1.3. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanhtra
1.3.1. Thẩm quyền thẩm tra, xác minh của Thanhtra tỉnh
Theo quy định của Luật Thanh tra 2010, hệ thống cơ quan thanh tra nhà nƣớc hiện nay bao gồm: Thanh tra Chính Phủ; Thanh tra tỉnh; Thanh tra huyện; Thanh tra bộ; Thanh tra sở. Trong đó, Thanh tra tỉnh chỉ tiến hành các hoạt động thanh tra hành chính. Bên cạnh đó còn có các cơ quan đƣợc giao thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nƣớc về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham những; tiến hành thanh tra
21
giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Với tƣ cách là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh là đơn vị tƣơng đƣơng cấp sở chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo về công tác hƣớng dẫn về tổ
chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trên bốn lĩnh vực. Cụ thể:
Thứ nhất, xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch; Yêu cầu cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo về công tác thanh tra, tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra; Chỉ đạo công tác
thanh tra, hƣớng dẫn nghiệp vụthanh tra hành chính đối với Thanh tra sở, Thanh tra huyện.
Thứ hai, trong hoạt động thanh tra, Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn
sau đây:
Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của sở, của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà
nƣớc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập;
Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm của nhiều sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao;
Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử
lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi cần thiết.
Thứ ba, là giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nƣớc về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo
22
Thứ tư, là giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nƣớc về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Với nhiệm vụ đƣợc giao và thực tiễn hoạt động của Thanh tra tỉnh hiện nay, thẩm quyền của Thanh tra tỉnh trong thẩm tra, xác minh tập trung ở ba chủ
thể:
+ Chủ thể thứ nhất là Chánh thanh tra, có vai trò là ngƣời ra quyết định thanh tra, thành lập Đoàn hoặc Tổ xác minh.
+ Chủ thể thứ hai là Trƣởng Đoàn thanh tra, Trƣởng đoàn hoặc Tổtrƣởng Tổ xác minh khiếu nại, tố cáo.
+ Chủ thể thứ ba là thành viên đoàn thanh tra, Thành viên đoàn thanh tra, thành viên đoàn hoặc tổ xác minh khiếu nại, tố cáo.
Ở đây cần lƣu ý rằng, việc ra quyết định thanh tra hay việc ra quyết định thành lập Tổ hoặc Đoàn xác minh trong giải quyết khiếu nại, tố cáo đƣợc quy
định thẩm quyền cụ thể của mỗi ngƣời, của các chủ thểtrên đây là tƣơng tự nhau.
Một là, đối với thẩm quyền trong quá trình tiến hành thanh tra, các quyền của ngƣời ra quyết định thanh tra, của trƣởng đoàn thanh tra, của thành viên
đoàn thanh tra đƣợc quy định trong Luật Thanh tra 2010 và Nghị định
86/2011/NĐ-CP.
- Chánh thanh tra tỉnh có quyền hạn sau đây:
Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trƣớc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quyết định của mình;
Quyết định thanh tra lại vụ việc đã đƣợc Giám đốc sở kết luận nhƣng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi đƣợc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao; quyết định thanh tra lại vụ việc đã đƣợc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kết luận nhƣng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
Yêu cầu Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cáp huyện thanh tra trong phạm vi quản lý của sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện khi phát hiện có dấu
23
hiệu vi phạm pháp luật; trƣờng hợp Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trƣớc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quyết định của mình;
Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết vấn đề về công
tác thanh tra; trƣờng hợp kiến nghị đó không đƣợc chấp nhận thì báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ;
Kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban
hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý, kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra.
- Khi Chánh thanh tra tỉnh là ngƣời ra quyết định thanh tra thì Chánh thanh tra tỉnh có các nhiệm vụ và quyền hạn theo Khoản 1 Điều 48 Luật Thanh
tra 2010 nhƣ sau:
+ Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra;
+ Yêu cầu đối tƣợng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng
văn bản, giải trình về vấn đềliên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;
+ Trƣng cầu giám định về vấn đềliên quan đến nội dung thanh tra;
+ Yêu cầu ngƣời có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để
xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý;
+ Tạm đình chỉ hoặc kiến nghịngƣời có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
+ Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tƣợng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tƣợng thanh tra tẩu tán tài sản, không thực hiện quyết định thu hồi tiền, tài sản của Thủ
24
trƣởng cơ quan thanh tra nhà nƣớc hoặc của Thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà
nƣớc;
+ Kiến nghị ngƣời có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hƣu đối với ngƣời đang cộng tác với
cơ quan thanh tra nhà nƣớc hoặc đang là đối tƣợng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc thanh tra;
+ Kiến nghị ngƣời có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác và xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức cố ý cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định thanh tra;
+ Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị ngƣời có thẩm quyền xử lý kết quả thanh tra; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về
thanh tra;
+ Quyết định thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị
thất thoát do hành vi vi phạm pháp luật của đối tƣợng thanh tra gây ra;
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến trách nhiệm của Trƣởng đoàn
thanh tra, các thành viên khác của Đoàn thanh tra;
+ Đình chỉ, thay đổi Trƣởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra khi không đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra hoặc có hành vi vi phạm pháp luật hoặc là ngƣời thân thích với đối tƣợng thanh tra hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể thực hiện nhiệm vụ thanh tra;
+ Kết luận về nội dung thanh tra;
+ Chuyển hồsơ vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết.
