7. Kết cấu của luận văn
1.3. Thực thi Chương trình 135
1.3.1. Khái niệm
Thực thi Chương trình 135 là quá trình biến các chủ trương, phương hướng và biện pháp liên quan đến Chương trình 135 thành những kết quả trên thực tế, thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước cũng như sự tham gia của các tổ chức, đơn vị, gia đình, cá nhân và toàn xã hội, nhằm hiện thực hóa những mục tiêu mà Chương trình đã đề ra.
1.3.2. Chủ thể tham gia vào tổ chức thực thi Chương trình 135
Chương trình 135 là chương trình quốc gia được Chính phủ ban hành nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Chương trình 135 tác động trực tiếp và gián tiếp đến đời sống của người dân cũng như có liên quan tới nhiều chủ thể khác nhau trong xã hội. Chính vì vậy, cần phải huy động sự tham gia của các
bên vào quá trình thực hiện chương trình.
Chủ thể triển khai thực thi Chương trình
Chủ thể triển khai thực thi Chương trình 135 là các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nướctừ trung ương tới địa phương, trong đó chủ yếu là các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước cùng với đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước có thẩm quyền. Trong quá trình triển khai thực thi Chương trình, các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy hành chính
nhà nước giữ vai trò điều tiết, định hướng các hoạt động thực thi Chương
trình bằng những công cụ quản lý của mình, giúp cho quá trình này luôn bám
sát mục tiêu mà Chương trìnhđặt ra.
Các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước tham gia vào quá
trình tổ chức thực thi Chương trình 135 bao gồm: Quốc hội; Chính phủ; Ủy ban Dân tộc; Các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệmphối hợp thực hiện các
nội dung của Chương trình 135 theo chức năng, nhiệmvụ được giao; UBND các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương; UBND các huyện, UBND các xã.
21
Chủ thể tham gia phối hợp thực thi Chương trình 135
Ở nước ta hiện nay, một số tổ chức tham gia phối hợp thực thi Chương trình 135 bao gồm:
- Các tổ chức chính trị- xã hội, đó là Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên: Công đoàn, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên,
Hội Cựu chiến binh vớihơn 31 triệu hội viên.
- Các hiệp hội nghề nghiệp- xã hội ở trung ương và địa phương, các hiệp hội nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ,…
- Các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
1.3.3. Đối tượngthụ hưởng Chương trình 135
Chương trình 135 hướng tới các đối tượng cụ thể đó là các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi với các đặc điểm sau đây:
Về cơ sở hạ tầng: không có hoặc tạm thời; giao thông khó khăn; không có đường ôtô đến xã; các công trình: điện, thủy lợi, nước sạch, trường học, trạm xá kém hoặc chưa có.
Các xã là nơi còn tồn tại các vấn đề xã hội như tỷ lệ mù chữ còn cao, bệnh tật nhiều, còn tồn tại một số phong tục, tập quán lạc hậu; khả năng tiếp cận thông tin kém.
Về điều kiện sản xuấtcủa các địa phương này nhìn chung còn khó khăn và thiếu thốn, không đáp ứng được yêu cầu của người dân, sản xuất còn mang tính tự nhiên nhiều.
Về điều kiện sống, tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn.
22 Đối tượng của Chương trình cần phải được đặc biệt quan tâm, bởi họ sẽ quyết định tớihiệu quả của Chương trình. Thông thường, nếu Chương trình tác động tới các đối tượng này theo hướng có lợi và phù hợp với điều kiện thực tiễn của họ, thì họ sẽ tích cực tham gia và ngược lại. Vì vậy cần phải có các phương án nhằm thu hút các đối tượng này tham gia vào quá trình thực thi Chương trình.
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi Chương trình 135
Trong quá trình tổ chức thực thi Chương trình sẽ có một số yếu tố ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình này. Vì vậy cần phải quan tâm tìm hiểu và đánh giá các yếu tố này, để từ đó phát huy được những mặt tích cực của các yếu tố, cũng như hạn chế những mặt tiêu cực, nhằm giúp cho quá trình tổ chức thực thi Chương trình diễn ra được thuận lợi hơn, đạt được kết quả tốt hơn. Cácyếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực thi Chương trình 135 có
thể kể đến như sau:
Nhóm các yếu tố khách quan
Thứ nhất là sự khác biệt về điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương, vùng, miền: những địa phương, vùng, miền nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn (về vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên) thì việc tổ chức thực
thi Chương trình cũng sẽ diễn ra dễ dàng hơn hơn những địa phương có điều kiện tự nhiên khó khăn,
Thứ hai là sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế của các địa phương, vùng, miền: nếu địa phương nào có trình độ phát triển kinh tế cao, nguồn lực tài chính mạnh, thu nhập của người lao động ổn định, mức độ thất nghiệp thấp thì việc thực thi Chương trình sẽ thuận lợi và ngược lại.
