Về đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ thư viện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 62)

TVCC tỉnh Thái Nguyên:

TVCC tỉnh Thái Nguyên là thư viện công cộng hạng III, với chỉ tiêu biên chế được giao là 17 và 04 hợp đồng theo Nghị định 68/CP của Chính phủ. Năm 2015 đơn vị phải hợp đồng thêm 04 lao động thời vụ việc để đáp

ứng yêu cầu nhiệm vụ. Có bộ phận chỉ có 01 cán bộ, thậm chí phải kiêm nhiệm nên đơn vị chỉ tổ chức phục vụ bạn đọc được theo giờ hành chính.

TV thành phố Thái Nguyên

- Về nhân sự: Có 9 cán bộ

- Về trình độ: Cả 9 cán bộ làm công tác thư viện được đào tạo từ đại học trở lên trong đó có 1 cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành thư viện.

Thư viện thành phố Sông Công

- Về nhân sự: Có 1 cán bộ

- Về trình độ: Trình độ Đại học được đào tạo đúng chuyên ngành thư viện.

Thư viện huyện

-Về nhân sự: Mỗi thư viện huyện có 1 cán bộ

- Về trình độ: 6 cán bộ của 6 thư viện huyện đều có trình độ đại học trong đó có cán bộ của thư viện huyện Đại Từ, thư viện huyện Phú Lương và thư viện huyện Định Hóa có trình độ đại học đúng chuyên ngành.

Thư viện thị xã Phổ Yên -Về nhân sự: có 2 cán bộ

- Về trình độ: cả 2 cán bộ thư viện đều có trình độ đại học và được đào tạo đúng chuyên ngành thư viện.

Còn lại, cán bộ TV xã, phường, thị trấn, phòng đọc sách xã và cơ sở là cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, cán bộ kiêm nhiệm của xã phường... hầu hết không có biên chế, không lương, thời gian phục vụ không ổn định và đều không được đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghiệp vụ mà chủ yếu được đào tạo thông qua hình thức “cầm tay chỉ việc” của TV cấp trên.

Có thể thấy lực lượng cán bộ của hệ thống TVCC tỉnh Thái Nguyên không đông, chất lượng đội ngũ cán bộ còn thấp và vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Tỉnh Thái Nguyên đang rất thiếu cán bộ được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ thư viện, ngoại ngữ, tin học... nhưng lại thừa cán bộ không có

chuyên môn hoặc chuyên môn không phù hợp với TV. Riêng về trình độ ngoại ngữ, tin học, số cán bộ có thể sử dụng ngoại ngữ trong việc đọc tài liệu, giao tiếp với khách nước ngoài cũng như có thể dùng những kiến thức tin học viết phần mềm ứng dụng cho các hoạt động nghiệp vụ hoặc khắc phục một số lỗi trong hệ thống mạng máy tính của TV... chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.

Tỷ lệ cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn chuyển sang các đơn vị trong ngành văn hóa hoặc ra khỏi ngành TV có xu hướng ngày càng gia tăng. Trong khi, gần 90% cán bộ TV xã, phường, thị trấn, phòng đọc sách xã và cơ sở đều làm việc dưới dạng tình nguyện hoặc kiêm nhiệm, thời gian làm việc cho TV không ổn định và thường xuyên có sự thay đổi. Chế độ tiền lương, tiền thưởng, nhất là ở TV cơ sở còn quá thấp hoặc không có nên khó có thể đòi hỏi cán bộ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao...

Nguyên nhân chính của những khiếm khuyết trên là nhiều TV chưa có chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chưa thực hiện đúng qui trình tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, chưa quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa sử dụng và bồi dưỡng cán bộ... Vẫn còn tồn tại khoảng cách giữa chất lượng đào tạo với nhu cầu sử dụng cán bộ của các TV.

