Chi ngân sách Nhà nƣớc cho quản lý hành chính, quốc phòng, an ninh và chi khác

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý ngân sách (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ Cao đẳng) (Trang 52 - 57)

chi khác

5.1. Vai trò, đặc điểm

5.1.1. Vai trò

Chi quản lý hành chính, an ninh quốc phòng là sự thể hiện quan hệ phân phối dƣới hình thức giá trị đƣợc thể hiện từ quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nƣớc nhằm đảm bảo hoạt động của hệ thống các cơ quan quyền lực Nhà nƣớc, cơ quan quản

lý Nhà nƣớc, cơ quan quản lý xã hội các cấp, cơ quan an ninh, lực lƣợng vũ

trang.

Các khoản chi này cần thiết đối với mọi chế độ xã hội, nhƣng mỗi chế độ khác nhau thì các khoản chi sẽ có đặc điểm khác nhau. Vì vậy, khi xác định chi cho quản lý hành chính, an ninh quốc phòng phải xuất phát từ nhiệm vụ Nhà

nƣớc đặt ra, cân nhắc cẩn thận. Đồng thời phải xác định thứ tự ƣu tiên để các khoản chi này phát huy đƣợc vai trò của nó.

Chi quản lý hành chính an ninh quốc phòng có ý nghĩa quan trọng đối với mọi mặt của xã hội: góp phần tăng cƣờng vai trò và hiệu lực quản lý của bộ máy Nhà nƣớc vì nó cung cấp các phƣơng tiện cần thiết để thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế của Nhà nƣớc và gián tiếp phục vụ cho sự phát triển xã hội.

Mục đích của các khoản chi này nhằm củng cố và nâng cao chất lƣợng các lực lƣợng vũ trang trong việc đảm đƣơng nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, an ninh quốc phòng, chính trị, an toàn xã hội, góp phần củng cố và tăng cƣờng sức mạnh của bộ máy Nhà nƣớc. Đặc biệt trong giai đoạn ngày nay, khi kẻ thù đang âm mƣu

xoá các thành quả đạt đƣợc trên đất nƣớc ta thì nhiệm vụ chi ngân sách Nhà

nƣớc cho lĩnh vực này cực kỳ quan trọng.

5.1.2. Đặc điểm

Kinh phí cấp cho cơ quan hành chính bao gồm: kinh phí hoạt động và các khoản chi đầu tƣ phát triển (chủ yếu vốn xây dựng cơ bản). Kinh phí hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nƣớc do Nhà nƣớc cấp thuộc về chi thƣờng

xuyên nên nó có những đặc điểm: mang tính ổn định cao; thể hiện tính chất tiêu

dùng.

hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nƣớc, quốc phòng an ninh... Điều đó xuất phát từ chỗ, hoạt động hành chính Nhà nƣớc mang tính chất hàng hóa công cộng thuần túy. Mọi ngƣời hƣởng lợi ích từ những dịch vụ quản lý hành chính Nhà nƣớc trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao, an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên lợi ích mọi ngƣời nhận đƣợc rất khó đo lƣờng, vì vậy nếu để thị trƣờng điều hành hoặc đánh thuế theo lợi ích sẽ dẫn đến kém hiệu quả và khó đo lƣờng.

Đo lƣờng hiệu quả của chi ngân sách Nhà nƣớccho quản lý hành chính, quốc phòng an ninh rất khó khăn, tuy nhiên việc đo lƣờng vốn có thể thực hiện đƣợc. Các hoạt động quản lý Nhà nƣớc có phạm vi hoạt động rộng, liên quan tất cả hoạt động kinh tế-xã hội. Doanh nghiệp với mục tiêu lợi nhuận tối đa có thể dùng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận, cổ tức, giá cổ phiếu... Nhƣng đánh giá chi tiêu

ngân sách Nhà nƣớc tăng hay giảm có tốc động thế nào với nền kinh tế - xã hội trong điều kiện kinh tế - chính trị-xã hội luôn luôn vận động thì các chỉ tiêu trên không dùng đƣợc. Hiệu quả kinh tế có tính rõ ràng nhƣng hiệu quả xã hội chƣa có tính chuẩn mực. Tuy nhiên việc đánh giá hiệu quả của quản lý hành chính là cần thiết và có thể hoàn thiện dần từng bƣớc. Điều này dẫn tới ý tƣởng quản lý kinh phí theo kết quả đầu ra.

