7. Kết cấu của luận văn
1.5. Kinh nghiệm thực thi Chương trình 135 của một số địa phương và
và giá trị tham khảo cho tỉnh Bắc Kạn
1.5.1. Kinh nghiệm của một số địa phương
Kinh nghiệm thực thi Chương trình 135 của tỉnh Hà Giang
Tại Hà Giang, nơi có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ĐBKK bậc nhất của cả nước, thì Chương trình 135 đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng ĐBKK càng trở nên ý nghĩa. Bởi theo báo cáo của ngành chức năng, giai đoạn 2011 - 2015, trong tổng số 195 xã, phường, thị trấn của Hà Giang (gồm 2.069 thôn bản) thì có 141 xã thuộc vùng III và 89 thôn bản đặc biệt khó khăn thuộc xã vùng I và xã vùng II được thụ hưởng các chính sách của Chương trình 135.Hiện nay tỉnh Bắc Giang đang tiếp tục thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020.
Để triển khai có hiệu quả và đúng mục tiêu của Chương trình, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn, quán triệt các nội dung Chương trình cho các đối tượng là các thành
viên Ban chỉ đạo cấp huyện, Ban quản lý Dự án xã. Tiến hành tập huấn cho đội ngũ cán bộ kế toán ngân sách xã trong việc quản lý và giải ngân vốn của Chương trình; tập huấn phương pháp tổng hợp, đánh giá và lập mẫu báo cáo
29 theo quy định của Uỷ ban Dân tộc. Về công tác phân bổ vốn đầu tư và phân cấp, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã trình Hội đồng Nhân dân tỉnh ban hành nghị quyết về tiêu chí phân bổ vốn đầu tư cho cả giai đoạn 2016 - 2020. Vì vậy, nguồn vốn Chương trình 135 được phân bổ theo tiêu chí chung của tỉnh. Việc phân cấp cho cấp xã làm chủ đầu tư được quán triệt chỉ đạo thực hiện nghiêm
túc.
Tỉnh Hà Giang rất chú trọng chỉ đạo, phân công các ngành chức năng, các thành viên Ban chỉ đạo phụ trách các huyện, thị tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương; đồng thời kịp thời phát hiện và điều chỉnh những tồn tại, vướng mắc ngay từ cơ sở; gắn với đó là tạo điều kiện cho các đoàn kiểm tra, giám sát của Trung ương, của Hội đồng Nhân dân và các đoàn thể. Kết quả kiểm tra, giám sát cho thấy: tại Hà Giang, công tác quản lý dự án đầu tư được tăng cường; các quy định về đầu tư xây dựng được chấp hành nghiêm túc. Tỉnh có quy định phân cấp rõ ràng, không chồng chéo, phù hợp với trình độ, năng lực quản lý của cán bộ xã, thôn, bản. Đặc biệt đã tạo ra
sự chuyển biến rất rõ rệt của các cấp, các ngành, các địa phương trong việc đẩy mạnh phân cấp cho xã làm chủ đầu tư. Ở nhiều huyện còn phân công nhiệm vụ cho các phòng, ban trực tiếp giúp đỡ xã trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình. Bên cạnh đó, hàng năm, tỉnh đều tổ chức giao kế hoạch sớm (từ tháng 12 năm trước) đã tạo điều kiện cho các chủ đầu tư chủ động trong thực hiện nhiệm vụ. Quy chế dân chủ được chấp hành sâu rộng; đảm bảo có sự tham gia đầy đủ của người dân từ khâu lập kế hoạch, chuẩn bị dự án đầu tư đến nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng trên nguyên tắc người dân được tham gia xây dựng công trình để tăng thu nhập. Mặt khác sự phối hợp giữa giám sát chủ đầu tư với ban giám sát xã cũng luôn được đề
30 Từ cách thức triển khai chặt chẽ, khoa học nên Chương trình 135 đã phát huy hiệu quả thiết thực trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Giai đoạn 2011 -
2015, với tổng nguồn vốn trên 911,3 tỷ đồng, tỉnh ta đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất; duy tu, bảo dưỡng các công trình thuộc Chương trình 135 và thực hiện dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn, bản và cộng đồng. Qua đó, góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi, nhất là tại các xã ĐBKK.Thực tế chứng minh, từ Chương trình 135, nhiều hộ nghèo, nhóm hộ không chỉ được trang bị thêm kiến thức sản xuất mới mà còn được hỗ trợ trực tiếp về giống mới, vật tư, phân bón, công cụ sản xuất, máy chế biến nông sản...Từ đó, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và tập quán sản xuất của đồng bào theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Hơn nữa, tại nhiều địa phương, chăn nuôi, trồng trọt có bước chuyển rõ nét theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa. Nhiều gia đình biết tổ chức sản xuất, thâm canh cây trồng, phát triển đàn vật nuôi theo mô hình đầu tư hiệu quả, làm tăng giá trị sản phẩm.
