Một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện cơ chế “một cửa” tại Ủy ban

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế một cửa tại ủy ban nhân dân quận từ thực tiễn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 72 - 99)

Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy

3.2.1. Nhóm gii pháp chung

3.2.1.1. Hoàn thiện pháp luật về cơ chế“một cửa”

Nhìn nhận một cách khách quan thì tính ổn định và đồng bộ của các văn

bản quy phạm pháp luật của hệ thống thể chế mà chúng ta đang áp dụng hiện

nay chưa cao, nhất là các quy định trọng các lĩnh vực đất đai, xây dựng, tư

pháp. Thủ tục hành chính do Chính phủ, các Bộ, ngành ban hành còn phức tạp, gây phiền hà cho việc thực hiện của cấp dưới. Tính hệ thống của pháp luật còn rất hạn chế. Các văn bản luật, các văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn

luật chưa thực sự tạo thành một chỉnh thể với những nguyên tắc chỉđạo xuyên suốt mang tính chuyên ngành hoặc liên ngành. Những mâu thuẫn giữa Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự về một số vấn đề(như: hiệu lực các giao dịch, về căn cứ xác định sở hữu, đăng ký quyền sở hữu) là ví dụ cho tính hệ

thống thấp của pháp luật hiện hành ở nước ta. Việc xây dựng văn bản pháp luật trong cùng một lĩnh vực, hoặc trong nhiều lĩnh vực khác nhau phải được thống nhất trong việc xác lập mô hình hành vi. Tránh tình trạng văn bản luật

phép, đồng thời, văn bản luật và văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn luật đều phải phù hợp với Hiến pháp.

Thực chất của cơ chế “một cửa”, cơ chế“một cửa liên thông” chính là cơ

chế thực hiện thủ tục hành chính. Khi đã có Luật thủ tục hành chính thì đòi

hỏi cũng phải nâng cao giá trị pháp lý của văn bản điều chỉnh cách thức thực hiện thủ tục hành chính cho tương xứng với qui định về cách thức thực hiện thủ tục hành chính. Hơn nữa, qua thời gian thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ

chế “một cửa liên thông” tại các cơ quan hành chính nhà nước đã khẳng định

tính đúng đắn, chắc chắn của hai cơ chế này nên cần thiết phải được qui định

ở một văn bản pháp lý có vị trí cao hơn văn bản của Thủ tướng Chính phủ. Việc ban hành Nghị định thay thế Quyết định nhằm nâng cao hiệu lực pháp lý và tính thống nhất trong thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa” liên thông; đồng thời Nghị định này sẽ tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, đầy đủ hơn cho

việc thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa” liên thông tại địa phương,

bao gồm: quy định rõ các lĩnh vực công việc thực hiện theo cơ chế“một cửa”, các lĩnh vực công việc thực hiện theo cơ chế “một cửa” liên thông; các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, cán bộ, công chức, tài chính, cơ chế, chính

sách và quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ

chức thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông”. Các quan hệ

xã hội luôn luôn biến đổi, đòi hỏi cách thức giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước cũng cần phù hợp, tương xứng với sự thay đổi của các quan hệ xã hội đó, do vậy cần phải nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về cơ chế“một cửa”, cơ chế“một cửa” liên thông.

Hệ thống pháp luật Việt Nam, nhất là những văn bản pháp luật trong lĩnh

vực chuyên ngành rất nhiều nhưng vẫn còn thiếu, phân tán, manh mún, chưa

có sự hoàn chỉnh thống nhất. Do đó, việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn

ngành điều chỉnh nhưng không có quy định khác thì mới áp dụng thủ tục thành lập doanh nghiệp chung. Bởi vậy, để hoàn thiện được pháp luật về cơ

chế “một cửa”, cần có sự thống nhất về trình tự, thủ tục đồng bộ với nội dung trong các luật chuyên ngành.

Tình trạng phân cấp trong quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, chồng chéo. Việc quy định không rõ ràng dẫn đến tình trạng nhiều cấp, ngành cùng tham gia quản lý một lĩnh vực, dẫn đến nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành thủ tục hành chính, hay một thủ tục hành chính có nhiều cơ quan cùng

tham gia giải quyết một công việc. Điển hình như các lĩnh vực cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sử dụng nhà, lao

động thương binh và xã hội.. phải thực hiện ở nhiều cấp. Bởi vậy cần phải có sự phân cấp quản lý rõ ràng, không để tình trạng việc địa phương làm tốt, thuận lợi cho nhân dân lại không được trao quyền.

