- Mặc dù đạt được những thành tích đáng mừng nhưng công cuộc xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ vùng ĐBKK, hỗ trợ các xã ATK cách mạng nhưng Việt Nam vẫn đang đối mặt với những thách thức trong quá trình thực hiện như giảm nghèo chưa đồng đều; tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc còn cao; giảm nghèo chưa vững chắc, tỷ lệ tái nghèo ở một số nơi còn cao; chính sách còn chồng chéo, nguồn lực còn đầu tư dàn trải… “Hiện nay, khu vực hộ nghèo vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Nếu nhìn tốc độ giảm nghèo trong 5 năm thì đây lại là vùng có tốc độ giảm nhanh nhất, mỗi năm khoảng 10%. Song, do khoảng cách nghèo quá lớn so với các vùng khác nên những vùng này vẫn còn khoảng 40-50% hộ nghèo. Cá biệt có một huyện hộ nghèo còn trên 60%, có 7 huyện nghèo hộ nghèo chiếm từ 50-60%..."
- Phần lớn những người nghèo còn lại sống ở vùng nông thôn xa xôi, hạn chế về tài sản, trình độ học vấn và điều kiện sức khỏe.Người trong vùng đồng
bào dân tộc thiểu số còn rất cao. Đồng bào các dân tộc thiểu số chỉ chiếm gần 15% dân số cả nước nhưng chiếm tới 47% tổng số người nghèo năm 2010, so với 29% năm 1998.
- Người nghèo nói chung và đồng bào dân tộc trong vùng ATK ngày càng khó tiếp cận với các điều kiện giảm nghèo chung do không theo kịp tốc độ gia tăng của các điều kiện giảm nghèo, đặc biệt là đồng bào vùng sâu, vùng xa, người dân tộc thiểu số.
- Tình trạng chính sách chồng chéo, khó thực hiện, hoặc có chính sách mà không cân đối được nguồn lực để thực hiện, hoặc có nguồn lực nhưng không đến được tới nhân dân, tới các chính quyền cấp xã; tình trạng huy động nguồn lực chưa đáp ứng được nhu cầu, sử dụng nguồn lực hiệu quả chưa cao, có nơi chưa dành ưu tiên cho công tác giảm nghèo hoặc trông chờ, ỷ lại và ngân sách Trung ương.
- Một hạn chế lớn nữa là có nơi, có lúc nhận thức của cấp ủy, chính quyền, cán bộ về công tác xóa đói giảm nghèo nói chung và đầu tư cho vùng căn cứ cách mạng nói riêng chưa đúng mức, trách nhiệm chưa cao, thiếu quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các biện pháp xóa đói giảm nghèo.
- Bên cạnh những thách thức giảm nghèo bền vững là một số thách thức mới như: Bất ổn vĩ mô ngày càng tăng khiến cho tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm lại; nghèo tại khu vực thành thị gia tăng do tốc độ đô thị hóa nhanh khiến người dân gặp khó khăn trong giai đoạn chuyển đổi và nguy cơ tái nghèo
mới ở khu vực nông thôn, ven biển…
- Đặc điểm, điều kiện địa hình – chính trị xã hội của các xã ATK, vùng ATK cách mạng: đây là vùng đăc biệt khó khăn, có địa hình hiểm trở khó khăn: về giao thông, thủy lợi, điện sản xuất và điện sinh hoạt, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhu cầu đầu tư lớn, suất đầu tư lớn là một trở ngại lớn cho Chính phủ, các Bộ ngành, cơ quan và cho cả Chính quyền địa phương và người dân trong vùng trong việc hoạch định và thực thi chính sách tại khu vực này.
- Trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng ATK trong cả nước, vùng ATK với các vùng khác lân cận trong từng địa phương, tỷ lệ xã Nông
thôn mới thấp chỉ được 12/149 xã đã được công nhận nhưng các tiêu chí còn chưa đạt kết quả như mong muốn và chưa đạt so với các xã ở vùngđồng bằng;
- Trình độ dân trí, phong tục tập quán văn hóa của đồng bào các dân tộc trong vùng ATK: còn lạc hậu, tiếp cận văn hóa, thông tin còn hạn chế, đa dạng về văn hóa do nhiều dân tộc khác nhau sinh sống trong vùng.
- Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, mở cửa hội nhập quốc tế, quá trình xây dựng nông thôn mới vv...làm phân hóa nhiều hơn giữa các vùng nghèo so với thành thị, giữa những người có công với nước so với những người làm ăn kinh tế có điều kiện giàu lên.
- Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền đến xã ATK: mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách đến với vùng nghèo và vùng ATK trên địa bàn cả nước, tuy nhiên do nguồn lực có hạn, chính sách đã ban hành nhưng thực thi chưa kịp thời, chưa đồng bộ,có xã được đầu tư, có xã chưa được qua tâm đầu tư làm cho tư tưởng của nhân dân còn chưa yên tâm vào chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Chăm sóc y tế, sức khỏe cho nhân dân trong vùng ATK còn hạn chế do địa hình miền núi hiểm trở, phong tục tập quán, và tâm lý ngại đi khám bệnh của bà con nhân dân trong vùng, chế độ thẻ bảo hiểm y tế chưa có chỉ tập trung ở vùng đặc biệt khó khăn.
- Trong thời gian tới các xã ATK tiếp tục được công nhận mới sẽ được tăng thêm theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 897/QĐ-TTg, số xã ATK dự kiến lên đến hơn 442 xã trong cả nước, điều này đặt ra vấn đề làm thế nào để hoàn thiện và đồng bộ triển khai các chính sách để chính quyền nhân dân các cấp có xã ATK kịp thời triển khai thực hiện nhằm xóa đói giảm nghèo bền vững,
xây dựng bộ mặt nông thôngkhang trang theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu nông nghiệp, dịch vụ du lịch về nguồn tạo điều kiện nâng cao đời sống nhân dân nhằm tri ân công lao của đồng bào các dân tộc đã có công nuôi dấu, đùm bọc và xây dựng cách mạng trong thời kỳ trứng nước.
Tiểu luận chƣơng 2
Qua nghiên cứu Chương 2, tổng hợp đầy đủ các xã ATK đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận, tổng hợp số xã dự kiến sẽ được công nhận trong thời gian tới để cho ta cái nhìn tổng quát về các xã ATK cách mạng; Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ các xã ATK cách mạng trên địa bàn cả nước, đánh giá những mặt tích cực, hạn chế và tồn tại của
các chính sách.
Thông qua nghiên cứu tình hình phát triển KT-XH và chính sách hỗ trợ
cho các xã ATK tỉnh Thái Nguyên khái quát thực trạng KT-XH và chính sách hỗ trợ cho các xã ATK cách mạng trên phạm vi cả nước.
Đánh giá tác động của chính sách đến đời sống, KT-XH của các xã ATK cách mạng trên cả nước, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chính sách hỗ trợ cho các xã ATK cách mạng, những bất cập, tồn tại cần được xem xét giải quyết, môi trường thực thi chính sách, các chủ thể tham gia chính sách, những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách.
Đánh giá vai trò của các chủ thể tham gia thực thi chính sách, những bất cập, tồn tại cần được hoàn thiện.
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
CHO CÁC XÃ ATK CÁCH MẠNG 3.1. Quan điểm về chính sách hỗ trợ cho các xã ATK.