Song song với kết quả trên, Chương trình 135 đã tạo diện mạo mới về cơ sở hạ tầng khi 100% số xã trên địa bàn tỉnh có đường giao thông đến trung tâm; trên 87% các xã có công trình thủy lợi quy mô vừa và nhỏ, đảm bảo công năng phục vụ sản xuất cho trên 85% diện tích sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó, trên 83% số hộ dân được sử dụng điện sinh hoạt, 75% số hộ dân khu vực nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh... Không chỉ hỗ trợ những hợp phần trên, Chương trình 135 tại địa bàn tỉnh còn đặc biệt quan tâm thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn, bản và cộng đồng. Thông qua các lớp tập huấn này, cán bộ chủ chốt xã như: Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã, Kế toán,... được tập huấn,
31 bồi dưỡng về cơ chế quản lý, Quy chế Dân chủ và sự tham gia của cộng đồng trong việc thực hiện Chương trình 135.
Đặc biệt, năm 2016, thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020
của Chính phủ, toàn tỉnh đã hoàn thành giải ngân trên 190,1 tỷ đồng tổng vốn kế hoạch giao. Trên cơ sở đó, giao vốn, bố trí đầu tư cơ sở hạ tầng cho 430 công trình gồm: 254 công trình hoàn thành quyết toán, 109 công trình hoàn thành chưa quyết toán, 44 công trình chuyển tiếp và 23 công trình khởi công mới. Đồng thời, hỗ trợ hợp phần sản xuất, duy tu, bảo dưỡng công trình thuộc CT135...Cùng với đó, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục phối hợp với đơn vị hữu quan thực hiện Hợp phần nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và cộng đồng. Đây sẽ là tiền đề để nâng cao năng lực làm chủ đầu tư tại các xã và phát huy trách nhiệm cộng đồng trong giám sát, duy tu và bảo dưỡng các công trình; nhằm góp phần mang lại hiệu quả đồng bộ cho Chương trình 135 trong cả giai đoạn
2016 - 2020 [9].
Kinh nghiệm thực thi Chương trình 135 của tỉnh Tuyên Quang
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số
sinh sống, trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước,
nhiều xã miền núi của tỉnh đã được thụ hưởng Chương trình 135.
