Quy trình thực thi Chương trình 135

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực thi chương trình 135 giai đoạn 2011 2015 trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 32 - 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Quy trình thực thi Chương trình 135

25 Quá trình tổ chức thực thi Chương trình 135 diễn ra trong thời gian dài và có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, vì thế để Chương trình 135 đạt được kết quả và hiệu quả như mong muốn thì quá trình tổ chức thực thi cần phải được thực hiện một cách khoa học, hợp lý. Các nội dung trong quy trình

thực thi Chương trình135 bao gồm:

1.4.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực thi Chương trình 135

Quá trình tổ chức thực thi Chương trình 135 diễn ra trong một thời gian dài, vì thế cần phải lập kế hoạch để các cơ quan nhà nước triển khai thực thi

Chương trình một cách chủ động hoàn toàn. Các cơ quan triển khai thực thi Chương trình từ Trung ương đến địa phương đều phải xây dựng kế hoạch thực hiện. Kế hoạch triển khai thực thi Chương trình 135 bao gồm những nội dung cơ bản sau:

- Thứ nhất, lập kế hoạch tổ chức điều hành cần đảm bảo những dự kiến về hệ thống các cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện Chương

trình; số lượng và chất lượng nhân sự tham gia tổ chức thực thi; những dự kiến về cơ chế trách nhiệm của cán bộ quản lý và công chức thực thi; cơ chế tác động giữa các cấp thực thi Chương trình;.

- Thứ hai, xác định kế hoạch cung cấp các nguồnvật lực như dự kiến về các cơ sở kiến trúc, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho tổ chức thực thi Chương trình; các nguồn lực tài chính, các vật tư văn phòng phẩm.

- Thứ ba, xác định thời gian triển khai thực hiện thông qua dự kiến về thời gian duy trì Chương trình; dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện từ tuyên truyền đến tổng kết rút kinh nghiệm.

- Thứ tư, lên kế hoạch kiểm tra thực thi Chương trình là những dự kiến về tiến độ, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực thi Chương trình.

26

- Thứ năm, xây dựng dự kiến những nội quy, quy chế trong thực thi Chương trình bao gồm nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành; về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước tham gia tổ chức điều hành; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổ chức thực thi Chương trình.

Dự kiến kế hoạch thực thi ở cấp nào do lãnh đạo cấp đó xem thông qua.

Sau khi được quyết định thông qua, kế hoạch thực thi mang giá trị pháp lý,

được mọi người chấp hành thực hiện. Việc điều chỉnh kế hoạch cũng do cấp có thẩm quyền thông qua kế hoạch quyết định.

1.4.2. Phổ biến, tuyên truyển về Chương trình 135

Phổ biến, tuyên truyền là hoạt động giúp cho các đối tượng thụ hưởng

Chương trình và mọi người dân hiểu rõ về mục đích, yêu cầu cũng như tính đúng đắn của Chương trình để từ đó có được sự đồng thuận và tự giác tham gia thực hiện từ phía người dân.

Phổ biến, tuyên truyền, vận động thực thi Chương trình cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, từ giai đoạn trước khi thực thi Chương trình, và

tiếp tục kể cả khi chính sách đang được thực hiện. Điều này sẽ giúp cho mọi

đối tượng cần tuyên truyền luôn được củng cố lòng tin và tích cực tham gia vào việc thực thi Chương trình. Phổ biến, tuyên truyền Chương trình có thể

thực hiện bằng nhiều hình thức như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với các đối

tượng là người nghèo, hộ nghèo, hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng,...Tuỳ theo yêu cầu của các cơ quan quản lý, tính chất của Chương

trình và điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn hình thức tuyên truyền, vận động cho phù hợp với điều kiện hiện có của cơ quan, đơn vị mình.

1.4.3. Phân công, phối hợp thực hiện Chương trình 135

Chương trình 135 được thực thi trên phạm vi rộng lớn, tối thiểu cũng là một địa phương vì thế số lượng cá nhân và tổ chức tham gia thực thi Chương

27

trình là rất lớn. Số lượng tham gia bao gồm các đối tượng chủ thể thực thi Chương trình, người dân thụ hưởng, các tổ chức, cá nhân liên quan,...

Bên cạnh đó, các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu của Chương trình

135 diễn ra cũng hết sức phong phú, phức tạp theo không gian và thời gian, chúng đan xen nhau, thúc đẩy hay kìm hãm nhau theo quy luật. Bởi vậy,

muốn tổ chức thực thi Chương trình có hiệu quả cần phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực thi Chương trình và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách hợp lý với khả năng thực hiện của

các bên.

Sự phân công, phối hợp thực thi Chương trình là phân công cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện chính sách. Hoạt động phân công,

phối hợp chức năng, nhiệm vụ diễn ra theo tiến trình thực thi Chương trình

một cách rõ ràng, chủ động, sáng tạo để luôn duy trì Chương trình được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Chương trình.

1.4.4. Kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình thực thi Chương trình

Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình tổ chức thực thi Chương trình

135 là một công tác đặc biệt quan trọng. Chủ thể kiểm tra, đánh giá quá trình thực thi Chương trình 135 là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ trung ương đến cơ sở. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan và chính xác về kết quả kiểm tra, đánh giá quá trình này còn cần có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể nhân dân, đặc biệt là đối tượng thụ hưởng Chương trình. Có như vậy mới bảo đảm được tính dân chủ trong quá trình thực thi. Trong công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực thi Chương trình thì các cơ quan chức năng cần phải nắm rõ và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Trên thực tế, khi triển khai thực thi Chương trình 135, không phải bộ phận nào cũng làm tốt, làm nhanh như nhau, vì thế cần có hoạt động kiểm tra,

28

giám sát để vừa thúc đẩy các chủ thể nỗ lực nhiều hơn để hoàn thành nhiệm vụ, vừa phòng, chống những hành vi vi phạm quy định trong thực thi Chương

trình. Ngoài ra, hoạt động kiểm tra, giám sát sẽ giúp phát hiện, đánh giá khách quan về những điểm mạnh, điểm yếu của công tác tổ chức thực thi Chương

trình, giúp phát hiện những thiếu sót trong công tác lập kế hoạch tổ chức thực thi để điều chỉnh; tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng các hoạt động độc lập của cơ quan, đối tượng thực thi Chương trình; tạo ra sự tập trung thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu của Chương trình và kịp thời đưa ra các biện pháp khuyến khích nhân tố tích cực trong thực thi Chương trình để tạo ra những phong trào thiết thực cho việc thực hiện mục tiêu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực thi chương trình 135 giai đoạn 2011 2015 trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)