Tăng cường c ng tác thực hành tiết iệm, chống lãng phí

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý tài chính đối với báo gia đình và xã hội thuộc tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình, bộ y tế (Trang 85)

L ỜI CẢM ƠN

3.2.1.Tăng cường c ng tác thực hành tiết iệm, chống lãng phí

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Tăng cường c ng tác thực hành tiết iệm, chống lãng phí

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là một trong những giải pháp có tầm quan trọng trong quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp. Lãnh đạo Báo Gia đình và xã hội cần ban hành kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm để các phòng, ban, đơn vị biết và thực hiện nhằm tiết kiệm chi tiêu và sử dụng kinh phí một cách có hiệu quả cụ thể:

Thứ nhất,Lãnh đạo đơn vị cần phải tổ chức, quán triệt triển khai thực hiện kế hoạch thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm

Thứ hai, tổ chức quán triệt, tuyên truyền về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Mở chuyên mục tiết kiệm, chống lãng phí trên trang web của đơn vị và thường

xuyên cập nhật thông tin để mở rộng công tác tuyên truyền và nhân rộng gương điển hình trong toàn đơn vị.

Chỉ đạo các phòng, ban phổ biến những nội dung liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với tất cả các cán bộ, viên chức, người lao động và phổ biến trong tất cả cuộc họp của cơ quan, đơn vị hay chi bộ.

Thứ ba, xây dựng chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Tiếp tục vận động cán bộ công chức tu dưỡng đạo đức, xây dựng lối sống lành mạnh, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, tệ nạn quan liêu, lãng phí.

Thứ tư, thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng ngân sách; công quỹ, tài sản công:

Niêm yết công khai và điều chỉnh một sốthủ tục, quy trình, biểu mẫu tại trụ sở làm việc, trên trang Web;

Công khai việc sử dụng tài chính và các hoạt động về tài chính theo quy định; Tiếp tục quản lý và sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn kinh phí, tài sản và các Quỹ đảm bảo tăng trưởng hoạt động, cải thiện chất lượng cuộc sốngcủa cán bộ, công chức, người lao động và phát triểnsự nghiệp bền vững; ngăn chặn tình trạng sử dụng tùy tiện,kém hiệu quả, gây lãng phí;

Tiếp tục áp dụng thực hiện thống nhất và công khai quy chế chi tiêu nội bộ, phương án trả lương nội bộ; định mức khoán; quy chế quản lý và sử dụng tài sản công.

Thứ năm, kiểm tra, giám sát về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Thông báo công khai và dân chủ, bàn bạc, thảo luận, góp ý các vấn đề liên quan đến quyền lợi của mình và công tác của cơ quan như: được thông báo về quyết toán và dự toán thu chi ngân sách năm; tình hình thu chi và sử dụng kinh phí hoạt động của đơn vị; quỹ phúc lợi công đoàn; việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với công chức, viên chức, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, tham quan, nghỉ mát, trang bị đồng phục, thăm hỏi cán bộ hưu trí, trợ cấp khó khăn, ốm đau, ma chay…với tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí. Xây dựng các quy định như: quy định tuyển dụng lao

động; quy chế trả lương; quy chế phân phối và sử dụng quỹ khen thưởng; quy chế nâng bậc lương; quy chế chi tiêu nội bộ…một cách hợp lý và hiệu quả.

Phát huy vai trò làm chủ của công chức trong việc phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng và giám sát thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; phát huy quyền làm chủ của công chức, viên chức trong việc giám sát, kiểm tra quá trình chấp hành Quy chế dân chủ cơ sở của cơ quan, đơn vị.

3.2.2. Thực hiện xâ dựng hệ thống các qu định, ti u chuẩn, định mức ph hợp với tình hình thực tế của đơn vị

Đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế, xây dựng hệ thống các quy định, tiêu chuẩn, định mức, phù hợp.

