3.2.1.1. Nâng cao nhận thức của các cơ quan và mọi tầng lớp nhân dân
về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
Chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng là một bộ phận quan trọng trong đảm bảo an sinh xã hội. Việc nhận thức đúng đắn, khách quan về các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về
ƣu đãi ngƣời có công là nội dung quan trọng để các cấp, các ngành, các tổ
chức chính trị - xã hội và toàn dân thống nhất ý chí, triển khai thực hiện đều khắp, hiệu quả ở từng địa phƣơng, góp phần giữ vững tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi và môi trƣờng ổn định phát triển kinh tế đất nƣớc.
Việc nâng cao nhận thức của toàn xã hội cần đƣợc thực hiện trƣớc hết thông qua công tác tuyên truyền sâu rộng đến tất cả các cấp, các ngành và mọi
tầng lớp nhân dân các quy định về chính sách đối với ngƣời có công của Nhà
nƣớc, truyền thống đấu tranh cách mạng và đạo lý tốt đẹp của dân tộc, thành quả của công tác giải quyết chính sách đối với ngƣời có công những năm qua. Đồng thời, biểu dƣơng, khen thƣởng kịp thời các tổ chức, cá nhân thực hiện
tốt phong trào Đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc ngƣời có công để xây dựng và
nhân rộng những gƣơng điển hình tiên tiến tại các địa phƣơng; từđó khơi dậy lòng hiếu nghĩa bác ái của toàn dân hƣớng tới những hoạt động thiết thực, hiệu quả, ủng hộ ngƣời có công và các hoạt động thực thi của cơ quan hành
chính Nhà nƣớc đối với lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, tuyên dƣơng những tấm gƣơng thƣơng binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tiêu biểu trong vƣợt khó vƣơn lên trong công tác, lao động sản xuất, phát triển kinh tế làm giàu cho quê hƣơng, đất nƣớc. Tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của ngƣời có công, xây dựng, giới thiệu “gia đình cách
mạng gƣơng mẫu”, “ngƣời công dân kiểu mẫu”, “thƣơng binh tàn nhƣng
72
đúng đắn và xác định rõ trách nhiệm trong giải quyết chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng hiện nay.
3.2.1.2. Kiến nghị hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về ưu đãi
người có công với cách mạng
Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng có vai trò, ý nghĩa hết sức to lớn, góp phần quan trọng giúp các cơ quan nhà nƣớc thực hiện chức năng quản lý và là công cụ để thực thi các chính sách, chếđộđối với đối tƣợng đƣợc thụhƣởng.
Việc hoàn thiện các chính sách, pháp luật về ngƣời có công cần thực hiện đảm bảo một sốtiêu chí cơ bản là:
- Phải kết hợp hài hòa chính sách kinh tế với chính sách xã hội. Bởi vì,
chính sách ƣu đãi ngƣời có công vốn là chính sách mang tính nhạy cảm chính
trị - xã hội. Do vậy, cần có nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và chính sách đối với ngƣời có công. Việc nâng cao đời sống của dân cƣ nói chung, đời sống của các đối tƣợng có công nói riêng và sự đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đời sống xã hội là mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế. Hoặc nói cách khác, phát triển kinh tế là cơ sở, là điều kiện vật chất để hoàn thiện chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công.
- Chính sách ƣu đãi ngƣời có công đảm bảo tính kế thừa và tính hiện thực phù hợp với điều kiện và tình hình mới của đất nƣớc. Điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi giai đoạn ngày càng phát triển thì yêu cầu về thể chế, chính sách của giai đoạn đó cũng cần phải thay đổi cho phù hợp. Nếu điều kiện kinh tế - xã hội đã thay đổi hoặc chậm đổi mới thì sẽ trở thành lạc hậu và hậu quả của
sự không đổi mới đó là không phát huy đƣợc tác dụng, không có ý nghĩa thực
tế, mà nhiều khi còn tạo ra lực cản, gây hậu quả về kinh tế hoặc xã hội trầm
trọng. Tuy nhiên, đổi mới không có nghĩa là phủ nhận mà phải trên cơ sở kế
thừa những thành tựu đã qua, kế thừa những nội dung hợp lý, khoa học của chính sách ƣu đãi đã đƣợc thể hiện trong thời gian qua. Bởi lẽ, chính sách ƣu
73
đãi ngƣời có công có sự ảnh hƣởng rất lớn đến một số đối tƣợng đông, mức
độảnh hƣởng rộng và thời gian ảnh hƣởng rất lâu dài.