- Nghị quyết Đại hội VI của Đảng chỉ rõ phải “thực hiện tốt chính sách đối
với thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình cán bộ, chiến sĩ chiến đấu ngoài mặt trận, gia đình có công với cách mạng…
- Đại hội VII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Quan tâm chăm sóc thương
binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng, coi đó
vừa là trách nhiệm của Nhà nước, vừa là trách nhiệm của toàn dân; sớm ban
hành chế độ toàn dân đóng góp vào quỹ đền ơn, trả nghĩa để chăm lo đời sống
thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng”;
Thực hiện chủ trương của Đảng, cùng với quá trình đẩy mạnh sự nghiệp
đổi mới toàn diện đất nước, công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với
cách mạng được tổ chức thực hiện có hiệu quả. Đặc biệt, việc ban hành Pháp
lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, đã đưa công tác thương binh, liệt sĩ và
người có công với cách mạng bước sang giai đoạn mới. Theo đó, hệ thống chính
sách có nhiều bổ sung, sửa đổi cơ bản. Nhiều vấn đề bất hợp lý do lịch sử để lại
cũng như vấn đề mới nảy sinh trong quá trình chuyển đổi cơ chế và những tồn
đọng về chính sách sau chiến tranh, như vấn đề xác nhận liệt sĩ, thương binh;
chính sách ưu đãi đối với thanh niên xung phong, những người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; chính sách ưu đãi về giáo dục - đào tạo, chăm
sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, chế độ trợ cấp đối với một số đối tượng người có
công với cách mạng, công nhận xã ATK và chính sách hỗ trợ cho các xã ATK
được các cấp, các ngành quan tâm, giải quyết hiệu quả.
- Nghị quyết Đại hội VIII chỉ rõ: “Tổ chức tốt việc thi hành Pháp lệnh về
đời sống vật chất và tinh thần ít nhất bằng mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú; bồi dưỡng và tạo điều kiện cho con em những người có công với cách
mạng tiếp nối sự nghiệp của cha anh. Mở rộng phong trào đền ơn đáp nghĩa,
chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ...”
- Đại hội IX của Đảng, khẳng định: “Chăm lo tốt hơn đối với các gia đình
chính sách và những người có công với cách mạng, bảo đảm tất cả các gia đình
chính sách đều có cuộc sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình so với
người dân địa phương trên cơ sở kết hợp 3 nguồn lực: Nhà nước, cộng đồng và
cá nhân các đối tượng chính sách tự vươn lên”. Nhấn mạnh quan điểm này, Đại
hội X một lần nữa chỉ rõ: “Chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội. Vận động
toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối
với các lão thành cách mạng, những người có công với nước, người hưởng chính
sách xã hội”.
- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội
(bổ sung, phát triển năm 2011) được Đại hội XI của Đảng thông qua, khẳng định
“Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội. Thực hiện tốt chính sách đối với người và
gia đình có công với nước”
Hầu hết người có công và nhân dân trong vùng ATK, xã ATK đã một phần
được hưởng các chế độ ưu đãi của Nhà nước, đời sống ổn định và từng bước
được cải thiện, góp phần ổn định chính trị, xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó, việc lồng ghép chính sách hỗ trợ cho các xã
ATK vào các chương trình 135, giảm nghèo bền vững, chính sách thu hút đã trở
thành phong trào thi đua và được cấp ủy, chính quyền các cấp, các đoàn thể đưa
vào kế hoạch phấn đấu hằng năm, tạo không khí lành mạnh ở cơ sở, tạo niềm tin
cho nhân dân trong vùng ATK, xã ATK với chính sách của Đảng và Nhà nước.
3.2. Các kiến nghịđề xuất của các địa phƣơng.
3.2.1. Đối với các chính sách đang áp dụng hiện nay.
- Các dự án đầu tư thuộc Chương trình 135, 30a không được áp dụng cơ
chế đặc thù (do không có vốn góp của dân), phải thực hiện quy trình đầu tư theo
đúng Khoản 3, Điều 27 và Điều 38 của Luật Đầu tư công, thủ tục trình duyệt chủ trương đầu tư phức tạp, thời gian kéo dài, khối lượng văn bản hồ sơ trình
duyệt lớn do số lượng danh mục công trình quy mô nhỏ nhiều. Đề nghị các dự
án nhóm C quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp (kể cả không có phần vốn góp
của dân) thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được thực hiện theo
cơ chế đặc thù trong thực hiện lập, quyết định chủ trương đầu tư theo Điều 13, Nghị định 136/2015/NĐ-CP (được phép trình, duyệt chủ trương đầu tư toàn bộ
danh mục dự án nhóm C quy mô nhỏ, không tách chi tiết từng dự án).
