Thái Nguyên nghiên cứu áp dụng. Hiện nay Chương trình Sáng kiến thư viện tồn cầu đã được triển khai ở 10 nước và Việt Nam là nước thứ 11. Ở Việt Nam, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (Văn bản số 2011/TT-QHQT ngày 20/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ), Quỹ Bill và Melinda Gates đã phối hợp với Bộ Thông tin, Truyền thông (chủ dự án) và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch triển khai Dự án Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet cơng cộng ở Việt Nam.Dự án được triển khai tại 400 điểm Thư viện công cộng (cấp tỉnh, huyện) và 1.000 điểm Bưu điện Văn hóa xã và 500 thư viện xã trên địa bàn 40 tỉnh khó khăn tại Việt Nam. Thời gian thực hiện là 5 năm (2011-2016). Tổng kinh phí của dự án là 50.568.362 USD, trong đó tài trợ khơng hồn lại của BMGF là 29.998.220 USD, đóng góp bằng phần mềm của Microsoft là 3.639.000 USD và 16.931.142 USD vốn đối ứng của phía Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là hướng tới nhóm những người dân nghèo, đặc biệt là những người dân sống ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn có cơ hội được tiếp cận bình đẳng, có hiệu quả và bền vững với công nghệ thông tin và được hưởng những lợi ích về kinh tế, xã hội do cơng nghệ thơng tin mang lại, từ đó góp phần xố đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của cá nhân, góp phần cải thiện kinh tế cho gia đình,

cho cộng đồng và cho xã hội. Dự án được triển khai bước đầu đã có nhiều tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của hệ thống TVCC Việt Nam.

Trong đợt 1 của dự án, Thái Nguyên là 1 trong 12 tỉnh trong cả nước được triển khai đầu tư. Thư viện tỉnh được trang bị 40 máy tính/thư viện, các thư viện huyện được trang bị 10 máy tính/thư viện, và các thư viện xã được trang bị 5 máy tính/thư viện. Các thư viện tỉnh thuộc Dự án thí điểm (bao gồm Thư viện tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An và Trà Vinh) được lắp đặt thêm 20 máy tính/thư viện.Nhờ đó, thư viện tỉnh Thái Ngun được trang bị máy tính có kết nối Internet để phục vụ miễn phí cho người dân. Đồng thời đi kèm theo đó, để đảm bảo tính hiệu quả, bền vững của chương trình, việc đào tạo nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ thư viện có đủ khả năng hướng dẫn cho người dân biết cách sử dụng máy tính, truy cập Internet để tìm những thơng tin, tri thức có ích cho cuộc sống của họ.

Trong hệ thống TVCC tại Thái Nguyên mới chỉ có thư viện Khoa học Tổng hợp tỉnh Thái Nguyên hiện đang sử dụng phần mềm ILIB trong hoạt động. Các thư viện cấp huyện chưa có điều kiện để ứng dụng phần mềm này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)