2.2.3. Về cơ sở vật chất và hạ tầng CNTT

Cơ sở vật chất

Vụ Thư viện thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan sự nghiệp, giúp Bộ trong việc định hướng phát triển cho ngành thư viện. Chính quyền các cấp, trong đó có tỉnh Thái Nguyên rất quan tâm đến việc phát triển,

mở rộng hệ thống thư viện công cộng như ban hành một hệ thống văn bản

pháp quy cho việc phát triển và mở rộng hệ thống TVCC và các loại hình thư viện khác ở các cấp. Thư viện tỉnh được cấp trung bình khoảng 1,5 tỷ đồng / năm trong xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, bổ sung vốn tài liệu...

Một số trụ sở thư viện cấp huyện được đầu tư xây dựng (trung bình mỗi thư viện từ 300 - 500 triệu đồng). Một số thư viện huyện được đầu tư từ 800 - 1 tỷ đồng, đặc biệt có thư viện cấp huyện được địa phương đầu tư xây dựng từ 2 tỷ đồng trở lên như thư viện huyện Phú Lương, huyện Đại Từ. Tỉnh Thái Nguyên cũng có chương trình xây dựng trụ sở cho các thư viện huyện ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó như thư viện huyện Võ Nhai, Phú Bình, trung bình mỗi thư viện huyện từ 250 - 350 triệu). Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng hơn 30% thư viện cấp huyện, xã được xây dựng mới từ ngân sách địa phương và Trung ương.

Vì vậy, đến nay, ở Thái Nguyên, hầu hết ở các huyện, thị xã đều có thư viện công cộng và đều được Nhà nước tài trợ miễn phí cho hoạt động thư viện. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống thư viện công cộng tỉnh Thái Nguyên chủ yếu tập trung tại các khu đô thị, khu vực trung tâm, thiếu các thư viện, tủ sách vệ tinh nên dẫn đến nghịch lý càng ở nơi trung tâm, điều kiện hưởng thụ thông tin phong phú, đầy đủ thì “cung đang chờ cầu”, trong khi ở vùng xa trung tâm, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa người dân vẫn vô cùng “đói sách”.

Bên cạnh đó, hiện nay hệ thống TVCC tỉnh Thái Nguyên đang tồn tại rất nhiều mô hình Thư viện xã như: Thư viện xã nằm trong nhà văn hóa xã, Thư viện xã trực thuộc UBND xã, Thư viện xã kết hợp với Thư viện trường học ở địa phương gọi là Thư viện cộng đồng trường-xã, Thư viện xã nằm trong trung tâm học tập và giáo dục cộng đồng xã.

Nhiều chương trình mục tiêu quốc gia như hỗ trợ sách và xây dựng thư viện cho các huyện nghèo, chương trình bảo quản tài liệu, chương trình tin học hóa thư viện. Tình trạng TVCC ở cấp huyện, cấp xã, đặc biệt là vùng sâu, vùng núi vẫn chưa được tốt, còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí, nguồn lực, hạ tầng CNTT như thư viện huyện Võ Nhai, thư viện huyện Phú Lương

Nhiều thư viện tỉnh, thành trong đó phải kể đến các tỉnh miền núi đã tích cực đẩy mạnh luân chuyển sách đến miền núi, nông thôn vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện cho người dân được sử dụng sách báo. Một số thư viện đã đạt được số lượt sách luân chuyển hàng trăm lượt/năm, tiêu biểu là thư viện huyện Đại Từ, thư viện huyện Định Hóa. Những xã có điều kiện kinh tế xã hội, phát triển nhu cầu đọc sách báo cao... nên thực hiện mô hình Thư viện xã là một thiết chế văn hóa độc lập trực thuộc UBND xã.

