Các căn cứ pháp lý trong việc thực thi chính sách bán đấu giá trong th

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bán đấu giá trong thi hành án dân sự (từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc) (Trang 39 - 42)

SÁCH BÁN ĐẤU GIÁ TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ.

Căn cứ pháp lý từ năm 2005 đến nay

Từ năm 2005 đến nay, hệ thống pháp luật về bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự phát triển tƣơng đối mạnh mẽ và toàn diện. Đƣợc đánh dấu bằng sự ra đời của các văn bản: Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày

18/01/2005 của Chính phủ; Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010;

Bộ luật dân sự 2005; Luật thi hành án dân sự năm 2008 dƣợc sửa đổi, bổ

sung năm 2014. Luật bán đấu giá tài sản đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 17 tháng

11 năm 2016và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2017.

Nghị định số 05/2005/NĐ-CP là văn bản pháp luật chuyên ngành, là cơ sở pháp lý quan trọng để phát triển dịch vụ bán đấu giá tài sản trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.Tuy nhiên, cùng với Nghị định số 05/2005/NĐ-CP thì còn có nhiều văn bản quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh hoạt động bán đấu giá tài sản nhƣ BLDS năm 2005; Luật Thƣơng mại năm 2005; Luật quản lý và sử dụng tài sản nhà nƣớc năm 2008; Luật

kinh doanh bất động sản năm 2006; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính

năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về bán đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất, Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30 tháng 10

năm 2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10

năm 2004 về thi hành luật đất đai; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25

tháng 05 năm 2007 quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Thông tƣ liên tịch số 38/2004/TTLT/BTNMT-BNV ngày

31/12/2004 hƣớng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Tổ chức phát triển quỹ đất.

Ngày 04/3/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2010/NĐ-CP thay thế Nghị định số 05/2005/NĐ-CP để điều chỉnh hoạt động bán đấu giá tài sản phù hợp với điều kiện tình hình mới. Với 6 chƣơng, 57 điều Nghị định đã quy định toàn diện về nguyên tắc, trình tự, thủ tục bán đấu giá, tổ chức bán đấu giá, đấu giá viên và quản lý nhà nƣớc về bán đấu giá tài sản, nguyên tắc xử lý vi phạm đối với các hành vi của cá nhân, tổ chức liên quan đến tổ chức, hoạt động bán đấu giá. Ngay sau khi Nghị định số 17/2010/NĐ-

CP có hiệu lực thi hành, Bộ Tƣ pháp đã ban hành Thông tƣ số 23/2010/TT-

BTP ngày 06/12/2010 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CP. Đồng thời, Bộ Tƣ pháp phối hợp với Bộ Tài chính trong quá trình xây dựng Thông tƣ số 03/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 về hƣớng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đấu giá, phí tham gia đấu 33 giá và lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá tài sản và Thông tƣ số

48/2012/TT-BTC ngày 16/3/2012 hƣớng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có

thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất. Với việc ban hành Nghị định số 17/2010/NĐ-CP và các Thông tƣ đã nêu thì các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS đã đƣợc hoàn thiện hơn, góp phần hạn chế những sai sót, khiếu nại, tố cáo phát sinh từ việc bán đấu giá tài sản trong

Trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004, Luật Thi

hành án dân sự năm 2008 là một đạo luật mới gồm 9 chƣơng, 183 điều, lần đầu tiên đƣợc ban hành nhằm hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục

thi hành án, xác định rõ địa vị pháp lý của cơ quan thi hành án, nhằm hạn chế tối đa tình trạng án tồn đọng kéo dài, bên cạnh việc sửa đổi một số quy định hiện hành, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 bổ sung rất nhiều quy

định mới, trong đó có những quy định trong việc bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự. Cụ thể là Luật Thi hành án dân sự năm 2008 đã đổi mới cơ bản cơ chế xử lý tài sản để bảo đảm thi hành án theo hƣớng chuyên nghiệp hóa việc định giá tài sản kê biên. Việc định giá, định giá lại và bán đấu giá chủ yếu do tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá thực hiện. Mặt khác, việc định giá lại chỉ đƣợc thực hiện trong trƣờng hợp có vi phạm về việc định giá và khi đƣơng sự có yêu cầu định giá lại. Trong trƣờng hợp tài sản bán đấu giá không thành nếu giá tài sản đã giảm thấp hơn chi phí cƣỡng chế

mà ngƣời đƣợc thi hành án không nhận tài sản để trừ vào số tiền đƣợc thi hành án thì tài sản đƣợc trả lại cho ngƣời phải thi hành án. Pháp lệnh thì quy

định “Nếu sau hai lần giảm giá mà tài sản vẫn không bán được thì người được thi hành án có quyền nhận tài sản theo giá đã giảm để thi hành án. Nếu người được thi hành án không nhận thì Chấp hành viên trả lại tài sản

đó cho người phải thi hành án và áp dụng biện pháp cưỡng chế khác”.

Nhƣ vậy, bán đấu giá là một hình thức mua bán công khai theo một thủ

tục nhất định. Pháp luật Việt Nam đang phân chia bán đấu giá thành hai loại:

bán đấu giá tài sản và bán đấu giá hàng hóa. Trong những loại tài sản bán đấu

giá, bán đấu giá tài sản THADS là trọng tâm cần đƣợc lƣu ý đến.

Bán đấu giá tài sản trong THADS là một công đoạn trong quá trình thực hiện cƣỡng chế THADS nhằm đảm bảo cho nghĩa vụ trả tiền trong THADS. Khác với bán đấu giá thông thƣờng, bán đấu giá tài sản thi hành án có nhiều bên có quyền và nghĩa vụliên quan và ngƣời sở hữu tài sản thƣờng không tự nguyện mang tài sản đến cuộc bán đấu giá nên đòi hỏi trình tự, thủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tục quy định hết sức chặt chẽ, các bên phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc bán tài sản. Vì vậy bán đấu giá tài sản THADS có mục đích là giải quyết xung đột lợi ích giữa các bên. Tài sản thƣờng có giá trị ít nhất bằng hoặc cao hơn giá trị thi hành của bản án, quyết định. Việc bán đấu giá chủ yếu

đƣợc thực hiện bằng hình thức công khai, trả giá lên.

1.5 NỘI DUNG TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BÁN ĐẤU GIÁ TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bán đấu giá trong thi hành án dân sự (từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc) (Trang 39 - 42)