Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu DE AN VỀ PCTN (Trang 41)

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

3.2.1. Nguồn nhân lực

- Trưởng ban Ban Nội chính Tỉnh ủy: Có trách nhiệm chung trong việc

tổ chức thực hiện, đánh giá, hoàn chỉnh đề án; tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả đề án.

- Phó Trưởng ban phụ trách lĩnh vực PCTN: Giúp đồng chí Trưởng ban

trong việc theo dõi, đánh giá việc thực hiện đề án; trực tiếp triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các biện pháp nâng

cao hiệu quả công tác PCTN mà đề án đã đề ra. Kịp thời báo cáo đồng chí Trưởng ban những vấn đề phát sinh cần phải điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Phòng Theo dõi công tác PCTN thuộc Ban Nội chính Tỉnh ủy: Có trách

nhiệm nghiên cứu áp dụng những lý luận, giải pháp cơ bản của đề án vào thực tế nhiệm vụ được giao. Đồng thời đánh giá về tính hiệu quả của đề án; kiến nghị, sửa đổi, bổ sung những vấn đề lý luận và thực tiễn để tiếp tục hoàn chỉnh đề án.

- Các đơn vị phối hợp thực hiện: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo bộ phận tham mưu tổ chức thực hiện các giải pháp có liên quan đến cơ quan, đơn vị mình phụ trách.

3.2.2. Nguồn lực về tài chính

Do đặc thù của công tác PCTN gắn liền với trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương nên kinh phí dành cho việc triển khai đề án chủ yếu là chi phí cho một số hoạt động sau:

Dự toán kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách nhà nước cấp: 1.062.500.000 đồng, gồm:

- Kinh phí thực hiện đề án : 1.012.500.000 đồng. - Dự phòng chi: 50.000.000 đồng. Kinh phí thực hiện Đề án 1.062.500.000 đồng, cụ thể như sau:

TT CÁC KHOẢN CHI SỐ TIỀN

(đồng) I Biên soạn, in ấn, phát hành tài liệu tuyên truyền 555.000.000

1 Biên soạn, biên tập tài liệu hỏi - đáp pháp luật và tờ gấp pháp luật.

30.000.000

2 In tài liệu: 525.000.000

+ Tờ gấp: 15.000 tờ x 5.000 đ/tờ 75.000.000

+ Tài liệu hỏi - đáp về PCTN:

15.000 cuốn x 30.000 đ/cuốn

II Hoạt động tuyên truyền 355.000.000

1 Tổ chức Hội nghị/lớp tuyên truyền (4 hội nghị/năm) 205.000.000 - Bồi dưỡng báo cáo viên:

02 người x 20 hội nghị x 500.000đ/người

20.000.000 - Thuê hội trường, âm thanh, nước uống cho người

đến dự,…

140.000.000 - In ấn tài liệu, văn phòng phẩm

20 lớp x 150 người/lớp x 15.000đ/người

45.000.000 2 Hỗ trợ các cơ quan truyền thông báo chí mở chuyên

mục PCTN (Báo, Đài phát thanh - truyền hình).

150.000.000

III Bồi dưỡng, tập huấn cán bộ làm công tác PCTN, báo cáo viên pháp luật

52.500.000

1 - Bồi dưỡng báo cáo viên

02 người x 5 lớp x 500.000 đ/người

5.000.000 2 - Thuê hội trường, âm thanh, nước uống cho người

đến dự,…

35.000.000 3 - In ấn tài liệu, văn phòng phẩm

5 lớp x 100 người/lớp x 25.000đ/ người

12.500.000

IV Chi phí xăng, vé máy bay mời Báo cáo viên trung ương, tiền ở khách sạn, thù lao …(tạm tính)

50.000.000

Tổng cộng = I + II + III + IV 1.012.500.000

3.3. Tiến độ thực hiện đề án

3.3.1. Giai đoạn 1: Từ tháng 5/2018 đến hết năm 2020

- Từ tháng 5 đến hết tháng 9 năm 2018: Thành lập Ban Chỉ đạo và triển khai thực hiện đề án.

- Từ tháng 10 năm 2018 đến hết năm 2020:

+ 100% các cấp ủy, chính quyền xây dựng Chương trình, Kế hoạch thực hiện công tác PCTN.

+ Các cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN một cách thường xuyên và có hiệu quả. Cụ thể: 70% các cơ quan, đơn vị tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCTN cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; 100% cấp ủy, chính quyền lồng ghép việc tuyên truyền trong các buổi họp chi bộ, cơ quan; 70% cấp xã, phường, thị

trấn có thông tin về nội dung công tác PCTN trên bản tin của đơn vị; 60% nhân dân được tuyên truyền công tác PCTN trong các cuộc họp tổ dân phố, thôn.

+ Hoàn chỉnh các quy định, quy trình công khai minh bạch trên một số lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng như: Đầu tư xây dựng, mua sắm công, tuyển dụng công chức, giao dịch hành chính; công tác quản lý đất đai,...

+ 90% cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ PCTN được bồi dưỡng nghiệp vụ, đạo đức công vụ.

+ 70% các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt các quy định pháp luật PCTN. + Hoàn thành việc rà soát kết luận thanh tra, kiểm tra của huyện ủy, thị ủy, thành ủy trên địa bàn tỉnh.

+ Đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện công tác PCTN đối với các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các tổ chức tín dụng, ngân hàng có vốn của nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh.

+ Xây dựng và thực thi có hiệu quả các quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính Tỉnh ủy với các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn; Đảng ủy các sở, ban, ngành.

+ Đánh giá sơ kết thực hiện đề án.

3.3.2. Giai đoạn 2: Từ năm 2021 đến hết năm 2022

- 100% cấp ủy đảng, chính quyền xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai thực hiện công tác PCTN trong phạm vi quản lý.

- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản về thực hiện chế độ, định mức theo quy định của Nhà nước tại địa phương.

- Xây dựng hoàn thiện các quy trình công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Trên 95 % số cơ quan, đơn vị thực hiện công khai toàn bộ trên các lĩnh vực hoạt động.

- Trên 95% các đơn vị, địa phương thực hiện tốt các quy định về PCTN và xây dựng các giải pháp phòng ngừa tham nhũng trên tất cả các mặt hoạt động.

- Hoàn thành việc đơn giản hóa thủ tục hành chính và thực hiện kiểm soát chặt chẽ thủ tục hành chính từ tỉnh đến cấp xã.

- Hoàn thành việc rà soát kết luận thanh tra, kiểm tra của các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh;

- Tháng 12-2022, tổng kết việc thực hiện Đề án.

3.4. Dự kiến kết quả thực hiện đề án

3.4.1. Kết quả thực tiễn của đề án

Về phương diện chính trị, nếu thực hiện tốt công tác PCTN, góp phần

làm trong sạch bộ máy của Đảng và nhà nước, giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội ở địa phương, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Về phương diện kinh tế, công tác PCTN đạt kết quả sẽ trực tiếp tác

động làm cho hoạt động kinh tế minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, doanh nghiệp không còn phải tốn các khoản chi phí không chính thức, nhân dân không phải tốn kém khoản tiền phải lót tay khi quan hệ với các cơ quan nhà nước; nguồn lực đầu tư của nhà nước không bị thất thoát do tham nhũng, dẫn đến hiệu quả cao trong sử dụng vốn đầu tư.

Về phương diện xã hội, hiệu quả của công tác PCTN sẽ làm lành mạnh

các quan hệ xã hội, thực hiện công bằng, dân chủ trong giải quyết các vấn đề xã hội ở địa phương; các chính sách của Nhà nước được đưa đến đúng đối tượng thụ hưởng, góp phần đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo.

3.4.2. Đối tượng hưởng lợi của đề án

Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng đối với công tác PCTN. Hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương được nâng cao, ngày càng công khai, minh bạch; các quy định của Nhà nước được thực thi nghiêm túc; uy tín của cơ quan Nhà nước ngày càng tăng lên. Sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước đúng mục đích, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội.

Đội ngũ cán bộ, đảng viên nâng cao tính chuyên nghiệp, trung thực, liêm chính; giao tiếp, ứng xử với doanh nghiệp, với nhân dân theo đúng chuẩn mực công vụ, đạo đức, văn hóa. Doanh nghiệp trên địa bàn sẽ được tiếp cận, giải quyết nhanh chóng các giao dịch hành chính với chính quyền; được hoạt động trong môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhân dân được giải quyết nhanh chóng, kịp thời các thủ tục hành chính khi đến cơ quan nhà nước; được hưởng lợi đúng các giá trị mà Nhà nước đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội; các đối tượng thụ hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước được nhận đúng đối tượng, chế độ.

3.4.3. Dự kiến khó khăn khi thực hiện đề án

Một số cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhất là người đứng đầu chưa thật sự quan tâm đúng mức tới việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức, triển khai thực hiện công tác PCTN; việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên về PCTN còn hạn chế; khó khăn trong việc huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nhân dân trong công tác đấu tranh PCTN.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN ở các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả không cao. Việc thực hiện công tác PCTN chưa thật sự vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân và nguy hại hơn là tư tưởng của một số bộ phận đảng viên, công chức, viên chức, nhân dân đối với tham nhũng là việc "hiển nhiên" nhất là trong các lĩnh vực: tài nguyên, môi trường; giáo dục; y tế…

Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ trong việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng dẫn đến việc xử lý một số vụ việc, vụ án thiếu kiên quyết, kéo dài.