Hạ tầng CNTT

Công tác tin học hóa hoạt động thông tin thư viện đã được thư viện tỉnh Thái Nguyên nghiên cứu áp dụng. Hiện nay Chương trình Sáng kiến thư viện toàn cầu đã được triển khai ở 10 nước và Việt Nam là nước thứ 11. Ở Việt Nam, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (Văn bản số 2011/TT-QHQT ngày 20/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ), Quỹ Bill và Melinda Gates đã phối hợp với Bộ Thông tin, Truyền thông (chủ dự án) và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch triển khai Dự án Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng ở Việt Nam.Dự án được triển khai tại 400 điểm Thư viện công cộng (cấp tỉnh, huyện) và 1.000 điểm Bưu điện Văn hóa xã và 500 thư viện xã trên địa bàn 40 tỉnh khó khăn tại Việt Nam. Thời gian thực hiện là 5 năm (2011-2016). Tổng kinh phí của dự án là 50.568.362 USD, trong đó tài trợ không hoàn lại của BMGF là 29.998.220 USD, đóng góp bằng phần mềm của Microsoft là 3.639.000 USD và 16.931.142 USD vốn đối ứng của phía Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là hướng tới nhóm những người dân nghèo, đặc biệt là những người dân sống ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn có cơ hội được tiếp cận bình đẳng, có hiệu quả và bền vững với công nghệ thông tin và được hưởng những lợi ích về kinh tế, xã hội do công nghệ thông tin mang lại, từ đó góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của cá nhân, góp phần cải thiện kinh tế cho gia đình,

cho cộng đồng và cho xã hội. Dự án được triển khai bước đầu đã có nhiều tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của hệ thống TVCC Việt Nam.

Trong đợt 1 của dự án, Thái Nguyên là 1 trong 12 tỉnh trong cả nước được triển khai đầu tư. Thư viện tỉnh được trang bị 40 máy tính/thư viện, các thư viện huyện được trang bị 10 máy tính/thư viện, và các thư viện xã được trang bị 5 máy tính/thư viện. Các thư viện tỉnh thuộc Dự án thí điểm (bao gồm Thư viện tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An và Trà Vinh) được lắp đặt thêm 20 máy tính/thư viện.Nhờ đó, thư viện tỉnh Thái Nguyên được trang bị máy tính có kết nối Internet để phục vụ miễn phí cho người dân. Đồng thời đi kèm theo đó, để đảm bảo tính hiệu quả, bền vững của chương trình, việc đào tạo nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ thư viện có đủ khả năng hướng dẫn cho người dân biết cách sử dụng máy tính, truy cập Internet để tìm những thông tin, tri thức có ích cho cuộc sống của họ.

Trong hệ thống TVCC tại Thái Nguyên mới chỉ có thư viện Khoa học Tổng hợp tỉnh Thái Nguyên hiện đang sử dụng phần mềm ILIB trong hoạt động. Các thư viện cấp huyện chưa có điều kiện để ứng dụng phần mềm này. Các thư viện huyện đang sử dụng phần mềm CDS/ISIS (Computer Documentations System/ Integrated Set of Information System). Là một phần mềm miễn phí nên CDS/ISIS đã được triển khai rộng rãi trong toàn hệ thống thư viện công cộng từ những năm đầu thập niên 90 cho đến 2000.Tại các thư viện huyện đa số ứng dụng phần mềm CDS/ISIS vì phần mềm vẫn phù hợp với các thư viện quy mô nhỏ.

Như vậy, có thể thấy rằng, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin được phát triển đồng bộ với sự đầu tư của Nhà nước và sự hỗ trợ từ Dự án BMGF-VN. Trên cơ sở đó, hệ thống TVCC tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục chú trọng đến một số vấn đề như: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện, từng bước chuẩn hóa về mặt nghiệp vụ, đổi mới phương thức hoạt

động, đa dạng hóa các dịch vụ trong thư viện nhằm rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và các nước phát triển trên thế giới. Duy trì bền vững cơ sở hạ tầng thông tin được tiếp nhận từ dự án “Nâng cao sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng” do Quỹ Gate tài trợ để triển khai một cách rộng rãi hơn công tác tự động hóa và xây dựng thư viện số.

Đồng thời, củng cố phát triển mạng lưới thư viện cơ sở, mở rộng hoạt động thư viện chi nhánh, thư viện lưu động để tạo điều kiện thuận lợi và sự bình đẳng trong hưởng thụ sách báo cho nhân dân đặc biệt là ở những vùng sâu vùng xa, vùng có hoàn cảnh khó khăn. Tạo điều kiện cho văn hóa đọc có thể phát triển rộng khắp.

2.2.4. Về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ

Nhà nước thực hiện các chính sách đầu tư đối với thư viện trong đó có chính sách đầu tư để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người làm công tác thư viện hoạt động bằng ngân sách nhà nước; hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện của thư viện các tổ chức không hoạt động bằng ngân sách nhà nước, quy định việc tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ theo sự phân công của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Bên cạnh đó nhà nước còn quy định người làm công tác thư viện có các quyền được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ thư viện; tham gia nghiên cứu khoa học, các sinh hoạt chuyên môn, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;

Trước đây đội ngũ cán bộ thư viện tỉnh Thái Nguyên còn mỏng. Đội ngũ cán bộ thư viện không chỉ thiếu về số lượng mà còn yếu về chuyên môn và chưa được đào tạo đúng chuyên ngành.Tuy nhiên trong những năm gần đây công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ đã được thư viện tỉnh Thái Nguyên chú trọng hơn, đội ngũ cán bộ thư viện đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Các chương trình đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao

trình độ vẫn được tổ chức thường xuyên. Qua đó, để dần từng bước nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ thư viện nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ thông tin cho độc giả. Các lớp học nghiệp vụ được tổ chức gần đây tại các huyện Phú Bình, Phổ Yên, Đại Từ; các lớp bồi dưỡng kiến thức tin học do Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức; lớp “Quy tắc Biên mục Anh - Mỹ rút gọn”; Lớp đào tạo về Khung phân loại DDC, lớp biên mục MARC…

Tỉnh Thái Nguyên hiện có 1 Thư viện tỉnh, và các thư viện huyện-thị- thành phố, thư viện xã-phường-phòng đọc sách báo và tủ sách cơ sở,... Bình quân mỗi năm Thư viện tỉnh mở 1-2 lớp tập huấn và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Thư viện huyện-thị-thành phố, phối hợp với các Trung tâm văn hóa các huyện tổ chức 1-2 lớp tập huấn-bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Thư viện cơ sở. Thư viện tỉnh còn thường xuyên tổ chức các cuộc thi như: Hội thi cán bộThư viện giỏi toàn tỉnh, Hội thi đọc và kể chuyện theo sách toàn tỉnh, Hội thi tìm hiểu sách báo. Để đôn đốc và động viên các Thư viện huyện-thị và cơ sở hoạt động, hàng tháng-hàng quý, đặc biệt là ở các thời điểm có các sự kiện lịch sử chính trị lớn, Thư viện tỉnh đều có công văn nhắc nhở, hướng dẫn các Thư viện hoạt động. Hàng năm Thư viện tỉnh đều tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Thư viện cơ sở. Bình quân mỗi năm Thư viện tỉnh còn hỗ trợ, luân chuyển từ 15.000 - 20.000 bản sách cho hệ thống Thư viện huyện - thịvà cơ sở.

2.2.5. Về hợp tác quốc tế

Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành quốc gia thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới - WTO. Hòa nhập với xu thế chung của đất nước, ngành thư viện nước nhà đã phát huy tốt kinh nghiệm và truyền thống, đưa hợp tác quốc tế dần trở thành một trong những mũi nhọn của hoạt động thư viện Việt Nam. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do những biến động kinh tế trong nước và thế giới, nhưng 5 năm qua (2007-2011), hợp tác quốc tế về thư viện đã đạt nhiều thành tích xuất sắc, góp phần nâng cao vị thế thư viện Việt Nam trên phạm vi khu vực và thế giới.

Việc quan hệ trao đổi, hợp tác chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động nghiệp vụ, thu hút đầu tư, đào tạo cán bộ đã và đang ngày càng được mở rộng và có hiệu quả. Không chỉ dừng lại ở việc mở rộng các đối tác mà còn đi sâu vào nội dung hợp tác quốc tế, nâng tầm vị trí, vai trò của Thư viện Công cộng tỉnh Thái Nguyên.

Dự án Sách cho Châu Á do Quỹ Châu Á (Hoa Kỳ) tài trợ cung cấp bản sách tiếng Anh về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật… Quỹ này cung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)