3.2.1.2. Tăng cường năng lực và quan tâm chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ, công chức

Công cuộc đổi mới xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do

dân, vì dân đang đặt ra những yêu cầu cấp bách về nâng cao chất lượng đội

ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ, công chức thực hiện công tác cải cách hành chính nói chung và cán bộ, công chức công tác tại bộ phận “một cửa” nói riêng. Trong bất cứ hoạt động nào thì yếu tốcon người luôn là yếu tố

trung tâm và trong cải cách hành chính cũng vậy. Con người là một nhân tố

quyết định thành công trong hoạt động quản lý HCNN. Để nâng cao chất

lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong việc thực hiện thủ tục hành chính của

cơ quan hành chính cần thực hiện cá giải pháp sau:

Thứ nhất, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹnăng làm

việc, giao tiếp, ứng xử và kinh nghiệm giải quyết công việc của cán bộ, công chức là giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả quản lý HCNN, từ đó

tiên phải xây dựng nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức sao cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, công việc được giao. Đối với cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận “một cửa” nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ, công việc được giao. Đối với cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận “một cửa” phaair đảm bảo yêu cầu đặc thù tính chất công việc, cần có trọng tâm, trọng điểm và theo chuyên đề như: kỹ năng hành

chính; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tiếp nhận và xử lý hồ sơ hành chính, kỹ năng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính và ứng dụng tin học. Công tác đào tạo, bồi

dưỡng nghiệp vụ phải được tổ chức định kỳ một năm/4 đợt và có sự phân bổ

hợp lý để tất cả các cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận “một cửa” đều

được tham gia đầy đủ mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung.

Thứ hai, bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng phù hợp ngành nghề được đào tạo, có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao làm việc tại bộ phận “một cửa” để đảm bảo công việc được giải quyết nhanh và thông suốt. Đồng thời, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, công chức. Có cơ chế ràng buộc khen thưởng, kỷ luật, đồng thời khuyến khích, động viên kịp thời đối với cán bộ, công chức có sáng kiến, sáng tạo trong công việc, tạo môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, đoàn kết nội bộlàm tăng thêm sức mạnh tập thể.

Thứ ba, quan tâm tới chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức nhà

nước. Quan điểm chỉ đạo trong cải cách tiền lương phải gắn hiệu quả công việc với chế độ tiền lương. Hiện nay, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức nói chung còn thấp. Đặc biệt là cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận

“một cửa” cũng vậy, lương và phụ cấp của họ chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống, trong khi họ phải đáp ứng được nhu cầu cuộc sống, trong khi họ

chính của tổ chức, công dân đều phải thông qua bộ phận này. Chế độ tiền

lương và phụ cấp không được chi trả hợp lý, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, thái độ và tinh thần trách nhiệm của họ đối với công việc được

giao. Đồng thời, đây còn là mầm mống của các biểu hiện tiêu cực, cửa quyền,

tham nhũng, hạch sách tổ chức, công dân, doanh nghiệp khi đến liên hệ công tác. Do vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra là phải có cơ chế, chính sách tiền lương

phụ cấp trách nhiệm hợp lý cho đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan nhà nước nói chung, và các bộ, công chức làm việc tại bộ phận “một cửa” nói riêng để đảm bảo nhu cầu của họ có thể sống bằng lwowg và giúp họ

yên tâm công tác, hoàn thành nhiệm vụđược giao.

Để giải pháp này mang lại hiệu quả, mỗi cán bộ, công chức tại bộ phận

“một cửa” cần phát huy hết khả năng của mình trong lao động sáng tạo và tinh thần đoàn kết hợp tác, đồng thời cần có sự giám sát chặt chẽ của các cấp

lãnh đạo.

3.2.2. Nhóm các gii pháp riêng

3.2.2.1.Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền đối với thực hiện cơ chế “một cửa

-Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, củng cố xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; đổi mới phương thức, nội dung hoạt

động của cả hệ thống chính trịtheo hướng “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”.

-Gắn việc thực hiện Quy chế dân chủở cơ sở với viẹc giải quyết tốt đơn thư khiếu nại, tố cáo, công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng và công tác cải cách thủ tục hành chính hoàn thiện cơ chế“một cửa”. Lãnh đạo và các cơ quan chức

năng có nhiệm vụ chỉđạo thực hiện CCHC và hoàn thiện cơ chế“một cửa” của Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy cần thường xuyên đi sâu đi sát, chỉ đạo và giúp đỡ các Ủy ban nhân dân phường thuộc quận để rà soát, đánh giá, tháo gỡkhó khăn ách tắc trong quá trình thực hiện cơ chế“một cửa”.

-Cầu Giấy là một quận nội thành Hà Nội, quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa diễn ra với tốc độ cao làm nảy sinh nhiều vấn đề mới chưa có trước đây

làm cho cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết công việc theo thủ tục hành chính nhiều khi lúng túng. Do vậy, để thực hiện tốt và có hiệu quả việc giải quyết công việc theo cơ chế “một cửa” trong những năm tiếp theo, Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy cần tập trung chỉ đạo các Ủy ban nhân dân phường thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, rà soát các thủ tục hành chính để kịp thời phát hiện những vướng mắc, những thủ tục hành chính không còn phù hợp để

sửa đổi, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bãi bỏ, nhằm ngày càng đơn giản hóa các thủ tục hành chính và quy trình, cơ chế

giải quyết, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất, đầu tư xây dựng cơ

bản trong giải quyết hồsơ hành chinh của công dân, tổ chức.