- Hoàn thiện chính sách, pháp luật về ƣu đãi ngƣời có công phải đảm bảo tính đồng bộ. Chính sách, pháp luật về ƣu đãi ngƣời có công thể hiện ý chí quyết tâm của toàn Đảng, Nhà nƣớc và toàn dân đối với những ngƣời có công lao đối với đất nƣớc. Tuy nhiên, để ý chí và quyết tâm đó biến thành hiện thực, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật ƣu đãi ngƣời có công phải đặc biệt chú ý tới tính đồng bộ. Điều này đƣợc thể hiện từ việc soạn thảo, xây dựng văn bản, định ra những chế tài để thực thi chính sách, luật pháp. Đồng thời, việc xây dựng, hoàn thiện các chính sách còn phải chú ý đến tính khả thi của nó, nghĩa là phải chú ý đến sự đồng bộ giữa soạn thảo các văn bản quy phạm và các chế tài để thực thi. Sự đồng bộ còn thể hiện ở chỗ chính sách, pháp luật ƣu đãi phải nằm trong thể thống nhất với toàn bộ hệ thống chính sách khác nhƣ chính sách về bảo đảm xã hội, an sinh xã hội.
3.2.1.3. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức làm
công tác giải quyết chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
Con ngƣời là nhân tốcơ bản quyết định sự thành công hay thất bại trong mọi lĩnh vực hoạt động. Do vậy, trong từng lĩnh vực cụ thể, để giải quyết tốt các nhiệm vụ đƣợc phân công đảm trách, đội ngũ công chức trong cơ quan
nhà nƣớc cần phải đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp.
Thực tế hiện nay, đội ngũ công chức đã và đang góp phần quan trọng vào
công cuộc cải cách hành chính nói chung, công tác giải quyết chính sách ƣu đãi ngƣời có công nói riêng. Tuy vậy, nhƣ đã nêu ở phần thực trạng, một số công chức làm việc tại ngành Lao động Thƣơng binh và Xã hộichƣa đƣợc đào
tạo đúng chuyên ngành nhất là ở cấp cơ sở. Do đó, việc đào tạo, bồi dƣỡng
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụở lĩnh vực này cần đƣợc quan tâm.
74
- Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá một cách khách quan về thực trạng tình hình đội ngũ cán bộ, công chức đang làm công tác Lao động Thƣơng binh & Xã hội từ cấp Thành phố đến xã, phƣờng, thị trấn và dự báo nhu cầu cán bộ, công chức một cách khoa học; đồng thời tiến hành xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở cho từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng địa phƣơng.
- Nội dung, chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng đối với công chức phụ trách
lĩnh vực ngƣời có công cần đƣợc đổi mới theo hƣớng giảm nội dung lý luận,
tăng cƣờng các nội dung mang tính thực tiễn, cập nhật đầy đủ các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc có liên quan đến hoạt động ởcơ
sở, chú ý tăng cƣờng bồi dƣỡng kỹnăng chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm
giải quyết chính sách, các ví dụ minh họa thông qua các tình huống cụ thể trong thực thi chính sách.
- Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ để cùng với ngân sách quận bảo đảm các điều kiện cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cơ sở toàn quận, kể cảđào tạo nguồn, đào tạo chuẩn hóa và đạo tạo nâng cao trình độ.
- Cùng với việc thực hiện chính sách hỗ trợ trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng, Chính phủ cần có chính sách “đầu ra” để giải quyết cho thôi việc đối với số cán bộ hiện nay không đủ điều kiện để đào tạo chuẩn hóa do trình độ, năng lực hạn chế, tuổi cao, sức khỏe yếu. Thực hiện chính sách thu hút, tuyển dụng những sinh viên đã tốt nghiệp trình độ đại học của Trƣờng Lao động - Xã hội về làm việc tại cơ sở, thay thế cho số cán bộđã giải quyết chính sách “đầu ra” nói trên.