3.5. Kiến nghị

- Một là, trung ương sớm cụ thể hóa những nội dung nêu tại Kết luận số

dẫn thực hiện như: Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng; hoàn thiện thể chế xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra sai phạm tham nhũng; hoàn thiện quy định kiểm soát tài sản, thu nhập của người chức vụ quyền hạn; quy định rõ chế tài xử lý đối với người kê khai không trung thực; quy định về PCTN trong nội bộ Đảng; sửa đổi, bổ sung ban hành Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Tố cáo, Luật Giám định tư pháp, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; hoàn thiện quy định về kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ quyền hạn để PCTN; kiện toàn tổ chức bộ máy, sửa đổi chức năng, nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương, Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy và quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Ủy ban kiểm tra đảng các cấp trong công tác PCTN, tránh tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ.

- Hai là, có chế độ đãi ngộ (dưỡng liêm) cho cán bộ trực tiếp làm công

tác PCTN.

- Ba là, xây dựng cơ chế phối hợp giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,

Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự trong việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng.

- Bốn là, cho thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng ở các

tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương do đồng chí Bí thư tỉnh ủy, thành ủy là trưởng ban; cơ quan thường trực giúp việc cho Ban Chỉ đạo theo mô hình như của Trung ương.

- Năm là, xây dựng mô hình cơ quan chuyên trách chống tham nhũng

theo hướng tăng thẩm quyền, trách nhiệm, tính độc lập tương đối trong thực hiện nhiệm vụ.

KẾT LUẬN

Sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, bên cạnh những thành tựu đã đạt được về mọi mặt, nhất là về kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó có tệ nạn tham nhũng. Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn của cán bộ để phục vụ, trục lợi cho lợi ích cá nhân. Hậu quả xã hội của tham nhũng biểu hiện ở các khía cạnh như chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh, bảo vệ chính trị nội bộ, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Nhận thức được sự nguy hại của tham nhũng, trong những năm qua, công tác đấu tranh PCTN luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, chỉ đạo, tiến hành một cách quyết liệt, đồng bộ hơn, bài bản, chắc chắn, với tinh thần nói đi đôi với làm. Nhiều vụ tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng đã được phát hiện, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh trước pháp luật, trong đó có cả những cán bộ lãnh đạo cấp cao, cán bộ đương chức

và cán bộ nghỉ hưu có vi phạm. Vì vậy, đã tạo được chuyển biến tích cực trên thực tế, được nhân dân đồng tình ủng hộ, thể hiện rõ quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh PCTN, với mục tiêu “ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng”. Tuy nhiên, dự báo tình hình tham nhũng ở nước ta vẫn còn diễn biến rất phức tạp, vì vậy việc nâng cao hiệu quả công tác PCTN trong thời gian tới là thật sự cần thiết với quyết tâm chính trị cao và thể chế, giải pháp đồng bộ thì mới nâng cao tính hiệu quả của công tác này.

Trên cơ sở phạm vi đã xác định, đề án được nghiên cứu theo một chỉnh thể thống nhất. Các nội dung của đề án có mối quan hệ biện chứng với nhau, từ đó thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra đối với đề án. Tác giả tập trung vào việc đánh giá thực trạng thực hiện công tác PCTN ở Đảng bộ tỉnh Bình Định, trên cơ sở nhận dạng đúng những hạn chế, yếu kém từ đó đề ra các giải pháp thiết thực, đồng bộ; tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh ủy, hoàn thiện thể chế, phối hợp đấu tranh PCTN và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCTN ở Đảng bộ tỉnh Bình Định trong thời gian đến.

Trên đây là một số kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu đề án: "Nâng cao hiệu quả việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng tại Đảng bộ tỉnh Bình Định giai đoạn 2018 - 2022". Tác giả hy vọng với sự nỗ lực của các

cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp và các đoàn thể của HTCT trong công tác PCTN, tham nhũng sẽ từng bước được đẩy lùi, góp phần xây dựng Đảng, bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; củng cố lòng tin của nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền, bảo đảm vững chắc cho sự ổn định và phát triển bền vững của tỉnh Bình Định trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Nội chính Trung ương (2015), Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác

nội chính và phòng, chống tham nhũng, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

2. Ban Nội chính Trung ương (2016), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ công tác nội chính và PCTN.

3. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Tài liệu giảng dạy về phòng, chống

tham nhũng dùng cho các trường Đại học, Cao đẳng không chuyên về luật,

Hà Nội..

5. Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 03-01-2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập.

6. Chỉ thị số 48-CT/TU ngày 05-6-2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định về thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương về công tác phòng, chống tham nhũng.

7. Chỉ thị số 42-CT/TU ngày 24-12-2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Một phần của tài liệu DE AN VỀ PCTN (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w