Đối với các nội dung chi đã được quy định tại văn bản quản lý tài chính hiện hành, đơn vị xây dựng định mức cao hơn hoặc thấp hơn quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các quy định về chứng từ, thủ tục thanh toán có thể tham khảo áp dụng các văn bản hướng dẫn hiện hành. Ví dụ đối với các khoản chi tiếp khách, chi công tác phí …

Đối với các nội dung chi chưa được quy định tại các văn bản của cơ quan có thẩm quyền, căn cứ vào tính chất, nội dung chuyên môn đặc thù, đơn vị xây dựng hệ thống các quy định về chứng từ, quy trình thanh toán, tiêu chuẩn định mức phù hợp. Ví dụ một số nội dung chi đặc phù của ngành báo chí như: Chi thù lao phát hành, thù lao xuất bản, thù lao duyệt bài, thù lao trực nhà in, chi hoa hồng hợp quảng cáo …

Các quy định tiêu chuẩn, định mức này được cụ thể tại Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị,công khai tổ chức, thực hiện tại đơn vị.

3.2.3 Xâ dựng hệ thống đánh giá năng lực, hiệu quả c ng việc

Tổ chức lao động khoa học luôn luôn đem lại hiệu quả lớn đối với toàn bộ hoạt động của bất kỳ một đơn vị nào. Tại các đơn vị công lập có thu sự nghiệp, công tác này càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Trong bối cảnh đơn vị ngày càng được đầu tư phát triển, lớn mạnh về mọi nguồn lực, ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học công nghệ, có rất nhiều vấn đề đặt ra phải giải quyết trong hoạt động

tổ chức lao động khoa học, trong đó có công tác xây dựng hệ thống đánh giá năng lực, hiệu quả công việc của cán bộ, viên chức, người lao động. Xây dựng hệ thống đánh giá năng lực, hiệu quả công việc cũng là một yêu cầu quan trọng làm căn cứ để tổ chức triển khai công tác thi đua khen thưởng một cách công bằng, minh bạch, khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả, gắn bó với cơ quan.

Trước khi có thể xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá, cần phải có bộ thông tin công việc làm cơ sở. Thông tin công việc là tài liệu hướng dẫn nhân viên thực hiện các công việc nhằm thực hiện mục tiêu chung của đơn vị, bao gồm: Mô tả công việc; Tiêu chí hoàn thành công việc; Tiêu chuẩn năng lực; Quy trình làm việc.

Hai khía cạnh đánh giá được đề cập đến:

- Đánh giá hiệu quả công việc (hay đánh giá thành tích): sau khi đã xây dựng được Bộ thông tin công việc tốt dựa vào tiêu chí hoàn thành công việc, ta đánh giá được thành tích của nhân viên.

- Đánh giá năng lực: đánh giá năng lực cụ thể của từng nhân viên ứng với từng vị trí công việc theo tiêu chuẩn năng lực đã xây dựng. Việc đánh giá năng lực và thành tích như vậy sẽ đáp ứng mục tiêu của đơn vị và phát triển nguồn nhân lực

Để đảm bảo việc đánh giá được công bằng, minh bạch, quy trình đánh giá cần chia thành ít nhất 03 bước.

Bước 1: Người lao động tự đánh giá. Cán bộ quản lý để cho nhân viên độc lập suy nghĩ và đánh giá chính mình, được nêu lên những nguyện vọng, ý kiến cá nhân dựa trên những tiêu chí đã thống nhất trước.

Bước 2: Song song và đồng thời với bước 1, cán bộ quản lý thực hiện đánh giá năng lực và thành tích của người lao động. Điều này có nghĩa là, cấp quản lý và người lao động cùng đánh giá trên những tiêu chí như nhau nhưng khi đánh giá, cấp quản lý không xem xét kết quả tự đánh giá của nhân viên để tránh bị “định hướng” trước kết quả đánh giá.

Đánh giá năng lực, hiệu quả công việc của cán bộ, viên chức, người lao động theo tiêu chuẩn được quy định cụ thể làm cho nhân viên tin rằng việc đánh giá thực hiện công việc là công bằng và khuyến khích họ chủ động, tích cực tham gia vào trong quá trình đánh giá. Định kỳ thực hiện công tác đánh giá thực hiện công việc. Nếu nhân viên làm tốt, các nhận xét, đánh giá về việc thực hiện công việc sẽ làm cho họ phấn khởi, hăng say làm việc, ngược lại, nếu họ làm chưa tốt, họ cũng có cơ hội tìm hiểu về các khiếm khuyết và tự hoàn thiện.

