Bảng 2.5. Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại VIB (Đơn vị: tr.VND)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản trị rủi ro tỷ giá ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (Trang 67 - 69)

Thu nhập từ kinh

doanh với KH 30,031 34,804 16% 41,417 19% 24,252 Thu nhập từ kinh

doanh Liên Ngân hàng

97,935 109,459 12% 225,504 106

% 135,946 Thu nhập từ kinh

doanh ngoại tệ giao ngay

16,010 64,875 305

% 30,928 -52% 35,204 Thu nhập từ các

công cụ phái sinh 111,956 79,388 -29% 235,993

197

% 124,994 Tổng thu nhập 127,966 144,263 13% 266,921 85% 160,198 Chi phí từ kinh

doanh ngoại hối phái sinh (190,854) (170,134) (388,629) (187,921) Lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối (62,888) (25,871) (121,708) (27,723)

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của VIB)

Thu nhập từ nghiệp vụ giao ngay có sự thay đổi lớn khi tăng hơn 3 lần vào năm 2018 so với 2017. Điều này là nhờ VIB đã duy trì trạng thái ngoại hối dương trước khi có đợt tăng giá mạnh vào giữa năm 2018, vì vậy thời điểm cuối năm khi bán ngoại tệ ra thị trường thu được lợi nhuận lớn.

Năm 2019, VIB cũng bị thiệt hại khi có trạng thái âm vào giữa năm khi thương chiến Mỹ - Trung Quốc có giai đoạn căng thẳng cao, hai bên liên tục áp đặt thuế quan mới lên hàng hóa của đối phương. Đây là thời điểm mà hoạt động xuất nhập khẩu gặp ảnh hưởng, đồng thời thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng

cũng gặp khó khăn dẫn đến việc không duy trì được trạng thái dương và phải đi mua ngoại tệ với giá cao.

- Giải thích khoản lỗ từ kinh doanh ngoại hối.

Khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối xuất phát từ chi phí kinh doanh ngoại hối phái sinh, cụ thể là các giao dịch hoán đổi USD/VND. Chi phí này xuất hiện liên tục qua các năm từ năm 2017. Nguyên nhân đến từ chiến lược huy động vốn của VIB.

Lấy năm 2019 để làm ví dụ phân tích, VIB có hai khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản, đó là cho vay khách hàng với giá trị 127,914 tỷ đồng, chiếm 69% tổng tài sản (trong đó cho vay cá nhân đã chiếm 81% tổng dư nợ) và chứng khoán đầu tư giá trị 27,841 tỷ đồng, chiếm 15% tổng tài sản. Do các sản phẩm cho vay mua nhà đất, ô tô cho cá nhân, đầu tư giấy tờ có giá của Chính phủ, TCTD khác và tổ chức kinh tế đều tập trung vào kỳ hạn trung dài hạn bằng VND nên VIB luôn cần tìm các giải pháp để huy động vốn trung dài hạn với chi phí thấp nhất (vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh, vừa đáp ứng tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn dưới 40% của thông tư 41). Dưới đây là bảng giá huy động của một số nguồn trung dài hạn chính năm 2019

Bảng 2.6. Chi phí huy động vốn trung dài hạn của VIB năm 2019

Cách thức huy động Lãi suất

Tiền gửi có kỳ hạn của TCTD khác bằng VND 1.9%-4.9% Tiền gửi có kỳ hạn của TCTD khác bằng USD 1.7%-2.0%

Tiền vay các TCTD khác bằng VND 1.8%-5.5%

Tiền vay các TCTD khác bằng ngoại tệ 2.6%-3.8% Tiền gửi có kỳ hạn bằng VND trung dài hạn 6-8.4% Tiền gửi có kỳ hạn bằng VND trung dài hạn 0.0%-1.0% Phát hành chứng chỉ tiền gửi từ 1 năm 6.0%-9.1%

Phát hành trái phiếu từ 1 năm 6.3%-8.9%

(Nguồn: BTCT kiểm toán của VIB năm 2019)

nguồn USD có sẵn như tiền gửi, số dư trên tài khoản thanh toán của khách hàng, nguồn mua USD giao ngay trên thị trường liên ngân hàng khi tỷ giá thuận lợi, thực hiện hoán đổi ngoại tệ theo chiều bán USD hiện tại để lấy VND tài trợ cho vay khách hàng (tập trung vào các khoản vay trung và dài hạn của khách hàng cá nhân) và mua lại USD trong tương lai. Các hợp đồng hoán đổi được làm liên tục, xoay vòng với giá trị tối đa mà hạn mức các TCTD khác cấp cho VIB, thông thường là hoán đổi ở các kỳ hạn từ 1-3 tháng. Thực tế năm 2019, VIB đã duy trì thường xuyên số dư của cam kết hoán đổi khoảng 60,000-70,000 tỷ đồng, với chi phí hoán đổi từ 0.5-1%/năm, dẫn đến khoản chi phí ngoại hối lên tới 388 tỷ. Điều này làm lỗ hoạt động kinh doanh ngoại hối nói chung nhưng nếu so sánh chi phí huy động trung dài hạn của 60,000-70,000 tỷ đồng trên bằng các phương pháp khác sẽ gây ra chi phí lớn hơn nữa. Tuy nhiên, số dư này khó có thể tăng lên do hạn mức của các TCTD khác cấp cho VIB đã hoàn thiện, và chỉ tăng trưởng ổn định theo tốc độ tăng trưởng của VIB và của ngành.

2.3.2. Trạng thái ngoại hối của VIB

Bảng 2.7. Trạng thái ngoại hối của VIB (Đơn vị: tr.VND)

Chỉ tiêu 2017 2018 ± 2019 ± 6T/2020 ± Tổng tài sản bằng ngoại tệ quy đổi 19,949,720 18,578,923 - 13% 21,360,488 15% 23,251,179 9% Tổng nợ phải trả bằng ngoại tệ quy đổi 19,222,054 20,161,023 -4% 20,919,401 4% 21,731,456 4% Trạng thái nội bảng 727,666 (1,582,100) 441,087 1,519,723 Trạng thái

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản trị rủi ro tỷ giá ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (Trang 67 - 69)