Từ nguồn vốn Chương trình 135, trong giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh
Tuyên Quang đã được đầu tư trên 336 tỷ đồng để xây dựng 693 công trình hạ tầng, trong đó có 276 công trình giao thông, 74 công trình thủy lợi, 173 công
trình trường học, nhà công vụ giáo viên, 137 nhà sinh hoạt cộng đồng, 19 công trình điện, 4 trạm y tế, 10 công trình nước sạch. Năm 2016 đầu tư trên 81 tỷ đổng để xây dựng 147 công trình; tiến hành duy tu, sửa chữa 143 công trình củagiai đoạn 2011 - 2015 và 41 công trình năm 2016 với tổng vốn đầu
tư trên 24 tỷđồng. Các công trình được đầu tư xây dựng đã phát huy hiệu quả tốt, kịp thời phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân vùng đặc biệt khó
32 khăn, góp phần làm mới 690 km đường giao thông, đảm bảo nướctưới cho 22 ha đất nông nghiệp, cung cấp điện sinh hoạt cho 855 hộ, sửa chữa 20.550 m2 nhà văn hóa, làm mới 160 lớp học và nhà công vụ giáo viên. Nhờ đó người dân đã có thêm cơ hội để phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Năm 2016, trên cơ sở các văn bản quy định của Trung Ương, các bộ, ngành về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản ĐBKK, UBND tỉnh đã giao ban Dân tộc là cơ quan thường trực chủ trì phối hợp với các Sở, ban ngành chuyên môn tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch và các văn bản hướng dẫn cụ thể theo điều kiện thực tế tại địa phương để tổ chức triển khai thực hiện, Trên cơ sở nguồn vốn được phân bổ, UBND các xã đã tổ chức họp dân để thông báo chủ trương đầu tư các nguồn vốn và chính sách hỗ trợ, các hộ dân tham gia ý kiến, lựa chọn các công trình cần đầu tư xây dựng, UBND xã tổng hợp, lập hồ sơ dự toán gửi các phòng ban chuyên môn thẩm định và tham mưu cho UBND huyện ban hành quyết định phê duyệt hồ sơ dự án theo đúng quy định. UBND các xã được giao làm chủ đầu tư các dự án cơ bản thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn đảm bảo đúng quy trình, đúng nguyên tắc, đúng đối tượng được thụ hưởng. Chất lượng các công trình, kết cấu công trình cơ bản đảm bảo yêu cầu thiết kế; công tác nghiệm thu, lập hồ sơ chất lượng công trình cơ bản thực hiện theo quy định.Trong công tác hỗ trợ phát triển sản xuất, UBND các xã đã tổ chức họp dân để phổ biến về nội dung, định mức, đối tượng được thụ hưởng của chính sách để người dân bình xét, lựa chọn đối tượng và nội dung hỗ trợ để đăng ký. Trên cơ sở đăng ký của các hộ dân UBND xã tổng hợp lập hồ sơ, dự toán trình UBND huyện phê duyệt làm cơ sở triển khai thực hiện. Các nội dung hỗ trợ đều phù hợp với nhu cầu của người dân, phù hợp với quy hoạch phát triển sản
33 xuất chung của xã, của huyện; đối tượng thụ hưởng, định mức hỗ trợ đúng quy định hiện hành.
Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực thi Chương trình 135 đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc như: công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách còn hạn chế, người dân là các đối tượng thụ hưởng trực tiếp thì chưa được thông tin, tiếp cận một cách đầy đủ, kịp thời; một bộ phận hộ nghèo, người dân tộc thiểu số chưa có ý chí vươn lên. Công tác lồng ghép các chính sách cùng nội dung hỗ trợ trên địa bàn đạt hiệu quả chưa cao, chưa chặt chẽ, vì vậy chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của các chương trình, dự
án [10].
Kinh nghiệm thực thi Chương trình 135 của tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ, vùng dân tộc thiểu số, miền núi có 124 xã, thị trấn, với 1.985 xóm, bản, dân số trên 660 nghìn người (chiếm gần 59% dân số toàn tỉnh), được phân định thành 3 khu vực (I, II, III) theo trình độ phát triển: có 25 xã, thị trấn thuộc khu vực I; 63 xã, thị trấn thuộc khu vực II và 36 xã thuộc khu vực III được công nhận theo quyết định số Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong việc triển khai Chương trình 135, công tác xây dựng kế hoạch thực thi Chương trình được tỉnh Thái Nguyên thực hiện nghiêm túc, đúng trình tự, quy định từ khâu xây dựng đề án, thẩm định hồ sơ và các thủ tục cần thiết từ cấp huyện, xã đến cấp tỉnh để hoàn thiện đề án trình UBND tỉnh và Ủy ban Dân tộc ban hành. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, tỉnh đã tiến hành nghiên cứu, điều tra khảo sát địa bàn, đối tượng hỗ trợ để xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân.