3.2.4. Nâng cao hiệu quả trong c ng tác lập dự toán thu chi

Đổi mới phương pháp lập dự toán thu chi theo phương pháp lập dự toán theo kết quả đầu ra. Xem xét thiết lập mục tiêu, lựa chọn các chỉ số và kết quả nhắm tới, giám sát công việc thực hiện, phân tích và báo cáo những kết quả này so với mục tiêu đặt ra. Lập dự toán theo kết quả đầu ra yêu cầu đơn vị sự nghiệp phải thiết lập hệ thống thông tin quản lý liên quan đến việc phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính như các đầu vào, đầu ra, chi phí tài trợ và mối quan hệ giữa các yếu tố đầu ra, đầu vào, cũng như tác động của các yếu tố này tới kết quả mong muốn của đơn vị phù hợp với nhiệm vụ, mục tiêu đề ra. Phương pháp lập dự toán theo kết quả đầu ra nhằm nâng cao tính hiệu quả của chi tiêu công thông qua việc xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động của đơn vị sự nghiệp sẽ đem lại kết quả đầu ra là gì? Lập dự toán theo kết quả đầu ra giúp nhà quản lý hấy được liên kết giữa kết quả đầu ra với các khoản chi tiêu cụ thể, rõ ràng. Từ đó đánh giá được chất lượng, hiệu quả hoạt động có phù hợp với mục tiêu, đảm bảo tiến độ không? Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh để tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động, nâng cao hiệu lực trong quá trình cung cấp sản phẩm đầu ra. Tránh sự trùng lắp, chồng chéo trong phân bổ nguồn lực. Xác định được rõ ràng biện pháp thực hiện hoạt động và so sánh được hiệu quả giữa các phương pháp thực hiện theo tiêu chí hiệu quả và hiệu lực.Các đầu ra được xác định chi tiết, cụ thể góp phần cải thiện chất lượng hàng hóa, dịch vụ công và xác lập mục tiêu hướng tới rõ ràng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.5. Tăng nguồn thu tại Báo Gia đình và xã hội

- Đổi mới quan điểm và nhận thức về sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. Trên cơ sở nhiệm vụ chính trị của cơ quan truyền thông về công tác y tế-

dân số mà Bộ Chính trị và Ban bí thư trung ương và cơ quan chủ quản giao, và định hướng phát triển sự nghiệp công được đề ra theo cơ chế tự chủ. Đơn vị cần nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện cơ chế hoạt động, tạo động lực mới thúc đẩy sự phát triển sự nghiệp tại đơn vị, các quy chế, quy định phải chặt chẽ, đầy đủ, xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các phòng, ban từ trụ sở trung ương đến các chi nhánh tại địa phương trong việc hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng quy tắc của thị trường, trong kỷ luật, trật tự, kỷ cương pháp luật.

Hoàn thiện hệ thống các mối quan hệ kinh tế. Trước hết, phải mở rộng và phát triển các mối quan hệ ổn định và lâu dài với các đơn vị cung cấp dịch vụ và các đại lý, các đơn vị tiêu thụ sản phẩm để tạo ra thị trường tiêu thụ ổn định. Các phòng ban chịu trách nhiệm kinh doanh và thị trường phải đề cao các giải pháp để nâng cao trách nhiệm và phối hợp trong việc tìm kiếm các giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm truyền thông trên thị trường, phải coi trọng chữ tín trong sản xuất kinh doanh là vấn đề sống còn để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ. Cần đầu tư vốn, công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, khoa học kỹ thuật để phát triển các cơ sở kinh doanh, đặc biệt là phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với quy hoạch và phát triển của ngành.

