Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại đơn vị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý tài chính đối với báo gia đình và xã hội thuộc tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình, bộ y tế (Trang 35 - 38)

L ỜI CẢM ƠN

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế

1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại đơn vị

1.2.4.1. Nhân tố khách quan

a) Chính sách của Nhà nước

Chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng quyết định đến công tác quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế, có tác dụng chi phối hoạt động của đơn vị sự nghiệp. Chính sách đúng đắn có tác động tích cực đến sự phát triển sự nghiệp và ngược lại.

Cơ chế trao quyền tự chủ mới cho phép mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ, thu phí đối với người sử dụng đối với các dịch vụ nằm ngoài nhiệm vụ cơ bản được giao của đơn vị. Những đơn vị tự chủ tài chính được trao quyền đáng kể trong việc cân đối, tăng lương cho cán bộ nhân viên và áp dụng những mức chi trả lương phân biệt rộng hơn đối với nhân viên. Các đơn vị linh hoạt hơn trong thực hiện hoạt động so với trước đây. Cơ chế mới tạo động cơ tiết kiệm và tăng lương cho nhân viên. Tôn trọng quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp.

b) Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế không có thu dịch vụ khám, chữa bệnh

Các đơn vị sự nghiệp y tế bao gồm các bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực, bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, trạm y tế xã, phường, trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp, các Trường, viện nghiên cứu, các đơn vị truyền thông công tác Y tế- Dân số.

Bên cạnh các đơn vị sự nghiệp y tế thực hiện hoạt động khám chữa bệnh là hoạt động chủ đạo thì các đơn vị sự nghiệp y tế như các viện nghiên cứu, các Trường, các đơn vị truyền thông công tác Y tế- Dân số giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp y tế, đặc biệt là công tác truyền thông y tế- dân số. Không chỉ liên quan đến các quy định của ngành y tế, cơ quan báo chí truyền thông ngành y tế chịu sự điều chỉnh bởi các quy định của ngành thông tin và truyền thông. Công tác tuyên truyền của các cơ quan báo chí, phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề bảo vệ và chăm sóc sức khỏe vô cùngquan trọng. Y tế là lĩnh vực bao hàm nhiều vấn đề và nhạy cảm, phức tạp.

Thông tin về lĩnh vực y tế đòi hỏi nhà truyền thông, đội ngũ phóng viên, báo chí phải có sự am hiểu về lĩnh vực y tế có kĩ năng truyền thông phù hợp; phải có đạo đức và có khả năng đánh giá tác động thông tin, tránh gây hiểu lầm, tạo dư luận không tốt trong xã hội, thậm chí gây kích động với người dân.

Thông tin báo chí tuyên truyền y tế phải kịp thời, chính xác, đặc biệt khi tuyền truyền về những vấn đề ảnh hưởng lớn, trên diện rộng liên quan trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.

Xác định ngành y là ngành nhạy cảm vì liên quan đến sức khoẻ và tính mạng con người, lại luôn có những sự cố rình rập nên Bộ Y tế luôn đề cao vai trò của truyền thông. Vì thế, truyền thông đã giúp người dân nhận thức được cách phòng, chữa bệnh, giúp cộng đồng hiểu hơn về ngành.

c) Thị trường đầu vào, đầu ra của đơn vị sự nghiệp

Khả năng nguồn lực đầu vào (có hạn) được phân phối và sử dụng có ảnh hưởng quan trọng đến công tác quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp ngành y tế; Quản lý chi tiêu, sử dụng nguồn lực trong các đơn vị sự nghiệp ngành y tế dựa theo hệ thống tiêu chuẩn, định mức, chế độ lập sẵn, không chú trọng đến kết quả thực sự đạt được ở đầu ra của chu trình ngân sách. Nếu nhu cầu chi tiêu đề nghị nhiều nhưng nguồn lực có hạn thì cắt hoặc dàn trải cho các hạng mục.

Ngoài ra những nhân tố như trình độ dân trí, mức sống của người dân, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho việc cung cấp hàng hóa công cộng, độ nhạy bén của các đơn vị cung cấp dịch vụ côn cũng tác động đến hiệu quả huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế. Khi dân trí và mức sống của người dân được cải thiện hơn thì có sẽ có điều kiện để thụ hưởng nhiều các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tiên tiến,toàn diện hơn. Qua đó thúc đẩy sự phát triển cảu các dịch vụ công ngày càng đa dạng, tạo được nhiều nguồn tài chính đầu vào cho các hoạt động sự nghiệp. Khi nhu cầu chi tiêu của xã hội, của Nhà nước tăng lên, đầu ra của các dịch vụ công trong các đơn vị sự nghiệp được đảm bảo.

1.2.4.2. Nhân tố chủ quan

Bên cạnh các nhân tố khách quan, công tác quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập y tế còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan, cụ thể:

-Năng lực, trình độ của cán bộquản lý tài chính.

Trình độ của cán bộ quản lý là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịp thời, chính xác của các quyết định quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Nếu cán bộ quản lý tài chính có năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm quản lý sẽ tác động đến các hoạt động quản lý tài chính một cách tích cực, đưa hoạt động quản lý tài chính của đơn vị ngày càng đi vào nề nếp

và hiệu quả. Ngược lại, đội ngũ cán bộ quản lý thiếu kinh nghiệm, hạn chế về chuyên môn sẽ dẫn đến hoạt động quản lý lỏng lẻo, dễ thất thoát, lãng phí, đồng thời hoạt động quản lý tài chính sẽ không được chuẩn hóa phù hợp với vai trò và vị trí của đơn vị.

- Hệ thống kiểm soát nội bộ (môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, thủ tục kiểm soát)

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ là các quy định, các thủ tục kiểm soát do đơn vị xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo việc tuân thủ pháp luật và các quy định để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa, phát hiện sai sót nhằm quản lý và sử dụng các nguồn tài chính của nhà trường một cách có hiệu quả. Đơn vị có hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, hữu hiệu sẽ giúp cho công tác quản lý tài chính được thuận lợi, chặt chẽ, giúp đơn vị kịp thời chấn chỉnh và phát hiện sai sót, ngăn chặn hành vi gian lận trong công tác quản lý tại đơn vị, cũng như đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.

1.3. Kinh nghiệm quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công ở một số quốc gia và bài họcrút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý tài chính đối với báo gia đình và xã hội thuộc tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình, bộ y tế (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)