Mục tiêu chung

Một phần của tài liệu DE AN VỀ PCTN (Trang 29)

2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

2.1.1.Mục tiêu chung

Đảng bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác PCTN trên địa bàn tỉnh, qua đó từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh bền vững, tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh; góp phần củng cố lòng tin của nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của chính quyền.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thống nhất trong nhận thức và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, đặc biệt là người đứng đầu về công tác PCTN; thúc đẩy sự tham gia chủ động của các tổ chức, đoàn thể xã hội, phương tiện truyền thông và mọi công dân trong nỗ lực PCTN.

- Triển khai, quán triệt các văn bản, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về PCTN cho các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trong tỉnh.

- Chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, xử lý dứt điểm các vụ tham nhũng, tiêu cực, giải quyết tốt đơn thư tố cáo của công dân; đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc phát hiện và xử lý tham nhũng.

- Thực hiện phương châm khi có dấu hiệu về tham nhũng phải phối hợp các ban ngành để xem xét, kết luận, xử lý theo đúng thẩm quyền để giáo dục, ngăn chặn, không để xảy ra tham nhũng lớn.

- Thực hiện tốt việc công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị; ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trung thực, liêm chính, không tham nhũng.

- Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nhất là các vụ án được dư luận xã hội quan tâm, đồng thời nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng sung quỹ nhà nước.

2.2. Nhiệm vụ của đề án

- Phân tích cơ sở khoa học, chính trị pháp lý của đề án - coi đó là những căn cứ để triển khai thực hiện đề án.

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác PCTN của Đảng bộ tỉnh Bình Định trong những năm qua, từ đó xác định đúng nguyên nhân của hạn chế.

- Đề xuất các giải pháp và các bước triển khai nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCTN tại Đảng bộ tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2018-2022.

- Để thực hiện có hiệu quả hệ giải pháp đề án đã xác định, các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện kiên quyết, kiên trì, đồng bộ, bảo đảm có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về PCTN. Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau đây: + Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, giáo dục pháp luật về PCTN cho cán bộ, đảng viên nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, tạo sự đồng thuận, tự giác trong hành động để đạt hiệu quả cao trong công tác PCTN.

+ Phát huy đầy đủ, nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm và tính tiền phong, gương mẫu của cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, trước hết là của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị trong PCTN.

+ Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng ngừa tham nhũng như về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động

của cơ quan, tổ chức, đơn vị; thường xuyên tổ chức rà soát các quy định trong quản lý kinh tế - xã hội nhằm phát hiện kịp thời, kiến nghị sửa đổi bổ sung cho phù hợp; kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí, không quan liêu, tham nhũng.

- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, thanh tra trách nhiệm Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện các quy định pháp luật về PCTN nhằm phát hiện, kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những mặt hạn chế, yếu kém; xử lý kiên quyết đối với người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, tổ chức, đơn vị không thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trách nhiệm của mình trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện pháp luật về PCTN trong phạm vi thuộc thẩm quyền quản lý.

- Phối hợp và tạo điều kiện cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các hội, đoàn thể, báo chí và quần chúng nhân dân giám sát; tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ, biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật.

- Luận chứng các nguồn lực, tiến độ và trách nhiệm phối hợp thực hiện đề án.

2.3. Các giải pháp thực hiện đề án

- Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho cán bộ, đảng viên về công tác phòng chống tham nhũng

+ Cấp uỷ, tổ chức đảng tập trung tuyên truyền, phổ biến, học tập, quán triệt nghiêm túc những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác PCTN cho cán bộ, đảng viên. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho đảng viên, nhất là đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức về mục đích, ý nghĩa, sự cần thiết phải đấu tranh PCTN. Phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân

trong cuộc đấu tranh này. Khắc phục tình trạng đảng viên thờ ơ, thiếu trách nhiệm hoặc né tránh việc đấu tranh PCTN, tiêu cực trong cơ quan, tổ chức đơn vị của mình.

+ Việc tuyên truyền, giáo dục phải bằng nhiều hình thức đa dạng, biện pháp thiết thực, gắn tuyên truyền công tác PCTN với việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

+ Cán bộ chủ chốt phải nêu cao tính đảng, sâu sát thực tiễn, không quan liêu xa dân. Bởi quan liêu là điều kiện, tiếp sức cho tham nhũng.

+ Các tổ chức đảng phải coi trọng giáo dục, rèn luyện nâng cao đạo đức cách mạng cần kiệm liêm chính cho cán bộ, đảng viên, bởi đức là gốc. Khi họ thấm nhuần đạo đức cách mạng thì sẽ không muốn tham nhũng, mới đủ sức miễn dịch từ những mặt trái của kinh tế thị trường tác động.

- Hai là, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, trước hết là của người đứng đầu trong công tác phòng chống tham nhũng

+ Các cấp ủy, tổ chức Đảng và người đứng đầu phải nêu cao trách

nhiệm, gương mẫu, quyết liệt, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN; chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng và các hành vi bao che, dung túng, cản trở việc chống tham nhũng; chủ động yêu cầu các cơ quan chức năng báo cáo để lãnh đạo, chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là đối với các vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; phải thật sự coi công tác PCTN là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, trước hết là trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình phụ trách.

+ Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch về công tác PCTN; tăng cường chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra

các cơ quan có chức năng PCTN trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao; định kỳ sơ kết, tổng kết công tác này. Nâng cao vai trò, trách nhiệm, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, Nhà nước về PCTN; đảng viên phải gương mẫu hơn quần chúng, cán bộ phải gương mẫu hơn nhân viên, cán bộ càng cao càng phải gương mẫu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các cấp ủy đảng, người đứng đầu cần quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên; thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, ngăn ngừa và phát hiện cán bộ, đảng viên vi phạm; kịp thời xử lý nghiêm những người có hành vi vi phạm quy định về PCTN.

- Ba là, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc rà soát thể chế, xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách, quy định, quy trình trong quản lý để phòng chống tham nhũng

+ Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan tham mưu của Đảng và các cơ quan Nhà nước phải trực tiếp chỉ đạo, rà soát, bổ sung, sửa đổi, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc tham mưu với cấp có thẩm quyền ban hành các quy định thuộc phạm vi, trách nhiệm của mình để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của công tác PCTN.

+ Ban cán sự đảng UBND tỉnh phải thường xuyên chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương của tỉnh tổ chức rà soát các quy định, quy trình, thủ tục, định mức, tiêu chuẩn trong quản lý kinh tế - xã hội, nhất là đối với các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, để phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong quản lý, điều hành, kịp thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm phòng, ngừa tham nhũng.

+ Cần loại bỏ kiểu dạng tham nhũng về cơ chế, chính sách có lợi cho một nhóm người, “lợi ích nhóm” làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân.

- Bốn là, thực hiện nghiêm các quy định về công tác tổ chức, cán bộ; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng chống tham nhũng

+ Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ, nhất là trong các khâu tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật… Có quy định cụ thể để điều chuyển, thay thế những cán bộ lãnh đạo, quản lý có nhiều dư luận, làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, uy tín thấp. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong bổ nhiệm cán bộ, để lựa chọn cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực. Thực hiện chủ trương bố trí một số chức danh cán bộ ở cấp huyện không phải là người địa phương; không bố trí những người có quan hệ gia đình cùng làm một số công việc dễ xảy ra tham nhũng. Khắc phục “thao túng trong công tác cán bộ” bởi đây là căn nguyên dễ nảy sinh tiêu cực ở một số cán bộ - bố trí sử dụng cán bộ không đảm bảo tiêu chuẩn, thoái hóa biến chất sớm muộn sẽ dẫn tới những lệch chuẩn.

+ Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm phải có hình thức xử lý kịp thời, nghiêm minh, công khai, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa kỷ luật Đảng với kỷ luật hành chính của Nhà nước. Thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế gắn với cải cách chế độ công vụ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII.

+ Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực công tác PCTN. Từng bước làm trong sạch nội bộ các cơ quan có chức năng về PCTN, loại ra khỏi cơ quan những người không đủ tiêu chuẩn, đồng thời tuyển chọn những cán bộ có phẩm chất, đạo đức tốt, năng lực nghiệp vụ vững vàng vào làm việc trong các cơ quan này.

- Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực để phòng ngừa tham nhũng

+ Các cấp ủy, tổ chức đảng phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát công tác phát hiện và xử lý tham nhũng của các cơ quan, đơn vị có chức năng PCTN. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với công tác PCTN, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu, những cán bộ, đảng viên công tác trong các ngành, lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng; đưa công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra, xử lý vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án tham nhũng vào chương trình công tác hằng năm.

+ Các cấp ủy, tổ chức đảng thường xuyên rà soát và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo có quyền mà thiếu lương tâm sẽ có dịp đục khoét, dĩ công vi tư. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, thanh tra các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như: quản lý sử dụng ngân sách, đất đai, khai thác khoáng sản, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm công; đăng ký đầu tư, đăng ký kinh doanh; quản lý tài sản công; thực hiện chính sách xã hội; tín dụng ngân hàng và công tác bổ nhiệm cán bộ...

+ Tăng cường kiểm tra hoạt động công vụ, khắc phục tình trạng tác phong quan liêu trong điều hành, quản lý, bởi quan liêu, tắc trách dễ tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên dưới quyền lợi dụng để gây tham nhũng, lãng phí.

- Sáu là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc: kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên; thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ

+ Các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cấp ủy tiếp tục tăng

cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của Đảng và Nhà nước. Chỉ đạo thực hiện công khai bản kê khai tài sản của đảng viên trong sinh hoạt chi

bộ, cấp ủy viên trong sinh hoạt cấp ủy theo đúng quy định tại Chỉ thị số 33- CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản. Cơ quan đề xuất, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ phải tiến hành thẩm định, xác minh, đánh giá tính trung thực của việc kê khai tài sản, thu nhập và công khai theo quy định.

+ Chú trọng kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, nhất là các nội dung về quản lý bản kê khai; kiểm tra, giám sát, xác minh việc kê khai; trách nhiệm giải trình việc tăng, giảm tài sản, những khoản chi tiêu, giao dịch có giá trị lớn. Các cấp ủy, tổ chức đảng tăng cường lãnh đạo và tiến hành công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định của Đảng và Nhà nước về kê khai, kiểm soát việc kê khai tài sản. Xử lý nghiêm minh những cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân chậm tổ chức việc kê khai; không kê khai, kê khai không trung thực; không giải trình được nguồn gốc tài sản tăng thêm một cách minh bạch, hợp lý; không tổ chức việc công khai bản kê khai, không chủ động xác minh hoặc không xử lý kịp thời những vi phạm quy định về kê khai, kiểm soát việc kê khai tài sản…

+ Người đứng đầu cấp ủy phải lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ theo quy định của pháp luật. Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo các sở,

Một phần của tài liệu DE AN VỀ PCTN (Trang 29)