2.3.1. Những kết quảđạt được
Thực hiện sự chỉđạo của UBND tỉnh, Thƣờng trực Tỉnh ủy - Thƣờng trực
HĐND, hoạt động thanh tra của Thanh tra tỉnh Thái Nguyên trong những năm
gần đây đã đƣợc nhiều kết quả góp phần ổn định tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đảm bảo an toàn cho các sự kiện chính trị diễn ra trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện để phát triển kinh tế tại địa
phƣơng.
Thứ nhất, hoạt động thẩm tra, xác minh của ngƣời ra quyết định thanh tra,
Trƣởng đoàn thanh tra, Tổ trƣởng, Trƣởng đoàn xác minh, ngƣời tiến hành xác minh trong thời gian qua đã đƣợc thực hiện đảm bảo đúng quy trình, trình tự thủ
tục do pháp luật quy định. Trong quá trình thực hiện này do pháp luật về thanh tra, pháp luật về giải quyết khiếu nại, pháp luật về tố cáo không ngừng hoàn thiện, không chỉ hoàn thiện về cơ cấu tổ chức mà còn hoàn thiện cả về quy trình,
64
trình tự, thủ tục. Thanh tra Chính phủđã ban hành nhiều Thông tƣ quy định nhƣ: Thông tƣ 05/2014/TT-TTCP quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra; Thông tƣ
07/2014/TT-TTCP quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh; Thông tƣ 06/2013/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết tố cáo…nên đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng để cán bộ thanh tra tiến hành thẩm tra, xác minh.
Do quy trình giải quyết trong đó có hoạt động thẩm tra, xác minh đƣợc triển khai một cách nghiêm túc, công khai nên đã góp phần nâng cao hiệu quả
công tác giải quyết; có cơ sở để giải quyết quyền lợi chính đáng cho ngƣời dân, tạo niềm tin cho nhân dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội về sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Thái Nguyên. Từ đó ngƣời dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẵn sàng hƣởng ứng các phong trào, các cuộc vận động, đƣờng lối, chủ trƣơng cũng nhƣ các quy định trong việc quản lý xã hội, xây dựng và phát triển để tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những thành phố phát triển mạnh về kinh tế - xã hội.
Thứ hai, công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, công tác chuẩn bị kế
hoạch thẩm tra, xác minh đối với vụ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đƣợc thực hiện một cách chi tiết, có hệ thống, có tính chuyên nghiệp cao.
Sau khi phát hiện đƣợc các mâu thuẫn, cán bộ thanh tra sẽ tiến hành so sánh giữa chúng với nhau và so sánh với các quy định của pháp luật điều chỉnh về những vấn đề này cũng nhƣ các tài liệu, thông tin khác (nếu có) để lập kế
hoạch, phƣơng thức tiến hành xác minh.
Kế hoạch xác minh đảm bảo những nội dung chủ yếu sau:
- Xác định những nội dung thông tin, tài liệu cần phát hiện, thu thập để
xác minh: Nội dung thu thập thông tin, tài liệu cụ thể và bám sát mục đích, yêu
cầu của nhiệm vụ, trong đó phải xác định những tài liệu mấu chốt có ý nghĩa
65
quá trình xác minh, cán bộđƣợc giao nhiệm vụ linh hoạt điều chỉnh phạm vi nội dung tài liệu cần thu thập phù hợp với điều kiện và tình huống cụ thể.
- Xác định đối tƣợng cần tiếp xúc nhằm thu thập và xác minh tài liệu: Để
có thể thu thập đƣợc nhiều chứng cứ có giá trị, cán bộ thanh tra ngoài việc phải nắm vững nghiệp vụ và có kế hoạch xác minh cụ thể thì trong nhiều trƣờng hợp
đã tập trung nghiên cứu đến nhân thân của đối tƣợng cần xác minh (nếu có thể) thông qua nhiều kênh thông tin: Có thể hỏi trƣớc những ngƣời liên quan, xem xét hồsơ, lý lịch của ngƣời đó... để biết sơ bộ về địa vị, hiểu đƣợc tác phong, lối sống, quan hệ, tính tình, hoàn cảnh gia đình, thái độ chính trị, nhất là ý thức tôn trọng pháp luật; một số nét về đặc điểm tâm lý nhƣ thói quen, đặc điểm khí chất... Biết đƣợc những thông tin này có giá trị rất lớn trong quá trình tiếp xúc và khai thác thông tin.