5.2. Nội dung chi quản lý hành chính, an ninh quốc phòng và chi khác

a) Chi quản lý Nhà nƣớc bắt nguồn từ sự tồn tại của Nhà nƣớc và phù hợp với đặc điểm chức năng của Nhà nƣớc. Đây là các khoản chi nhằm đảm bảo sự hoạt động của hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nƣớc từ trung ƣơng đến địa phƣơng và cơ sở, hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội. Các khoản chi về quản lý Nhà nƣớc đƣợc cấp phát từ

ngân sách Nhà nƣớc bao gồm:

Chi về hoạt động của các cơ quan quyền lực Nhà nƣớc nhƣ Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

Chi về hoạt động của hệ thống các cơ quan pháp luật nhƣ ngành tƣ pháp, hệ thống toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân.

Chi về hoạt động quản lý vĩ mô nền kinh tế-xã hội cho hệ thống các cơ quan quản lý kinh tế - xã hội nhƣ chính phủ, các bộ, ngành thuộc Chính phủ và chính quyền các cấp.

Chi về hoạt động của các cơ quan thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam ở các cấp. Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

định đến sự hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về kinh tế - xã hội và có tác dụng tham gia kiểm tra các hoạt động trong toàn bộ xã hội.

Thực hiện yêu cầu hiệu quả, tiết kiệm trong chi quản lý Nhà nƣớc đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ các biện pháp:

- Hoàn thiện mạng lƣới bộ máy quản lý Nhà nƣớc. - Nâng cao chất lƣợng cán bộ quản lý

- Hợp lý hóa tổ chức lao động và sử dụng hệ thống cơ giới hóa, tự động hóa trong quản lý các công việc hành chính.

b) Chi cho quốc phòng và an ninh thuộc vào lĩnh vực chi cho tiêu dùng xã hội. Đây là những hoạt động bảo đảm sự tồn tại của Nhà nƣớc và cần thiết phải cấp phát tài chính cho các nhu cầu về quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội từ ngân sách Nhà nƣớc. Căn cứ theo mục đích sử dụng, khoản chi tài chính này đƣợc phân thành hai bộ phận cơ bản. Bộ phận thứ nhất gồm các khoản chi cho quốc phòng để phòng thủ và bảo vệ Nhà nƣớc, chống sự xâm lƣợc, tấn công và đe dọa từ nƣớc ngoài. Bộ phận thứ hai gồm các khoản chi đƣợc hƣớng vào bảo vệ và giữ gìn chế độ xã hội, an ninh của dân cƣ trong nƣớc. Xét về nội dung, chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội đƣợc hợp thành bởi:

Chi đảm bảo đời sống vật chất tinh thần, chính sách cho toàn quân và lực lƣợng công an nhân dân.

- Chi về đào tạo huấn luyện, nghiên cứu khoa học.

- Chi mua sắm trang thiết bị, vũ khí và các phƣơng tiện quân sự cho toàn quân và lực lƣợng công an nhân dân.

Xây dựng mới, sửa chữa các công trình đặc biệt, các công trình chiến đấu, doanh trại, trụ sở làm việc, kho tàng của cơ quan quân sự từ cấp huyện trở lên.

Xây dựng mới, sửa chữa các công trình đặc biệt, doanh trại, trụ sở làm việc, kho tàng của lực lƣợng công an nhân dân, sửa chữa trại giam trại cải tạo phạm nhân từ cấp huyện trở lên.

Xây dựng phƣơng án phòng thủ khu vực. Huấn luyện dân quân tự vệ.

Phòng cháy chữa cháy. Quản lý cải tạo phạm nhân.

Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội phải căn cứ vào tình hình thực tế của đất nƣớc. Hàng năm Nhà nƣớc phải dành ra một phần kinh phí đáng kể của ngân sách Nhà nƣớc để duy trì, củng cố lực lƣợng quốc phòng, an ninh.