3.2.2.2. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và quan tâm đời sống vật chất, tinh thần đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

Để nâng cao chất lượng của cơ chế “một cửa” cần phải đào tạo, bồi

dưỡng, đào tạo lại, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp với việc thực hiện cơ chế. Cần tiến hành các biện pháp sau:

V công tác đào tạo, bồi dưỡng cán b, công chc

-Cần phải thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức và các

văn bản mới về lĩnh vực đăng ký kinh doanh nhằm làm cho cán bộ, công chức tại Bộ phận TN & TKQ nắm chắc hướng dẫn thủ tục hành chính, đồng thời

nâng cao được kỹnăng xử lý tình huống. Bên cạnh đó cần tổ chức cho bộ phận này tham quan, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với những tỉnh làm tốt, có hiệu quả. Đây cũng là hình thức tập huấn đem lại hiệu quả nhất, thiết thực nhất.

+ Đối với công chức đang được bố trí làm việc tại Bộ phận TN & TKQ

nước, các chuyên đề về phương thức thực hiện qui trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế“một cửa”; kỹ năng giao tiếp hành chính, kiến thức về quản trị mạng, kỹnăng soạn thảo và ban hành các văn bản quản

lý hành chính nhà nước... Đối với những công chức trẻ cần tạo điều kiện cho tham dự các lớp tập huấn nâng cao trình độ kiến thức và kỹnăng quản lý hành

chính nhà nước.

+ Đối với đối tượng tuyển dụng để đào tạo, bổ sung dự nguồn nhân sự

cho bộ phận TN & TKQ cần phải đạt trình độ chuyên môn tối thiểu là trình độ

trung cấp, ưu tiên bố trí sắp xếp cho những đối tượng có trình độ đại học, độ

tuổi dưới 30 tuổi. Đưa lực lượng này tham gia các lớp đào tạo đại học hành chính tập trung, các lớp bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước tiền công vụ trước khi tuyển dụng chính thức. Đây chính là nguồn nhân lực quan trọng để

bổsung cho đội ngũ cán bộ công chức tại cấp cơ sở trong thời gian lâu dài.

+Thực tế cho thấy đội ngũ công chức chuyên môn làm việc tại Bộ phận

TN & TKQ đã được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ nhưng chuyên

môn hành chính văn phòng chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. Điều này cho thấy trong kế hoạch đào tạo cán bộ công chức cần được bồi dưỡng chuyên môn về hành

chính văn phòng.... để tạo sự thuận lợi cho công tác bố trí, sắp xếp cán bộ công chức vào làm việc tại Bộ phận “một cửa”.

+ Về kế hoạch và chương trình, phương pháp đào tạo bồi dưỡng: hàng

năm theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành cần xây dựng kế

hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể, sắp xếp thời gian hợp lý để cử công chức đi

học và có kế hoạch bố trí người thay thế để công chức yên tâm học tập. Cần có chế độ khuyến khích công chức học ngoài giờ hành chính và các ngày nghỉ để nâng cao trình độ. Ủy ban nhân dân tỉnh cần có kế hoạch phối hợp với các

cơ sởđào tạo trong và ngoài tỉnh mở các lớp bồi dưỡng cho CB, CC. Cần xây dựng tài liệu của chương trình bồi dưỡng theo hướng: giảm bớt thời gian trình bày lý luận, tăng thời gian thực hành các kỹ năng chuyên sâu như: kỹ năng

giao tiếp hành chính; kỹ năng xây dựng đề án cải cách hành chính; kỹ năng

tiếp nhận và xử lý hồ sơ hành chính, kỹ năng ứng dụng tin học trong xử lý hồ sơ hành chính.

+ Về phương pháp đào tạo, bồi dưỡng: Hiện nay, khi đào tạo bồi dưỡng

CB, CC đang sử dụng chủ yếu phương pháp đào tạo "người thầy là trung tâm của quá trình đào tạo" nên vai trò, vị trí của người học không được chú trọng

đúng mức, trong khi đội ngũ công chức là lực lượng đã và đang thực hiện các công việc tác nghiệp cụ thể, có những kinh nghiệm, kỹnăng xử lý tình huống chuyên môn nhất định. Cần phải có phương pháp giảng dạy, đào tạo phù hợp phát huy những ưu thế của đội ngũ này.

-Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nội dung và hình thức tuyển dụng công chức vào làm việc trong các cơ quan nhà nước; tiếp tục có những ưu tiên đối với sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, loại xuất sắc; có chính sách thỏa đáng trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, thu hút nhân tài.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế một cửa tại ủy ban nhân dân quận từ thực tiễn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 72 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)