Đơn vị liên quan

Một phần của tài liệu DE AN VỀ PCTN (Trang 39)

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

3.1.2.Đơn vị liên quan

- Các Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, các huyện uỷ, thị ủy, thành uỷ,

đảng uỷ trực thuộc; các Đảng ủy sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh: Tiếp tục tổ

chức phổ biến, quán triệt nội dung Kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 16-KH/TU ngày 05/4/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định và các văn bản có liên quan về công tác PCTN.

- Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ: Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, đường lối của Trung ương và của Tỉnh ủy về PCTN; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cấp ủy, tổ chức đảng trong việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật về công tác PCTN.

- Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy: Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám

sát các cấp ủy đảng, đảng viên thực hiện các quy định về PCTN; phối hợp các cơ quan chức năng trong quá trình xử lý cán bộ, đảng viên có liên quan đến tham nhũng.

- Ban Dân vận Tỉnh ủy: Vận động cán bộ, công chức, viên chức và người dân tham gia thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về công tác PCTN.

- HĐND, UBND tỉnh: Rà soát, bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách phù hợp với Kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính trị, Luật PCTN và các văn bản có liên quan; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện nghiêm túc theo quy định.

- Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và tổ chức chính trị - xã hội: Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật về PCTN; thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện của mình đối với các cơ quan, tổ chức về công tác PCTN.

- Báo Bình Định, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh: Tăng cường các tin, bài, chuyên mục phản ánh kết quả công tác đấu tranh PCTN trên địa bàn tỉnh; kịp thời nêu gương những cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác PCTN.

- Các sở, ban, ngành liên quan: Tùy theo chức năng, nhiệm vụ của từng

cơ quan, đơn vị mà thực hiện công tác PCTN theo quy định của Luật PCTN và các văn bản liên quan. Cụ thể như sau:

+ Sở Tài chính thường xuyên rà soát, tham mưu UBND tỉnh bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới văn bản để thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước ở địa phương; hướng dẫn các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước thực hiện việc công khai, minh bạch việc chi tiêu, mua sắm, sử dụng tài sản công; thẩm tra quyết toán việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước.

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản thực hiện quy chế đấu thầu, giám sát kỹ thuật, giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng ngân sách Nhà nước, nhằm công khai minh bạch trong lựa chọn nhà thầu, chống thông thầu, chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.

+ Sở Nội vụ thường xuyên rà soát để hoàn thiện mô hình giao dịch hành chính theo cơ chế “một cửa” từ cấp tỉnh đến cấp xã, đảm bảo công khai, minh bạch, gắn với việc bồi dưỡng để nâng cao chất lượng công vụ và đạo đức công chức, khắc phục tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ, công chức trong giao dịch

hành chính; tham mưu UBND tỉnh bổ sung các quy định về phân cấp quản lý cho cấp huyện.

+ Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện xây dựng, triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCTN cho cán bộ, công chức, viên chức và học sinh.

+ Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn quy trình công khai minh bạch về giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục kiểm kê, áp giá đền bù thiệt hại về đất; công khai về quá trình tham mưu cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản,...

+ Ngành thanh tra triển khai các cuộc kiểm tra, thanh tra chuyên đề về PCTN; phối hợp với các cơ quan điều tra để làm rõ các hành vi tham nhũng được phát hiện qua hoạt động thanh tra, kiểm tra; tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các đơn vị về thực hiện công tác kê khai tài sản, theo dõi, tổng hợp việc thực hiện kê khai tài sản trên phạm vi toàn tỉnh.

+ Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh thực hiện tốt quy chế phối hợp trong quá trình điều tra, xét xử các vụ án tham nhũng xảy ra trên địa bàn, đảm bảo tiến độ thời gian và tính nghiêm minh của pháp luật.

3.2. Các nguồn lực để thực hiện

3.2.1. Nguồn nhân lực

- Trưởng ban Ban Nội chính Tỉnh ủy: Có trách nhiệm chung trong việc

tổ chức thực hiện, đánh giá, hoàn chỉnh đề án; tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả đề án.

- Phó Trưởng ban phụ trách lĩnh vực PCTN: Giúp đồng chí Trưởng ban

trong việc theo dõi, đánh giá việc thực hiện đề án; trực tiếp triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các biện pháp nâng

cao hiệu quả công tác PCTN mà đề án đã đề ra. Kịp thời báo cáo đồng chí Trưởng ban những vấn đề phát sinh cần phải điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Phòng Theo dõi công tác PCTN thuộc Ban Nội chính Tỉnh ủy: Có trách

nhiệm nghiên cứu áp dụng những lý luận, giải pháp cơ bản của đề án vào thực tế nhiệm vụ được giao. Đồng thời đánh giá về tính hiệu quả của đề án; kiến nghị, sửa đổi, bổ sung những vấn đề lý luận và thực tiễn để tiếp tục hoàn chỉnh đề án.