Tuy nhiên, nếu khoản chi quốc phòng, an ninh quá lớn trong khi nền kinh tế chậm phát triển thì sẽ dẫn đến hạn chế phát triển sản xuất, tốc độ tăng trƣởng kinh tế chậm, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Do đó, bố trí ngân sách quốc phòng, an ninh một mặt phải đảm bảo những chi phí cần thiết cho phòng thủ và giữ gìn an ninh của đất nƣớc và trên cơ sở đó ổn định đƣợc về kinh tế - xã hội; mặt khác, phải thực hiện yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả trong chi tiêu. Số lƣợng chi quốc phòng và an ninh phụ thuộc vào hàng loạt các nhân tố mà trƣớc hết phụ thuộc vào tình hình chính trị quốc tế, độ lớn của bộ máy quân sự và an ninh, tốc độ hoàn thiện kỹ thuật cũng nhƣ mức độ trang bị kỹ thuật trong lĩnh vực quân sự và an ninh. Ngoài ra cũng phải nhận thấy rằng mức độ phân

phối lại thu nhập quốc dân qua ngân sách Nhà nƣớc cho kinh tế và tiêu dùng xã hội cũng tác động đến độ lớn khoản chi cho quốc phòng và an ninh.

c) Chi khác: Chi viện trợ, chi trả nợ nƣớc ngoài.

5.3. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện

Chi quản lý hành chính, an ninh quốc phòng là bộ phận cấu thành trong dự

toán chi ngân sách Nhà nƣớc, do đặc điểm của khoản chỉ này mà khi lập dự toán cần căn cứ vào: Chủ chƣơng chính sách và phƣơng hƣớng nhiệm vụ hoạt động của Đảng và Nhà nƣớc năm kế hoạch.

Chỉ tiêu kế hoạch Nhà nƣớcvề biên chế và tiền lƣơng.

Các chế độ tiêu chuẩn định mức chi tiêu, tình hình thực hiện dự toán năm trƣớc.

Với nội dung và các căn cứ trên phƣơng pháp xác định các khoản chi này nhƣ sau:

- Chi quản lý hành chính: Hoạt động cơ quan hành chính chỉ có nhu cầu chi, không có thu, hoặc thu không đáng kể so với chi, nội dung chi ít biến động, ít khác nhau về tính chất các khoản chi. Khi lập dự toán chi ngƣời ta dựa vào định mức chi tiêu và biên chế bình quân để tính toán. Có thể tính theo nhóm mục, tính trực tiếp từng mục.

- Chi quốc phòng, an ninh và chi khác: Kinh phí quốc phòng an ninh theo dự toán hằng năm của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. Khi xác định tổng số chi Nhà nƣớc phải tính đến chi quốc tế, dự trữ kinh tế, chi mức độ phát triển của hiện đại của kỹ thuật quân sự.

- Chi khác: Đƣợc Nhà nƣớc xác định dựa vào đƣờng lối đối ngoại và khả năng ngân sách của mình. Khoản chi này thƣờng chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi

ngân sách Nhà nƣớc. Trong công tác chi cần quán triệt nguyên tắc:

bảo tiết kiệm khi chi. Vì vậy khi lập dự toán cần tính toán hết mọi nhu cầu chi, chấp hành dự toán phải cấp phát hạn mức kinh phí, kịp thời. Đồng thời phải thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng kinh phí để đảm bảo chi đúng tiến độ, thực hiện tiết kiệm.

- Tăng cƣờng chi một cách hợp lý khi có biến động đột xuất về nhiệm vụ.

- Thực hiện tốt các nguyên tắc trên đảm bảo việc chấp hành chính sách chế độ thống nhất, tạo điều kiện để cơ quan bố trí chi tiêu một cách linh hoạt, tiết kiệm và vai trò chủ động sáng tạo của cơ quan sử dụng kinh phí, thực hiện tốt chế độ phân cấp quản lý kinh phí.

Để thực hiện tốt các nguyên tắc trên cần có các biện pháp thích hợp sau:

- Thực hiện phân công, phân trách nhiệm về quản lý kinh phí hành chính, quốc phòng, an ninh giữa cơ quan tài chính và đơn vị dự toán.

- Tăng cƣờng quản lý biên chế và quỹ lƣơng trong từng lĩnh vực cụ thể: quản lý hành chính, quốc phòng, an ninh.

CHƢƠNG 3: LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

Dự toán ngân sách Nhà nƣớc là bản kế hoạch thu tài chính của Nhà nƣớc trong một thời gian nhất định (thƣờng là một năm).

Lập dự toán ngân sách Nhà nƣớc là quá trình phân tích đánh giá giữa khả năng và nhu cầu nguồn tài chính của Nhà nƣớc, từ đó xác lập các chỉ tiêu thu, chi, dự trữ ngân sách một cách đúng đắn, có khoa học và căn cứ thực tiễn. Đồng thời trên cơ sở đó xác lập những biện pháp về mặt kinh tế - xã hội, tổ chức để thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý ngân sách (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ Cao đẳng) (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)