- Xác định thời gian, địa điểm tiến hành (thời gian bắt đầu, thời gian dự
kiến kết thúc); cán bộ thực hiện; một số phƣơng tiện kèm theo cho việc xác minh (máy ghi âm, máy quay phim, chụp ảnh...). Việc xác đinh rõ thời gian, địa
điểm tiến hành xác minh giúp cho cán bộ thanh tra chủ động thực hiện các nhiệm vụđƣợc giao trong phạm vi thẩm quyền của mình một cách có kế hoạch, góp phần bảo đảm thực hiện đúng thời hạn tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và trong thanh tra trách nhiệm về phòng, chống tham nhũng.
Thứ ba, công tác đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ của ngành thanh tra trong thời gian qua đƣợc quan tâm, đặc biệt là kiện toàn đội ngũ thanh tra viên làm công tác thanh tra, tham mƣu giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Trong khi tiến hành thẩm tra, xác minh, cán bộ thanh tra luôn tôn trọng,
đúng mực, lịch sự, văn minh, tế nhị, thông cảm với đối tƣợng; chăm chú lắng
nghe khi đối tƣợng trình bày, biết tự chủ, kiềm chế, khéo léo điều chỉnh khi họ đi lạc đề, biết cách gợi mở vấn đề để thu thập bằng chứng; có cách ứng xử phù hợp với các tình huống xảy ra trong quá trình làm việc.
Trình độ, năng lực và trách nhiệm của cán bộ trực tiếp làm công tác thẩm
66
quả thẩm tra, xác minh. Do đƣợc quan tâm, chú ý đến việc tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra nói chung và nghiệp vụ cụ thể về thẩm tra, xác minh nói riêng nên cán bộ thanh tra có nhận thức, phƣơng pháp, kinh nghiệm tốt hơn
khi tiến hành thẩm tra, xác minh. Qua các lớp tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ
cho cán bộ, nhất là một số cán bộ mới chuyển về cơ quan, Đội ngũ cán bộ kiểm tra nói chung, cán bộ trực tiếp tiến hành thẩm tra, xác minh nói riêng đã có một
bƣớc trƣởng thành đáng kể. Trình độ lý luận chính trị, kinh tế, pháp luật, ngoại ngữ, tin học, trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm thẩm tra, xác minh của cán bộ đƣợc nâng cao. Đa số cán bộ thanh tra có kinh nghiệm thực tiễn, có tƣ duy sâu
sắc về công tác thanh tra. Mặt khác, nhiều cán bộ đã cần mẫn suy nghĩ, tìm tòi
những hình thức, phƣơng pháp, năng động sáng tạo tiến hành thẩm tra, xác minh phù hợp tình hình, hoàn cảnh mới. Nhờ đó, trƣớc khó khăn phức tạp của hoạt
động thanh tra, đội ngũ cán bộthanh tra đã nỗ lực phấn đấu thực hiện có kết quả
một khối lƣợng lớn nhiệm vụ thẩm tra, xác minh khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xem xét xử lý hoặc đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên xử
lý kỷ luật theo thẩm quyền, trong đó có nhiều vụ việc đƣợc quần chúng đồng tình, hoan nghênh, ngày càng tạo dựng niềm tin trong nhân dân.
Thứ tư, sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong việc cung cấp thông tin, trách nhiệm của các bên đƣợc tăng lên đáng kể góp phần huy động mọi nguồn lực, tạo sức mạnh tổng hợp bảo đảm thực hiện thẩm tra, xác minh một cách thận trọng, chặt chẽ, giúp cho kết quả thẩm tra, xác minh khách quan, trung thực, chính xác dù xét dƣới góc độ nào, qua đó, kết luận vụ việc thanh tra tập trung, thống nhất, đồng bộ, khắc phục sự sơ hở, thiếu sót, chủ quan, phiến diện, thiếu dân chủ có thể có.
Việc phối hợp trong hoạt động thẩm tra, xác minh trong công tác thanh tra
đã góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu lực, hiệu quả thực hiện hoạt động này
trong điều kiện nếu chỉ mình chủ thể thẩm tra, xác minh thực hiện thì vừa không
đủ sức, không đủ lực lƣợng, chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm, không bảo
67
Nhìn chung những kết quả đạt đƣợc của hoạt động thẩm tra, xác minh đã
góp phần đƣa ra những kết luận thanh tra trong thời gian qua đảm bảo tính khách quan, trung thực, các quyết định giải quyết khiếu nại, các kết luận về nội dung tố cáo đảm bảo tính chính xác, đúng pháp luật. Qua hoạt động thẩm tra, xác minh, thanh tra tỉnh Thái Nguyên đã đánh giá khách quan, kết luận chính
xác ƣu điểm, khuyết điểm, nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm của cơ quan, tổ chức và các cá nhân đƣợc thanh tra để tham mƣu, đề nghị
UBND tỉnh quyết định xửlý đúng.