Thứ ba là sự khác biệt về phong tục tập quán của mỗi địa phương. Nơi nào còn tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu, thì khả năng tiếp nhận của
23 người dân đối với Chương trình còn hạn chế, việc thực thi Chương trình do đó sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Ngược lại với những địa phương mà các phong tục tập quán lạc hậu đã bị loại bỏ thì người dân sẽ có hiểu biết và nhận thứcđúng đắn hơnvề Chương trình,
Thứ tư là yếu tố môi trường chính trị, nơi nào đảm bảo giữ vững ổn định xã hội trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thì việc thực thi Chương trình 135 cũng sẽ được thuận lợi, ngược lại nơi nào có tình
hình chính trị bất ổn thì việc thực thi Chương trình sẽ gặp bất lợi.
Nhóm các yếu tố chủ quan
Thứ nhất là yếu tố tổ chức bộ máy chính quyền. Yếu tố này có vai trò quyết định trong việc tổ chức thực thi Chương trình 135. Về nguyên tắc, có thể thiết lập tổ chức bộ máy độc lập cho từng hợp phần; nhưng cũng có thể sử dụng bộ máy chính quyền hiện có để thực hiện, tùy điều kiện cụ thể. Nếu bộ máy chính quyền hiện đại, gọn nhẹ thì chi phí quản lý, thực hiện Chương trình tiết kiệm hơn nhưng vẫn mang lại hiệu quả. Trường hợp tổ chức bộ máy chính quyền cồng kềnh, phức tạp thì sẽ làm giảm hiệu quả việc thực thi Chương trìnhvà giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Thứ hai là yếu tố nguồn lực vật chất trong thực thi Chương trình 135. Đây là yếu tố ngày càng giữ vai trò quan trọng để việc thực hiện Chương trình 135 được hiệu quả và thành công. Việc đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và các phương tiện hiện đại khác để hỗ trợ quá trình quản lý cũng như quá trình triển khai thực hiện Chương trình là rất cần thiết. Chẳng hạn, trong quá trình thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến về Chương trình 135 thì việc đảm bảo các điều kiện vật chất, kỹ thuật sẽ giúp các cơ quan nhà nước có thể thuận lợi chuyển tải những nội dung của Chương trình đến với mọi người dân. Sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại cũng giúp cho công tác
24 tuyên truyền diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn. Việc đảm bảo các nguồn lực vật chất cũng giúp cho các hoạt động lập kế hoạch, phân công, phối hợp, kiểm tra, giám sát, đánh giá được thực hiện hiệu quả hơn. Như vậy nếu các nguồn lực vật chất được đảm bảo thì công tác thực thi Chương trình chắc chắn sẽ diễn ra một cách thuận lợi hơn.
Thứ ba là yếu tố năng lực của các cán bộ trong quá trình triển khai thực thi Chương trình. Năng lực của cán bộ bao gồm nhiều tiêu chí về năng lực chuyên môn, đạo đức công vụ,...Nếu thiếu năng lực chuyên môn, các cán bộ tham gia vào tổ chức thực thi sẽ đưa ra những kế hoạch không sát với thực tế, gây lãng phí nguồn lực, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách. Bên cạnh yêu cầu về năng lực chuyên môn các cán bộ thực thi Chương trình cũng cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật. Nhìn chung cán bộ có năng lực thực thi tốt thì không những chủ động điều phối được công việc mà còn khắc phục được những yếu tố tiêu cực, ứng phó được với những biến động để công tác tổ chức thực thi Chương trình 135 mang lại kết quả thực sự.
Thứ tư là yếu tố nhận thức của người dân. Khi người dân là đối tượng thụ hưởng trực tiếp từ Chương trình hiểu được tầm quan trọng và lợi ích mang lại từ Chương trình, thì họ sẽ tự nguyện và tích cực tham gia; ngoài ra, các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội cũng ý thức được điều này thì họ sẽ
tích cực phối hợp, hỗ trợ thực hiện Chương trình. Như vậy, nhận thức của xã hội và người dân là một yếu tố rất quan trọng, nếu họ tự giác, tích cực, chủ động, tự nguyện tham gia thì việc thực thi Chương trình 135 sẽ có hiệu quả, bền vững; ngược lại nếu họ thờ ơ, ỷ lại và thậm chí vụ lợi thì việc thực thi
Chương trình 135 sẽ không hiệu quả.