- Trƣởng đoàn thanh tra do Thanh tra tỉnh tiến hành có các quyền sau: + Tổ chức, chỉđạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra;
25
+ Kiến nghị với ngƣời ra quyết định thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của ngƣời ra quyết định thanh tra quy định tại Điều 48 của Luật này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụđƣợc giao;
+ Yêu cầu đối tƣợng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng
văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; khi cần thiết có thể tiến hành kiểm kê tài sản liên quan đến nội dung thanh tra của đối tƣợng thanh tra;
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;
+ Yêu cầu ngƣời có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để
xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý;
+ Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tƣợng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tƣợng thanh tra có hành vi tẩu tán tài sản;
+ Quyết định niêm phong tài liệu của đối tƣợng thanh tra khi có căn cứ
cho rằng có vi phạm pháp luật;
+ Tạm đình chỉ hoặc kiến nghịngƣời có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
+ Kiến nghị ngƣời có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hƣu đối với ngƣời đang cộng tác với
cơ quan thanh tra nhà nƣớc hoặc đang là đối tƣợng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc thanh tra;
+ Báo cáo với ngƣời ra quyết định thanh tra về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó.
- Thành viên đoàn thanh tra có các quyền sau:
26
+ Yêu cầu đối tƣợng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng
văn bản, giải trình về vấn đềliên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó.
+ Kiến nghị Trƣởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trƣởng đoàn thanh tra quy định tại Điều 46 của Luật này để bảo
đảm thực hiện nhiệm vụđƣợc giao.
+ Kiến nghị việc xử lý về vấn đềkhác liên quan đến nội dung thanh tra. + Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao với Trƣởng đoàn thanh
tra, chịu trách nhiệm trƣớc Trƣởng đoàn thanh tra và trƣớc pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo.
Đặc biệt các quyền trong hoạt động Thanh tra còn đƣợc quy định tại Mục
3 Chƣơng III Nghịđịnh 86/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một sốđiều của Luật Thanh tra.
Hai là, các quyền cụ thể trong thẩm tra, xác minh, giải quyết khiếu nại, tố
cáo hiện nay đƣợc quy định trong Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2011 và các
văn bản hƣớng dẫn thi hành, trong đó có Thông tƣ số 06/2013/TT-TTCP quy
định quy trình giải quyết tố cáo; Thông tƣ số 07/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.
Ví dụ: Tại Khoản 3 Điều 29 Luật Khiếu nại quy định ngƣời đƣợc có trách nhiệm xác minh có các quyền và nghĩa vụ sau: Yêu cầu ngƣời khiếu nại, ngƣời bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ về nội dung khiếu nại; Yêu cầu ngƣời khiếu nại, ngƣời bị khiếu nại,
cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan giải trình bằng văn bản về nội dung liên quan khiếu nại; triệu tập ngƣời khiếu nại, ngƣời bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan; trƣng cầu giám định; tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác
minh khác theo quy định của pháp luật; báo cáo kết quả xác minh và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về kết quả xác minh.
27
Điều 22 và Điều 11 Luật Tố cáo quy định ngƣời đƣợc giao xác minh nội dung tố cáo có quyền và nghĩa vụ sau: Yêu cầu ngƣời tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo; yêu cầu ngƣời bị tố cáo giải trình bằng
văn bản về hành vi bị tố cáo; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo; tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh, thu thập những chứng cứ để giải quyết tốcáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giải quyết tố cáo; áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quan chức năng
áp dụng các biện pháp để bảo vệ ngƣời tốcáo, ngƣời thân thích của ngƣời tố cáo,
ngƣời cung cấp thông tin có liên quan đến việc tố cáo; không tiết lộ thông tin gây bất lợi cho ngƣời bị tố cáo khi chƣa có kết luận về nội dung tố cáo; chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về việc giải quyết tố cáo.