Biểu 2.1. Diễn biến Tỷ giá USD/VND (Giá đóng cửa, hàng ngày)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản trị rủi ro tỷ giá ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (Trang 57 - 59)

Xu hướng chung của tỷ giá USD/VND trong giai đoạn trên là xu hướng tăng, tỷ giá tăng từ mức 22,600 đầu kỳ lên mức 23,200 – 23,300 vào cuối tháng 6 năm 2020 (tương đương mức tăng khoảng 3.5%). Tuy nhiên tỷ giá có diễn biến đi ngang trong hầu hết thời gian và có những đợt tăng vào một số tháng cụ thể chứ không tăng đều qua các tháng. Phân tích cụ thể như sau:

Tỷ giá năm 2017:Diễn biến tương đối ổn định quanh mốc USD/VND=22,700 trong cả năm, tỷ giá biến động nhẹ trong biên độ 0.5% trong nửa đầu năm và gần như không đổi trong nửa cuối năm. Một số nguyên nhân có thể kể tới như: đồng USD mất giá trên thị trường quốc tế (chỉ số USD Index giảm 9,1% trong năm 2017) giảm đáng kể áp lực cho tỷ giá tăng; tiếp đó, chênh lệch giữa lãi suất VND và USD trong năm ở mức lớn (khoảng 6-7%, lớn hơn chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam và Mỹ khoảng 3%), khuyến khích nhu cầu nắm giữ VND; ngoài ra, cán cân thanh toán tổng thể tiếp tục thặng dư nhờ: Cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu 2.7 tỷ USD; Cán cân vốn và tài chính năm 2017 ước thặng dư ở mức khá cao (ở mức 4,03% GDP); FDI tăng khá, dòng vốn đầu tư gián tiếp cũng tăng trưởng mạnh.

Tỷ giá năm 2018: Đối với tỷ giá VND, trong 5 tháng đầu năm, diễn biến tỷ giá USD/VND tương đối bình lặng, thậm chí NHNN tiếp tục mua vào USD do thị trường dư nguồn cung (Năm 2017 mua vào khoảng 13 tỷ USD để tăng dự trữ). Nhưng đến cuối tháng 6/2018, khi đồng CNY mất giá mạnh (-4% chỉ trong vòng 3 tuần) và Fed nâng lãi suất USD lần thứ hai trong năm, áp lực lên tỷ giá USD/VND đã rõ nét hơn. Hệ quả là tỷ giá USD/VND từ vùng 22,700 trước tháng 6 đã tăng lên vùng 23,300 trong tháng 7 (khoảng 2.7%) và chỉ bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt vào giữa tháng 8/2018, khi mà tỷ giá USD/CNY dừng lại đà tăng.Từ giữa tháng 8 đến hết năm, tỷ giá USD/VND cơ bản ổn định quanh vùng 23,300. Dù VND giảm 2,7% so với USD nhưng nhìn chung, VND tương đối ổn định so với các đồng tiền trong khu vực, đặc biệt là CNY mất giá 5.9% trong năm. Những số liệu tích cực từ kinh tế vĩ mô như GDP năm 2018 tăng 7,08%, mức cao nhất trong 10 năm (vượt mục tiêu 6,7), chỉ số CPI bình quân tăng 3,8% (thấp hơn mục tiêu 4%), cán cân thương mại ghi nhận con số thặng dư ở mức kỷ lục (7.2 tỷ USD), FDI giải ngân đạt trên 19 tỷ USD (tăng 9%) là những trợ lực kìm hãm tác động tiêu cực đến tỷ giá.