3.2.1.4. Kiện toàn tổ chức, bộ máy gắn với đổi mới phương thức tổ chức
và quản lý của cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực thi chính sách
ưu đãi người có công với cách mạng.
Theo quy định hiện hành, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội và cơ
75
và Xã hội và Phòng Lao động Thƣơng binh và Xã hội) thực hiện chức năng
quản lý nhà nƣớc về ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng. Đây là lĩnh vực
nhạy cảm, phức tạp, có liên quan đến nhiều ngành và các cấp chính quyền ở cơ sở, có tác động trực tiếp đến yếu tố chính trị và quyền lợi của ngƣời có công. Về cơ bản bộ máy đã đƣợc tinh giản, gọn nhẹ. Tuy vậy, ở cả 3 cấp (Thành phố, quận, phƣờng) hiện nay đều phải thực hiện nhiều chức năng nhƣ: Hƣớng dẫn triển khai các văn bản của Nhà nƣớc; thẩm định hồ sơ giải quyết chính sách; quản lý hồsơ, tài liệu, danh sách về ngƣời có công; quản lý và chi trả các loại trợ cấp; triển khai các phong trào Đền ơn đáp nghĩa và quản lý nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa … đồng thời, các chính sách, chế độ đối với ngƣời có công với cách mạng ngày càng đƣợc mở rộng và tăng cao, một số diện đối tƣợng khác nằm trong phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng nhƣng vẫn do hệ thống cơ quan giải quyết chính sách ngƣời có công quản lý, theo dõi, thực hiện chế độ (nhƣ: chế độ, chính sách đối với một số đối tƣợng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc có
dƣới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phƣơng;
chếđộ, chính sách đối với đối tƣợng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ởCăm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc …). Do đó, cần phải tiếp tục kiện toàn bộ máy làm công tác này trong quy trình cải cách bộ máy quản lý theo chƣơng trình tổng thể cải cách bộ máy hành chính nhằm làm cho bộ máy tinh gọn nhƣng làm việc hiệu quả; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy cơ quan làm nhiệm vụ giải quyết các chính sách ƣu đãi nói chung, phân cấp quản lý đối với từng diện đối tƣợng và ở từng cấp hành chính.
Bên cạnh việc kiện toàn tổ chức, bộ máy cần tiếp tục coi trọng việc đổi mới phƣơng thức tổ chức và quản lý của cơ quan Nhà nƣớc trong quản lý hành chính nói chung và việc tổ chức thực thi chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng nói riêng vẫn nặng về yếu tố thủ tục hành chính; việc giải
76
quyết chính sách quy định bắt buộc phải từ cấp phƣờng lên cấp quận và cấp Thành phố quyết định sau đó cấp dự toán kinh phí theo chiều ngƣợc lại từ trên xuống. Vì vậy, quá trình giải quyết và thực hiện chính sách còn chậm. Do vậy, việc đổi mới phƣơng thức cần gắn với đổi mới nền hành chính nhƣ đƣa ra các dịch vụ công vào giải quyết, thực hiện chính sách. Từ đó, giúp cho các đối tƣợng thực hiện các thủ tục hành chính đƣợc nhanh gọn, trực tiếp phản
ánh tâm tƣ nguyện vọng với cơ quan thực thi chính sách, bản thân họ cũng
đƣợc thụhƣởng các chính sách của nhà nƣớc với thái độ tôn trọng, ân cần hơn
của cơ quan và công chức thi hành nhiệm vụ, tránh hiện tƣợng ban ơn, hách
dịch nhƣ đã xảy ra ở một sốđịa phƣơng.
3.2.1.5. Cần có những quy định riêng dành cho đối tượng đặc thù
Để hạn chế tối đa các trƣờng hợp ngƣời có công không đƣợc hƣởng các
chế độ ƣu đãi dành cho ngƣời có công, ngoài những quy định chung, cần có
những quy định riêng dành cho đối tƣợng đặc thù. (Giống trƣờng hợp ở quận
Nam Từ Liêm)