- Các đơn vị phối hợp thực hiện: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo bộ phận tham mưu tổ chức thực hiện các giải pháp có liên quan đến cơ quan, đơn vị mình phụ trách.

3.2.2. Nguồn lực về tài chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do đặc thù của công tác PCTN gắn liền với trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương nên kinh phí dành cho việc triển khai đề án chủ yếu là chi phí cho một số hoạt động sau:

Dự toán kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách nhà nước cấp: 1.062.500.000 đồng, gồm:

- Kinh phí thực hiện đề án : 1.012.500.000 đồng. - Dự phòng chi: 50.000.000 đồng. Kinh phí thực hiện Đề án 1.062.500.000 đồng, cụ thể như sau:

TT CÁC KHOẢN CHI SỐ TIỀN

(đồng) I Biên soạn, in ấn, phát hành tài liệu tuyên truyền 555.000.000

1 Biên soạn, biên tập tài liệu hỏi - đáp pháp luật và tờ gấp pháp luật.

30.000.000

2 In tài liệu: 525.000.000

+ Tờ gấp: 15.000 tờ x 5.000 đ/tờ 75.000.000

+ Tài liệu hỏi - đáp về PCTN:

15.000 cuốn x 30.000 đ/cuốn

II Hoạt động tuyên truyền 355.000.000

1 Tổ chức Hội nghị/lớp tuyên truyền (4 hội nghị/năm) 205.000.000 - Bồi dưỡng báo cáo viên:

02 người x 20 hội nghị x 500.000đ/người

20.000.000 - Thuê hội trường, âm thanh, nước uống cho người

đến dự,…

140.000.000 - In ấn tài liệu, văn phòng phẩm

20 lớp x 150 người/lớp x 15.000đ/người

45.000.000 2 Hỗ trợ các cơ quan truyền thông báo chí mở chuyên

mục PCTN (Báo, Đài phát thanh - truyền hình).

150.000.000

III Bồi dưỡng, tập huấn cán bộ làm công tác PCTN, báo cáo viên pháp luật

52.500.000

1 - Bồi dưỡng báo cáo viên

02 người x 5 lớp x 500.000 đ/người

5.000.000 2 - Thuê hội trường, âm thanh, nước uống cho người

đến dự,…

35.000.000 3 - In ấn tài liệu, văn phòng phẩm

5 lớp x 100 người/lớp x 25.000đ/ người

12.500.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

IV Chi phí xăng, vé máy bay mời Báo cáo viên trung ương, tiền ở khách sạn, thù lao …(tạm tính)

50.000.000

Tổng cộng = I + II + III + IV 1.012.500.000

3.3. Tiến độ thực hiện đề án

3.3.1. Giai đoạn 1: Từ tháng 5/2018 đến hết năm 2020

- Từ tháng 5 đến hết tháng 9 năm 2018: Thành lập Ban Chỉ đạo và triển khai thực hiện đề án.

- Từ tháng 10 năm 2018 đến hết năm 2020:

+ 100% các cấp ủy, chính quyền xây dựng Chương trình, Kế hoạch thực hiện công tác PCTN.

+ Các cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN một cách thường xuyên và có hiệu quả. Cụ thể: 70% các cơ quan, đơn vị tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCTN cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; 100% cấp ủy, chính quyền lồng ghép việc tuyên truyền trong các buổi họp chi bộ, cơ quan; 70% cấp xã, phường, thị

trấn có thông tin về nội dung công tác PCTN trên bản tin của đơn vị; 60% nhân dân được tuyên truyền công tác PCTN trong các cuộc họp tổ dân phố, thôn.

+ Hoàn chỉnh các quy định, quy trình công khai minh bạch trên một số lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng như: Đầu tư xây dựng, mua sắm công, tuyển dụng công chức, giao dịch hành chính; công tác quản lý đất đai,...

+ 90% cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ PCTN được bồi dưỡng nghiệp vụ, đạo đức công vụ.

+ 70% các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt các quy định pháp luật PCTN. + Hoàn thành việc rà soát kết luận thanh tra, kiểm tra của huyện ủy, thị ủy, thành ủy trên địa bàn tỉnh.

+ Đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện công tác PCTN đối với các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các tổ chức tín dụng, ngân hàng có vốn của nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh.

+ Xây dựng và thực thi có hiệu quả các quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính Tỉnh ủy với các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn; Đảng ủy các sở, ban, ngành.

+ Đánh giá sơ kết thực hiện đề án.

3.3.2. Giai đoạn 2: Từ năm 2021 đến hết năm 2022

- 100% cấp ủy đảng, chính quyền xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai thực hiện công tác PCTN trong phạm vi quản lý.

- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản về thực hiện chế độ, định mức theo quy định của Nhà nước tại địa phương.

- Xây dựng hoàn thiện các quy trình công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Trên 95 % số cơ quan, đơn vị thực hiện công khai toàn bộ trên các lĩnh vực hoạt động.

- Trên 95% các đơn vị, địa phương thực hiện tốt các quy định về PCTN và xây dựng các giải pháp phòng ngừa tham nhũng trên tất cả các mặt hoạt động.

- Hoàn thành việc đơn giản hóa thủ tục hành chính và thực hiện kiểm soát chặt chẽ thủ tục hành chính từ tỉnh đến cấp xã.

- Hoàn thành việc rà soát kết luận thanh tra, kiểm tra của các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh;

- Tháng 12-2022, tổng kết việc thực hiện Đề án.

3.4. Dự kiến kết quả thực hiện đề án

3.4.1. Kết quả thực tiễn của đề án

Về phương diện chính trị, nếu thực hiện tốt công tác PCTN, góp phần

làm trong sạch bộ máy của Đảng và nhà nước, giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội ở địa phương, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Về phương diện kinh tế, công tác PCTN đạt kết quả sẽ trực tiếp tác

động làm cho hoạt động kinh tế minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, doanh nghiệp không còn phải tốn các khoản chi phí không chính thức, nhân dân không phải tốn kém khoản tiền phải lót tay khi quan hệ với các cơ quan nhà nước; nguồn lực đầu tư của nhà nước không bị thất thoát do tham nhũng, dẫn đến hiệu quả cao trong sử dụng vốn đầu tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về phương diện xã hội, hiệu quả của công tác PCTN sẽ làm lành mạnh

các quan hệ xã hội, thực hiện công bằng, dân chủ trong giải quyết các vấn đề xã hội ở địa phương; các chính sách của Nhà nước được đưa đến đúng đối tượng thụ hưởng, góp phần đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo.

3.4.2. Đối tượng hưởng lợi của đề án

Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng đối với công tác PCTN. Hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương được nâng cao, ngày càng công khai, minh bạch; các quy định của Nhà nước được thực thi nghiêm túc; uy tín của cơ quan Nhà nước ngày càng tăng lên. Sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước đúng mục đích, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội.

Đội ngũ cán bộ, đảng viên nâng cao tính chuyên nghiệp, trung thực, liêm chính; giao tiếp, ứng xử với doanh nghiệp, với nhân dân theo đúng chuẩn mực công vụ, đạo đức, văn hóa. Doanh nghiệp trên địa bàn sẽ được tiếp cận, giải quyết nhanh chóng các giao dịch hành chính với chính quyền; được hoạt động trong môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhân dân được giải quyết nhanh chóng, kịp thời các thủ tục hành chính khi đến cơ quan nhà nước; được hưởng lợi đúng các giá trị mà Nhà nước đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội; các đối tượng thụ hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước được nhận đúng đối tượng, chế độ.

3.4.3. Dự kiến khó khăn khi thực hiện đề án

Một số cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhất là người đứng đầu chưa thật sự quan tâm đúng mức tới việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức, triển khai thực hiện công tác PCTN; việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên về PCTN còn hạn chế; khó khăn trong việc huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nhân dân trong công tác đấu tranh PCTN.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN ở các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả không cao. Việc thực hiện công tác PCTN chưa thật sự vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân và nguy hại hơn là tư tưởng của một số bộ phận đảng viên, công chức, viên chức, nhân dân đối với tham nhũng là việc "hiển nhiên" nhất là trong các lĩnh vực: tài nguyên, môi trường; giáo dục; y tế…

Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ trong việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng dẫn đến việc xử lý một số vụ việc, vụ án thiếu kiên quyết, kéo dài.

3.5. Kiến nghị

- Một là, trung ương sớm cụ thể hóa những nội dung nêu tại Kết luận số

dẫn thực hiện như: Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng; hoàn thiện thể chế xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra sai phạm tham nhũng; hoàn thiện quy định kiểm soát tài sản, thu nhập của người chức vụ quyền hạn; quy định rõ chế tài xử lý đối với người kê khai không trung thực; quy định về PCTN trong nội bộ Đảng; sửa đổi, bổ sung ban hành Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Tố cáo, Luật Giám định tư pháp, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; hoàn thiện quy định về kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ quyền hạn để PCTN; kiện toàn tổ chức bộ máy, sửa đổi chức năng, nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương, Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy và quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Ủy ban kiểm tra đảng các cấp trong công tác PCTN, tránh tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ.

- Hai là, có chế độ đãi ngộ (dưỡng liêm) cho cán bộ trực tiếp làm công

Một phần của tài liệu DE AN VỀ PCTN (Trang 39)