Điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh vĩnh phúc ảnh hƣởng đến thực th

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bán đấu giá trong thi hành án dân sự (từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc) (Trang 48 - 53)

THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng

đồng bằng sông Hồng, vùng lân cận với Thủđô; nằm trên các trục đƣờng giao

thông đa dạng, gồm đƣờng sắt, đƣờng cao tốc (Hà Nội - Lào Cai), đƣờng bộ

(quốc lộ 2) và đƣờng thuỷ (sông Hồng); gần sân bay quốc tế Nội Bài nên có vị trí cầu nối giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) cũng nhƣ các địa phƣơng khác trong cả nƣớc và trên thế

giới. Sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang giao thông Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng và trong tƣơng lai là đƣờng vành đai IV của Hà Nội...

đƣa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, trung tâm công nghiệp và các thành phố nằm trên các hành lang kinh tế. Ví trí tự nhiên nhƣ vậy tạo nhiều thuận lợi cho Vĩnh Phúc phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập;

đặc biệt, Vĩnh Phúc có các vùng đồi núi cao có lợi thế trong việc thu hút

đầu tƣ phát triển du lịch, làng nghề, khu công nghiệp, khu chế xuất và thể thao cũng nhƣ phục hồi, tôn tạo các trung tâm tôn giáo, tín ngƣỡng của dân tộc nhƣ Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Tháp Bình Sơn... Hiện nay, Vĩnh Phúc đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt xây dựng 20 khu công nghiệp và 43 cụm công nghiệp trong đề án quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030. Bên

cạnh đó, Vĩnh Phúc còn là địa bàn có ý nghĩa chiến lƣợc về quốc phòng, an ninh của cả nƣớc.

Tỉnh Vĩnh Phúc với 1.236,5 km2, có 3 vùng sinh thái: miền núi, trung du và đồng bằng; tính đến năm 2015 dân số là 1,016 triệu ngƣời. Tỉnh có 9

đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dƣơng, Tam Đảo, Vĩnh Tƣờng, Yên Lạc, với 137 xã, phƣờng, thị trấn. Sau 20 năm tái lập, 66 năm ngày thành lập, từ một tỉnh hàng năm phải nhận trợ cấp ngân sách Trung ƣơng, kể từ năm 2004 đến nay, Vĩnh Phúc vƣơn lên là một trong số ít các địa phƣơng tự cân đối và có đóng góp cho ngân sách Trung ƣơng.Năm 2016 trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn nhƣng với sự chỉ đạo quyết liệt kết hợp với những chính sách tháo gỡ khó khăn tích cực cho doanh nghiệp của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh kinh tế Vĩnh Phúc vẫn đạt đƣợc những kết quả khá ấn tƣợng. Từ một tỉnh thuần nông, khi mới tái lập có nhiều khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt, thu ngân sách chỉ đạt xấp xỉ 100 tỷ đồng, thu nhập đầu ngƣời đạt khoảng 140 USD/năm, bằng 48% bình quân chung cả nƣớc. Năm 2016, tổng thu ngân sách của tỉnh vƣợt ngƣỡng 30.000 tỷ đồng, chỉ đứng sau thủ đô Hà Nội ở miền Bắc.

Những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nêu trên có ảnh hƣởng, tác

động nhất định đến hiệu quả của công tác BĐGTS nói chung và BĐGTS

trong THADS nói riêng ở tỉnh Vĩnh Phúc, thể hiện trên những điểm sau: Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân từng bƣớc đƣợc nâng lên từ đó đã thúc đẩy các lĩnh vực khác có nhiều sự thay đổi tích cực nhƣ văn hóa, giáo dục, y tế…đặc biệt là về nhận thức của nhân dân trong việc chấp hành chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc ngày một nâng cao, góp phần quan trọng trong việc THPL, THPL về BĐGTS nói chung và BĐGTS trong THADS nói riêng.

Ngoài ra, nhờ vịtrí địa lý thuận lợi, tỉnh Vĩnh Phúc đang thực hiện chủtrƣơng đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế công nghiệp; nhiều diện tích đất nông nghiệp đƣợc chuyển mục đích sử dụng thành

đất dịch vụ, đất ở; tiến hành giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp để ở và sản xuất, kinh doanh. Việc giao đất, cho thuê đất đƣợc thực hiện thông qua hình thức đấu giá là chủ yếu, do đó đã thu hút đƣợc rất nhiều

tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện trong cả nƣớc đến Vĩnh Phúc thành lập doanh nghiệp để kinh doanh dịch vụBĐGTS. Mặt khác, kinh tế - xã hội phát triển, sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với hoạt động

BĐGTS đƣợc tăng cƣờng, qua đó đã góp phần làm cho công tác BĐGTS đi

vào nền nếp, hoạt động có hiệu quả, công tác xã hội hóa hoạt động BĐGTS của tỉnh đã đạt đƣợc những kết quả nhất định.