Tỷ giá năm 2019: Tháng 1 – giữa tháng 5/2019: Tỷ giá ổn định, dao động quanh 23,200, do cung ngoại tệ từ các thương vụ bán vốn doanh nghiệp nhà nước cho nhà đầu tư nước ngoài, nguồn kiều hối cải thiện, FDI giải ngân gia tăng và cán cân thương mại thặng dư lớn. Từ giữa tháng 5– tháng 7/2019: Tỷ giá xu hướng tăng mạnh, lên mức 23,400- 23,450 do hiệu ứng từ căng thẳng chiến trang thương mại Mỹ - Trung khi hai bên liên tục áp thuế lên hàng hóa của nhau, tỷ giá USD/CNY vượt mức 7.0. Từ tháng 7– tháng 11/2019: Tỷ giá giảm và quay về mức 23,200- 23,220 như thời điểm đầu năm, trong bối cảnh CNY tiếp tục mất giá. Nguyên nhân do nguồn cung USD trên thị trường dồi dào từ vốn đầu tư nước ngoài, kiều hồi và thặng dư thương mại tiếp tục tăng đồng thời SBV cũng tuyên bố sẵn sàng bán USD để ổn định tỷ giá. Tháng 12/2019: Tỷ giá giảm nhẹ và giao dịch quanh 23,175. SBV giảm giá mua vào USD từ 23,200 xuống 23,175, kết hợp với các biện pháp giảm lãi suất, nới lỏng chính sách tiền tệ theo xu hướng chung của các NHTW trên thế giới. Trong năm 2019, SBV đã mua vào 20 tỷ USD, nâng tổng dự trữ lên gần 80 tỷ USD.

Như vậy,NHNN có một năm thành công trong điều hành tỷ giá, tạo lập trạng thái ổn định bền vững khi VND tăng giá 0.13% so với USD (tỷ giá giảm). Đây là lần thứ hai VND tăng giá trong 5 năm qua (trước đó là năm 2017).

Tỷ giá năm 2020: Trong 2 tháng đầu năm 2020, tỷ giá dao động quanh biên độ hẹp 23,180 đến 23,200 theo sát với mức tỷ giá mua vào của NHNN khi nguồn cung ngoại tệ dồi dào trên thị trường. Tháng 3 và tháng 4 năm 2020, tỷ giá tăng mạnh lên mức đỉnh 23,640 (tăng 1.86%)và duy trì ở mức 23,400–23,500, tương tăng mức tăng hơn 1% so với đầu năm. Đây là thời điểm dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát mạnh tại châu Âu và Mỹ, tạo ra tâm lý lo ngại trên toàn cầu, nhu cầu nắm giữ các tài sản an toàn, thanh khoản cao bằng USD tăng cao dẫn đến USD tăng mạnh giá trị. Tuy nhiên, với các yếu tố tích cực về kinh tế, xuất siêu, dự trữ ngoại hối, FDI và tâm lý bình ổn trở lại khi kiểm soát tốt dịch bệnh mà tỷ giá đã nhanh chóng quay về giao dịch quanh mức 23,200, tương đương với đầu năm 2020.

Ảnh hưởng của diễn biến tỷ giá đến hoạt động của VIB:

- Xu hướng chung của tỷ giá trong giai đoạn từ 2017 là xu hướng tăng, tuy nhiên mức độ tăng khoảng 3.5% (trung bình 1%/năm) là thấp hơn so với các kế hoạch điều hành của NHNN và dự báo của các phân tích (khoảng 2%/năm). Bên cạnh đó, tỷ giá có nhiều quãng thời gian duy trì rất ổn định, gần như đi ngang trong vài tháng liên tục tạo ra điều kiện thuận lợi để VIB xây dựng các chiến lược về kinh doanh ngoại tệ và quản trị RRTG. Khi tỷ giá nhìn chung là ổn định, với xu hướng tăng thì ngân hàng có thể chủ động giữ USD ở trạng thái trường đồng thời tính toán các hạn mức, chính sách liên quan từ đầu năm mà ít phải thay đổi trong suốt cả năm.

2.2.2.2. Diễn biến tỷ giá một số đồng tiền khác

Biểu 2.2. Tỷ giá EUR/USD và USD/CNY (Giá đóng cửa, hàng ngày)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản trị rủi ro tỷ giá ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w