Công tác triển khai thực hiện Chương trình đã được tỉnh cụ thể hóa từ những quyết định, quy định và hướng dẫn của Trung ương phù hợp với điều
34 kiện của địa phương từ đó triển khai đúng với nội dung của Chương trình. Ban hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo cụ thể và sát với nội dung Chương trình để làm cơ sở thựchiện hiệu quả, đúng quy định.
Qua việc triển khai thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2011 - 2015,
tình hình kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi từng bước được phát triển, bộ mặt nông thôn miền núi đã thay đổi rõ rệt: công tác xóa đói, giảm nghèo đạt nhiều thành quả đáng khích lệ; tỷ lệ hộ nghèo trong vùng dân tộc giảm nhanh hơn mức bình quân chung của tỉnh (bình quân 4,72% /năm); tính năng động sáng tạo của từng địa phương, đội ngũ cán bộ từng bước được nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; quá trình thực hiện đảm bảo công khai, dân chủ, tạo được khí thế thi đua sôi nổi, nhân dân hăng hái, tự giác tham gia xây dựng công trình.
Tuy nhiên việc triển khai thực hiện Chương trình 135 vẫn còn những khó khăn, hạn chế đó là: về nguồn vốn trung ương có năm giao còn chậm (vốn năm 2011, 2012, 2014) và việc hướng dẫn cơ chế thực hiện của các bộ ngành trung ương còn chậm; năm 2014-2015: trung ương bố trí chưa đủ so với định mức tại Quyết định số 551/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ( số vốn được bố trí mới chỉ đạt 66,7% kế hoạch); các công trình đầu tư mới, cần có sự phối hợp, lồng ghép với vốn chương trình xây dựng nông thôn mới và các nguồn khác; cơ chế quản lý, lồng ghép các nguồn lực còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, vì vậy chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của chương trình, dự án (vì các chương trình cơ chế quản lý khác nhau, quy định việc đối ứng của người dân khác nhau); việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất còn chậm, có nội dung hướng dẫn chưa phù hợp đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện; thủ tục giao vốn ở địa phương rườm rà, chậm; tiến độ triển khai thực hiện chính sách ở một số huyện còn chậm, công việc thường dồn về cuối năm; việc tổng hợp báo cáo
35 Chương trình 135 của các huyện với cơ quan thường trực ở tỉnh chưa đầy đủ, kịp thời, ở cấp huyện giao cho nhiều phòng chuyên môn triển khai thực hiện CT135; công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách của số huyện chưa được thường xuyên [19].
1.5.2. Giá trị tham khảo cho tỉnh Bắc Kạn
Nghiên cứu về kinh nghiệm thực thi Chương trình 135 ở một số địa phương có nét tương đồng về vị trí địa lý, văn hóa với tỉnh Bắc Kạn, học viên rút ra một số bài học kinh nghiệm làm giá trị tham khảo cho việc tổ chức thực thi Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn như sau:
Một là, trong việc thực thi Chương trình 135 không thể thiếu vai trò hỗ trợ của các cơ quanquản lý Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị ở địa phương. Thực tế cho thấy, địa phương nào có sự quan tâm của các cấp ủy đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền và sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, sự phối hợp của các ban, ngành và đơn vị có liên quan thì hiệu quả trong công tác thực thi Chương trình 135 mới được nâng cao.
Hai là, cần quán triệt sâu sắc và nhận thức đúng đắn về Chương trình
135, luôn đặt sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi,
vùng ĐBKK nằm trong chiến lược phát triển chung và quan trọng của tỉnh. Từ đó có sự phối hợp tổ chức, chỉ đạo giữa các cấp, các ngành để triển khai và thực hiện Chương trình có hiệu quả.
Ba là, cần phát huy tốt vai trò của ban chỉ đạo, cơ quan thường trực Chương trình 135 và các tổ chức đoàn thể các cấp. Tập trung chỉ đạo đồng bộ,