Bên cạnh những thuận lợi có đƣợc tỉnh Vĩnh Phúc cũng gặp phải một số khó khăn nhƣ: Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có đƣờng giao

thông đi lại thuận lợi vì vậy nạn "cò" đấu giá hoạt động rất mạnh, diễn biến

khó lƣờng gây cản trởđối với hoạt động BĐGTS của các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp và gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, trong những năm gần đây tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn

dẫn đến việc các doanh nghiệp bị phá sản, vỡ nợ nhiều. Các tài sản bán đấu giá chủ yếu là tài sản đảm bảo thi hành án dân sự và tài sản của các tổ chức tín dụng khó bán do tâm lý của ngƣời mua không muốn mua các loại tài sản này. Do vậy các tổ chức BĐGTS chuyên nghiệp phải thông báo bán đấu giá nhiều lần với chi phí tốn kém nhƣng tài sản vẫn không bán đƣợc ảnh hƣởng không nhỏđến kết quả hoạt động BĐGTS trên địa bàn tỉnh.

2.2. THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰỞ TỈNH VĨNH PHÚC

2.2.1. Chủ thể bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự

2.2.1.1. T chức bán đấu giá tài sn

Để hoạt động trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản doanh nghiệp phải “Có

ít nhất một đấu giá viên và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

bán đấu giá tài sản phải là đấu giá viên; có trụ sở, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết khác bảo đảm cho hoạt động bán đấu giá”.

Nhƣ vậy, ngay sau khi Nghị định số 17/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, ngày 05/7/2010, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã kịp thời ban hành Kế hoạch số 2882/KH-UBND về triển khai thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CP trên

địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và ban hành Chỉ thị số 05/2011/CT-UBND chỉ đạo

các ngành, các cấp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về BĐGTS, trong đó có chỉ đạo các cấp không thành lập Hội đồng bán đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại Thông tƣ số 23/2010/TT-BTP của Bộ Tƣ Pháp, thực hiện phát triển các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp theo hƣớng xã hội hoá. Ngoài ra, UBND tỉnh có nhiều văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tƣ, Tƣ pháp, Cục Thuế phối hợp trong công tác quản lý nhà nƣớc từ việc cấp đăng ký kinh doanh, đăng ký đấu giá viên, cấp thẻ đấu giá viên tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoạt động theo quy định của pháp luật. Đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 15 tổ chức hành nghề BĐGTS chuyên nghiệp bao gồm Trung tâm dịch vụ BĐGTS thuộc Sở Tƣ pháp Vĩnh Phúc và 14 Doanh nghiệp BĐGTS.

Đối với Trung tâm dịch vụ BĐGTS thuộc Sở Tư pháp: Trung tâm dịch vụBĐGTS đƣợc thành lập theo Quyết định số1555/QĐ-UB ngày 22/11/1997 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, là đơn vị sự nghiệp có thu, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, đội ngũ cán bộ, đấu giá viên đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng; Trung tâm là tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, có chức năng BĐGTS phục vụ cho các công tác: Thi hành án dân sự, thi hành các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi vốn vay cho các tổ chức tín dụng và bán đấu giá quyền sử

dụng đất trong trƣờng hợp nhà nƣớc giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho

thuê đất. Ngoài ra, Trung tâm còn có thể ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân có yêu cầu để bán đấu giá các loại tài sản khác. Quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CP, Trung tâm dịch vụ BĐGTS đã đƣợc UBND tỉnh quan tâm đầu tƣ về cơ sở vật chất, kiện toàn về tổ chức, tăng cƣờng nhân lực đảm bảo cho hoạt động bán đấu giá chuyên nghiệp. Hiện nay, Trung tâm có trụ sở riêng, bao gồm hệ thống nhà làm việc, hội trƣờng bán đấu giá hai tầng với diện tích xây dựng 691m2, hệ thống nhà kho bảo quản tài sản bán đấu giá diện tích xây dựng 647m2 cùng các công trình phụ trợ khác trên diện tích

2.645m2 đất, 01 xe ô tô 4 chỗ, hệ thống máy tính kết nối mạng nội bộ và các máy móc thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn khác.

Đối với các doanh nghiệp BĐGTS: Nhìn chung, từ năm 2010 đến nay,

các doanh nghiệp hoạt động bán đấu giá trên địa bàn tỉnh tăng đáng kể về số lƣợng. Trƣớc khi thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CP có 01 doanh nghiệp

(Là doanh nghiệp của nhà nước), đến nay đã có 14 doanh nghiệp hoạt động

BĐGTS. Một số doanh nghiệp đã đầu tƣ cơ sở vật chất, kỹ thuật, tăng cƣờng số lƣợng đấu giá viên và ngƣời làm việc trong doanh nghiệp đảm bảo cho hoạt động BĐGTS theo đúng nội dung đăng ký kinh doanh.

Từ khi Nghị định số 17/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành đến nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chƣa thành lập Hội đồng BĐGTS đặc biệt do chƣa có tài sản bán đấu giá đáp ứng yêu cầu của việc thành lập Hội đồng bán đấu giá đặc biệt là: Tài sản là quyền sử dụng đất có giá trị lớn, phức tạp hoặc trong trƣờng hợp không thuê đƣợc tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thực hiện việc bán đấu giá (Điều 20, Nghị định số 17/2010/NĐ-CP).

2.2.1.2. Về đấu giá viên

Đấu giá viên là người được cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá. Là chủ thể

tham gia quan hệ đấu giá tài sản THADS thì đấu giá viên phải làm việc trong tổ

chức hành nghề đấu giá chuyên nghiệp (Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản,

doanh nghiệp bán đấu giá tài sản).

Thực hiện Quyết định số 1076/QĐ-BTP ngày 10/5/2013 của Bộ Tƣ pháp

“Ban hành Đề án phát triển và tăng cường năng lực đội ngũ Đấu giá viên giai

đoạn 2013- 2015, định hướng đến năm 2020”, Ngày 06/8/2013, UBND tỉnh đã

ban hành Kế hoạch số 4301/KH-UBND về nâng cao năng lực đội ngũ đấu giá viên giai đoạn 2013-2015, định hƣớng đến năm 2020 làm cơ sở triển khai thực hiện. Công tác triển khai thực hiện Đề án Phát triển và tăng cƣờng năng lực đội ngũ đấu giá viên đƣợc tỉnh chú trọng thực hiện toàn diện, chặt chẽ, có phối hợp của các ngành, các cấp và đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu. Đến nay, toàn

06 đấu giá viên và nhiều chuyên viên chuyên ngành pháp lý và chuyên ngành kinh tế giúp việc đƣợc đào tạo cơ bản; các Doanh nghiệp đấu giá tài sản có 22 đấu giá viên.

Chấp hành viên đang thực thi nhiệm vụ kê biên, cƣỡng chế đƣợc trở thành ngƣời bán đấu giá tài sản thi hành án vụ án mình đang thụ lý trong một số trƣờng hợp cụ thể nhƣ động sản có giá trị từ 2.000.0000 đồng đến 10.000.000 đồng hoặctổ chức bán đấu giá tại địa phƣơng từ chối ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá

tài sản.

Nhìn chung, tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai thực hiện đúng các quy định về

tổ chức BĐGTS và đấu giá viên của Nghị định số 17/2010/NĐ-CP. Trung tâm dịch vụ BĐGTS của tỉnh đƣợc kiện toàn về tổ chức, nhân sự và chức năng

nhiệm vụ; các doanh nghiệp bán đấu giá đƣợc cấp đăng ký kinh doanh, đăng ký

hoạt động theo quy định của pháp luật doanh nghiêp và pháp luật BĐGTS; cơ sở

vật chất, trụ sở của các tổ chức BĐGTS cơ bản đáp ứng yêu cầu hoạt động trong

điều kiện hiện tại; Đội ngũ đấu giá viên đƣợc tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng và bổ nhiệm đúng quy định, đủ tiêu chuẩn, đã đƣợc cấp thẻ, chứng chỉ hành nghề và đã đăng ký hoạt động theo quy định tại Nghịđịnh số17/2010/NĐ-CP;

2.3 VỀ KẾT QUẢ THỰC THI CHÍNH SÁCH BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰỞ TỈNH VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bán đấu giá trong thi hành án dân sự (từ thực tiễn tỉnh vĩnh phúc) (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)