2.3.2. Những hạn chế
Thực tế tiến hành hoạt động thanh tra cho thấy nghiệp vụ của cán bộ
thanh tra là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hƣởng đến tiến độ và chất lƣợng giải quyết vụ việc. Trong những năm qua, việc thực hiện tốt thẩm tra, xác
minh đã góp phần quan trọng vào chất lƣợng, hiệu quả các cuộc thanh tra,
nhƣng nghiêm túc nhìn nhận lại vẫn còn một số hạn chế phản ánh trên những
phƣơng diện sau:
Thứ nhất, một số cuộc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung
chƣa đảm bảo tính toàn diện: Việc chuẩn bị trƣớc khi tiến hành thanh tra còn hạn chế, việc nắm thông tin về nội dung thanh tra chƣa đầy đủ, việc khảo sát xây dựng đề cƣơng chƣa đƣợc coi trọng đúng mức dẫn đến đề cƣơng, kế hoạch
thanh tra chƣa xác định đƣợc trọng tâm, trọng điểm vì vậy khi tiến hành thẩm tra, xác minh dễ rơi vào trƣờng hợp vƣợt ra ngoài phạm vi hoặc chƣa đạt đƣợc mục
tiêu đã định. Nhiều cuộc thanh tra có tình tiết phức tạp cần phải thẩm tra, xác minh hoặc liên quan đến nhiều đối tƣợng khác nhau, đặc biệt là những vụ việc
trong lĩnh vực đất đai cần phải có thời gian để trích lục các tài liệu cũ hoặc có những cuộc thanh tra có nội dung liên quan đến chuyên môn sâu về kỹ thuật chuyên ngành nên cần tham vấn ý kiến của các nhà chuyên môn.
Thứ hai, hoạt động thẩm tra, xác minh còn thiếu tính kịp thời: Việc duy trì chế độ thông tin và xử lý vấn đề phát sinh giữa thành viên Đoàn thanh tra trong
68
chƣa đƣợc sâu sát, chƣa đƣợc thảo luận kỹ nên chƣa phát hiện kịp thời những
vƣớng mắc để xử lý ngay trong khi còn thanh tra tại đơn vị.
Thời hạn cuộc thanh tra bị kéo dài còn do những trƣờng hợp cản trở, chống đối, bất hợp tác của đối tƣợng thanh tra thể hiện thông qua rất nhiều thủ đoạn tinh vi nhƣ: không cung cấp, cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin tài liệu, tẩu tán, tiêu hủy chứng cứ, cố tình dây dƣa kéo dài thời gian làm việc, hoặc tạo ra nhiều khó khăn, cản trở hoạt động của Đoàn thanh tra… Nhƣng
những hành vi này hầu nhƣ không bị xử lý hoặc không xử lý đƣợc vì thiếu chế
tài. Vì vậy làm cho hoạt động thanh tra gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ ba, tính kế hoạch trong thẩm tra, xác minh không cao: Việc xây dựng kế hoạch trong các Đoàn thanh tra chƣa đƣợc hƣớng dẫn cụ thể trong việc lập kế
hoạch để triển khai cho nên đa số các cuộc tiến hành thanh tra đều có kế hoạch tiến hành thanh tra tuy nhiên do chƣa hƣớng dẫn cụ thể nên các kế hoạch khác
nhau, không xác định đƣợc địa chỉ xác minh, các biện pháp cần áp dụng, nội dung cần xác minh.
Vẫn còn trình trạng xây dựng kế hoạch thẩm tra, xác minh sơ sài, thiếu cụ
thể. Kế hoạch thẩm tra, xác minh chƣa căn cứ và chƣa bám sát vào nội dung thanh tra, nội dung tố cáo, khiếu nại cần giải quyết. Trong kế hoạch chƣa làm rõ
vấn đề gì cần gợi ý để đối tƣợng thanh tra tự báo cáo, giải trình, vấn đề gì cần tìm kiếm thu thập; chƣa dự kiến những tình huống có thể phát sinh và cách giải quyết. Mặt khác, nhiều trƣờng hợp chọn đối tƣợng thẩm tra, xác minh quá nhiều, không cần thiết và xác định nội dung thẩm tra, xác minh không đúng trọng tâm, trọng điểm làm lệch hƣớng thẩm tra, xác minh. Những đối tƣợng, nội dung kiểm tra phức tạp đáng ra phải hết sức chú ý, chuẩn bị kỹ kế hoạch nhƣng chƣa đƣợc quan tâm, còn chủ quan, đơn giản trong xây dựng kế hoạch thẩm tra, xác minh, trong khi mọi sự chủquan, đơn giản dù chỉ là trong từng chi tiết nhỏ của vụ việc
cũng có thểđẫn đến thiếu căn cứ để kết luận nội dung kiểm tra.