- Đề nghị hỗ trợ 70% đối với các chính sách ban hành tại Nghị định
116/2010/NĐ-CP, Nghị định 61/2006/NĐ-CP, Nghịđịnh 64/2009/NĐ-CP, Nghị định 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ tại địa bàn các xã ATK cách mạng nhằm
thu hút nguồn nhân lực vào làm việc tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc
biệt khó khăn; đảm bảo đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức công tác tại
khu vực này để yên tâm công tác, cống hiến lâu dài cho địa phương.
(ii) Đối với các Bộ ngành chủ quản các chương trình.
- Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu cho Chính phủ
hàng năm cân đối hỗ trợ kinh phí để trùng tu tôn tạo các di tích ATK cách mạng,
tăng cường tuyên truyền, vận động thu hút du lịch về nguồn, du lịch thiên nhiên
tại các vùng ATK cách mạng.
- Đề nghị Bộ tài chính tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ có cơ chế
riêng về thuế sử dụng dất, thuế tài nguyên, môi trường để tăng cường thu hút
đầu tư tại vùng ATK cách mạng.
- Đề nghị Bộ Xây dựng ưu tiên và tăng cường kính phí để hoàn thành
chính sách xây dựng nhà ở cho người có công tại các xã ATK cách mạng vì số
người có công tại các xã ATK không còn nhiều, quỹ thời gian không còn bao
- Đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn:
+ Tăng cường mức hỗ trợ từ NSTW CTMTQG xây dựng NTM cho các xã
ATK cách mạng để sớm đưa các xã ATK vềđích NTM.
+ Xem xét chính sách hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt theo Quyết định
số755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 như sau: (i) Nâng mức hỗ trợđầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng lên 1.500 triệu đồng/xã, phát triển sản xuất lên 600 triệu/xã để xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả; (ii) Đề nghị Chính phủ nâng mức hỗ trợ hộ gia
đình xây bể chứa nước đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt mùa khô của nhân dân
(thời gian 3 tháng); (iii) Hỗ trợ kinh phí cho các hộ nghèo thiếu đất canh tác ở
các xã ATK, vùng ATK để học nghề tạo sinh kế thoát nghèo.
3.2.2. Đối với đề xuất chính sách mới.
- Đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có chính sách ưu tiên thi, xét
tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, các trường quân đội, công an đối với
học sinh có hộ khẩu thường trú tại các xã ATK.
- Đề nghị Chính phủ quan tâm hỗ trợ 50% thẻ Bảo hiểm y tế cho người dân
sinh sống lâu năm (trên 5 năm) trong khu vực xã ATK, vùng ATK cách mạng.
- Đề nghị Chính phủ xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách đặc thù
riêng đối với các xã, vùng ATK cách mạng nhằm thu hút đầu tư, nhất là về cơ
chế đầu tư cho hạ tầng, bảo tồn, tôn tạo các điểm di tích lịch sử, các cơ chế chính sách trong lĩnh vực an sinh xã hội,... nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội, bảo tồn tôn tạo các điểm di tích lịch sử vùng căn cứ cách mạng, có chính
sách để phát triển du lịch về nguồn đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội trong vùng ATK.
3.3. Yêu cầu, mục tiêu hoàn thiện chính sách hỗ trợ cho các xã ATK.
3.3.1. Yêu cầu hoàn thiện chính sách.
- Một trong những quan điểm phát triển được khẳng định trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 2011 –2020 là “đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế
và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu,