Bảng 2.7. Trạng thái ngoại hối của VIB (Đơn vị: tr.VND)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản trị rủi ro tỷ giá ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (Trang 69 - 72)

Tổng trạng thái 938,331 767,056 (11,313) 685

Với chênh lệch lạm phát giữa Mỹ và Việt Nam (khoảng 2-3%) và các dự báo, định hướng tiền tệ các năm qua đều tập trung vào mục tiêu kiểm soát tỷ giá theo xu hướng tăng và tăng không quá 2% để đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế. Danh mục tài sản, nguồn vốn bằng ngoại tệ chủ yếu bằng USD (chiếm trên 90%) thì việc VIB duy trì trạng thái dương là hợp lý trong giai đoạn 2017-2018 là hợp lý. Đặc biệt là năm 2018 với việc duy trì trạng thái dương đã tạo ra thu nhập đột biến từ việc kinh doanh ngoại tệ giao ngay với biến động tỷ giá USD/VND tăng trên 2%.

Nhìn chung, vào các thời điểm báo cáo,trạng thái ngoại hối nội bảng của VIB có xu hướng dương nhưng thường được sử dụng các cam kết mua, cam kết bán ngoại tệ (giao dịch kỳ hạn) có tính đối ứng để đưa trạng thái ngoại hối tổng thể về mức thấp (không đáng kể nếu so sánh với giá trị tài sản vị thế dương và giá trị nguồn vốn có vị thế âm).

(Đơn vị: Tr.USD)

Biểu 2.3. Trạng thái cuối ngày của VIB trong năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020

(Nguồn: Phòng Ngoại hối – Khối Nguồn vốn và Ngoại hối VIB)

Phân tích kỹ hơn trạng thái của VIB hàng ngày trong giai đoạn từ năm 2019 do VIB mới đưa vào sử dụng hệ thống cho phép báo cáo trạng thái hàng ngày từ cuối năm 2018. Theo đó, trong nửa đầu năm 2019, VIB thường xuyên duy trì trạng thái ngoại hối âm, dao động từ -145 đến -100 tr.USD (nhiều ngày duy trì trạng thái ở khoảng -145 tr.USD, tức mức trạng thái âm tối đa theo hạn mức là -146 tr.USD) . Do trong nửa cuối năm 2018, tỷ giá đã có mức tăng mạnh nên VIB đã dự báo tỷ giá có thể điều chỉnh giảm trong năm 2019 vì vậy VIB đã ưu tiên duy trì trạng thái âm. Từ nửa cuối năm 2019 và nửa đầu năm 2020, trạng thái ngoại hối của VIB được duy trì chủ yêu quanh mức -50 đến +50 tr.USD. Thực tế diễn biến tỷ giá trong giai đoạn này có hai đợt biến động mạnh vào giữa năm 2019 do thương chiến Mỹ - Trung Quốc và đầu năm 2020 do ảnh hưởng của covid-19, vì thế VIB duy trì việc giữ trạng thái ở mức giá trị tuyệt đối thấp, tại nhiều thời điểm, đưa trạng thái về 0 để hạn chế tối đa ảnh hưởng từ các diễn biến khó lường của biến động tỷ giá. Tuy vậy, nhìn chung, diễn biến trạng thái hàng ngày của VIB thường ở trạng thái âm trong giai đoạn trên do VIB tận

dụng các nguồn vay USD với lãi suất thấp hơn nhiều vay VND để và bán USD để lấy VND tài trợ các hoạt động kinh doanh về tín dụng của ngân hàng.

2.3.4. Rủi ro tỷ giá tại VIB

Phương pháp giá trị thị trường (Mark-to-market)

(Đơn vị: tr.VND)

Biểu 2.4. Đo lường biến đổi giá trị trạng thái ngoại hối của VIB năm 2019 và 6 tháng đầu 2020

Nguồn: Phòng Ngoại hối – Khối Nguồn vốn và Ngoại hối VIB

Đây là phương pháp được VIB sử dụng hàng ngày để đo lường sự biến động giá trị của trạng thái ngoại hối (hay là phần giá trị cộng thêm hoặc mất đi vào giá trị của danh mục ngoại hối của VIB). Theo đó, do sự biến động tỷ giá USD/VND chủ yếu tập trung vào 1 số khoảng thời gian trong giai đoạn từ năm 2019 đế nay, sự biến động giá trị trạng thái cũng diễn ra trong các giai đoạn này. Như vào tháng 5 năm 2019, VIB đã có 3 ngày bị thiệt hại lên tới 5 tỷ VND/ngày do duy trì trạng thái âm trong thời điểm tỷ giá USD tăng. Hay như ngày 03/04/2020, khi tỷ giá có mức giảm 0.49% trong ngày (từ 23,565 về 23,450) đồng thời với việc duy trì trạng thái -65 tr.USD đã giúp tài sản của VIB tăng lên 7,543 tr.VND. Nhưng đến ngày 07/04/2020, tỷ giá tăng 0.47% (từ 23,455 lên 23,565), VIB với trạng thái -73 tr.USD đã mất đi giá trị tài sản là -6,611 tr.VND. Giá trị trạng thái giảm diễn ra trong 145 ngày trên tổng số 391 ngày báo cáo (chiếm 37%), tổng giá trị trạng thái giảm là -104,440 tr.VND.

Sử dụng phương pháp đo lường giá trị chịu rủi ro VaR thông qua phương sai và độ lệch chuẩn để đánh giá mức độ RRTG tại VIB:

Bảng 2.8.Giá trị VaR cho ngoại tệ USD

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản trị rủi ro tỷ giá ngoại hối tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (Trang 69 - 72)