Thứ tư, chất lƣợng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác thanh tra nhìn
69
nói chung và hoạt động thẩm tra, xác minh nói riêng. Một khó khăn cũng là
nguyên nhân quan trọng khác, đó là yêu cầu vƣợt qua chính bản thân mình của cán bộ thanh tra về khoảng cách giữa trình độ, năng lực, kinh nghiệm, bản lĩnh trƣớc tính phức tạp của nội dung và đối tƣợng kiểm tra. Nội dung kiểm tra càng nhiều, càng phức tạp thì càng khó khăn, bởi trình độ cán bộ có hạn, nhiều lĩnh
vực chƣa am hiểu, chƣa tiếp cận, cọ xát với thực tế; đối tƣợng thanh tra có chức vụ cao, từng trải, “có uy lớn” thì cán bộ thanh tra dễ “ngợp” và “choáng”, do đó
nếu không có bản lĩnh, trình độ thì cán bộ sẽ rất khó khăn khi tiến hành thẩm tra, xác minh. Thẩm tra, xác minh các cơ quan cấp dƣới, cán bộ trong cơ quan nhà nƣớc khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết tố cáo, giải quyết khiếu nại, xem xét để
xử lý kỷ luật theo thẩm quyền hoặc đề nghị xử lý kỷ luật là những nhiệm vụ khó
khăn, phức tạp, tế nhị trong khi đối tƣợng thanh tra thông thƣờng có vị trí,
cƣơng vị, kinh nghiệm, quá trình công tác, nhiều trƣờng hợp hơn cán bộ trực tiếp thanh tra.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, thẩm quyền của cơ quan thanh tra, của ngƣời ra quyết định thanh tra, của Trƣởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra trong hoạt động thẩm tra, xác minh chƣa đủ mạnh. Mặc dù trong Luật Thanh tra 2010 so với Luật Thanh tra 2004 chuyền từ “quyền đề nghị” sang “quyền yêu cầu” cung cấp thông tin, tài liệu nhƣng không kèm theo đó là các chế tài, các biện pháp cụ thể đối với ngƣời liên quan đến vụ việc cho nên việc cung cấp thông tin, tài liệu để
thẩm tra, xác minh nhƣ thế nào vẫn còn hạn chế (ví dụ: nếu bên công an có lệnh triệu tập đối với các đối tƣợng liên quan, không tuân thủ sẽ bị cƣỡng chế thì bên thanh tra, nếu đối tƣợng liên quan không hợp tác, nhất quyết không gặp cán bộ
thanh tra thì hiện nay chƣa có chế tài đối với ngƣời liên quan đến vụ việc), không bảo đảm cho ngƣời tiến hành thẩm tra, xác minh thực hiện tốt việc thẩm tra, xác minh tài liệu, chứng cứ. các chế tài chƣa cụ thể, không đồng nhất.
Thứ hai, một sốquy định của pháp luật về thanh tra hiện nay vẫn chƣa tạo sự chủđộng cho trƣởng đoàn thanh tra. Ví dụ nhƣ quy định sử dụng con dấu của
70
Trƣởng đoàn thanh tra hiện nay chƣa rõ cho nên có những trƣờng hợp mà
Trƣởng đoàn thanh tra cần thiết phải tiến hành thẩm tra, xác minh qua sử dụng biện pháp trƣng cầu giám định thì quy định pháp luật hiện hành vẫn phải là
ngƣời ra quyết định thanh tra mới đƣợc trƣng cầu. Thực tế các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về hoạt động thẩm tra, xác minh chƣa nhiều, mới chỉ đề cập trong bƣớc tiến hành của quy trình thanh tra; trình tự tiến hành, thụ lý, từng bƣớc phải làm gì chƣa đƣợc rõ ràng, chi tiết; các chế tài chƣa cụ thể,
không đồng nhất. Việc thẩm tra, xác minh mới chỉ đƣợc quan tâm trong những
năm gần đây, thể hiện ở một sốquy định trong Luật Thanh tra, trong Luật Khiếu nại và Luật tốcáo, khi đó những vấn đềliên quan đến thẩm tra, xác minh, thẩm