- Để có thể phát triển mạnh kinh doanh trong thời gian tới cần phải có sự điều chỉnh mạnh mẽ cơ cấu dịch vụ, từ phân tích cơ cấu thị trường, cơ cấu mặt hàng, cơ cấu kinh doanh theo dịch vụ đến cơ cấu vốn đầu tư... Cần phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ, những hình thức dịch vụ truyền thông đa dạng. Cần phải coi trọng quy hoạch cơ sở cộng tác viên ở những vùng trọng điểm, tập trung nhu cầu, bảo đảm, hàng hoá lưu thông và xúc tiến các hoạt động truyền thông. Cán bộ phòng kinh doanh và các cộng tác viêncần phối hợp để tìm kiếm, mở rộng thị trường cho các sản phẩm, trong đó các phòng kinh doanh đóng vai trò quan trọng và phải chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm theo triết lý kinh doanh là:

Thứ nhất: Khách hàng chỉ yêu thích những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu và thị hiếucủa họ, tức là chỉ sản xuất bán cái thị trường cần hơn là cái mình có.

Thứ hai:Khách hàng chỉ yêu thích những sản phẩm có chất lượng cao và giá cả hợp lý, tức là tiêu dùng luôn có sự cạnh tranh với nhau.

Thứ ba: Khách hàng sẽ không mua hết sản phẩm cho doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp không tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Thứ tư:Nhiệm vụ của người sản xuất là phải luôn luôn củng cố thị trường và mở rộng thị trường mới để làm được điều này đơn vịphải tối ưu hoá các yếu tố đầu vào trong sản xuất kinh doanh, ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá bán trên thị trường, có như vậy giữ được chữ tín với khách hàng mới giải quyết được thị trường đầu ra cho các sản phẩm của đơn vị.

- Tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong lĩnh vực kinh doanh đồng thời phải tăng cường đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng hoạt động để mở rộng thị trường trong nước có hiệu quả. Ngày nay, hoạt động báo chí diễn ra khắp tất cả các ngành và địa bàn. Vì vậy, việc tăng cường sự lãnh đạo đối với thương mại phải thực hiện ở tất cả các ngành, các cấp. Trong đó sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng ở các cơ sở trong đơn vị là đặc biệt quan trọng. Công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho kinh doanh là một yêu cầu rất cần thiết hiện nay. Hiện nay đội ngũ lao động chuyên nghiệp phòng kinh doanh cần được nâng cao, năng lực, trình độ và nhận thức kinh doanh sẽ là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại đơn vị.

Tăng cường liêndoanh liên kết với các doanh nghiệp, công ty khu vực tư nhân để mở rộng loại hình kinh doanh tuyên truyền như quảng cáo, tổ chức sự kiện… tăng các khoản thu sự nghiệp tại đơn vị. Đối với các hoạt động liên doanh liên kết, gốp vốn đầu tư, cần có khảo sát đánh giá khả thi, đối chiếu số liệu cụ thể qua từng năm để đánh giá tình hình hoạt động, liên doanh, liên kết để có hướng điều chỉnh kịp thời. Tránh trường hợp thua lỗ, gây thất thoát vốn sự nghiệp.

3.2.6. Quản lý chi ti u hướng tới hiệu quảtại Báo Gia đình và xã hội

Thứ nhất, cần có một nghiên cứu mang tính chất đồng bộ từ khảo sát đến thực nghiệm, từ hệ thống tiêu chuẩn đến quy hoạch mạng lưới cộng tác viên, chi nhánh tại

các tỉnh/thành phố. Từ đó có định hướng đầu tư phát triển, xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị phục vụ sự nghiệpsản xuất kinh doanh.

Thứ hai, đổi mới cơ cấu chi thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu sự nghiệp tại đơn vị. Đơn vị cần kiểm tra thực hiện đối chiếu về định mức về quản lý hành chính để có những điều chỉnh phù hợp, nhằm tiết kiệm khoản chi này để tăng thu nhập cho người lao động. Đơn vị phải lập dự toán hàng năm, hạn chế tối đa các khoản chi phát sinh không nằm trong kế hoạch được xây dựng từ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý tài chính đối với báo gia đình và xã hội thuộc tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình, bộ y tế (Trang 85)