Chu kỳ làm việc, chuỗi phát, khoảng ngừng phát 1 Khả năng áp dụng

Một phần của tài liệu quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-qcvn-54-2020-btttt-thiet-bi-truyen-du-lieu-bang-tan-24-ghz (Trang 36 - 38)

C: Giới hạn miền giả (Spurious Domain)

b. Máy thu loại

2.3.2.4. Chu kỳ làm việc, chuỗi phát, khoảng ngừng phát 1 Khả năng áp dụng

2.3.2.4.1. Khả năng áp dụng

Yêu cầu này chỉ áp dụng cho thiết bị không thích nghi hoặc thiết bị thích nghi hoạt động trong chếđộ không thích nghi. Thiết bị là thiết bị khác FHSS.

Yêu cầu này không áp dụng đối với thiết bị có công suất phát RF được công bố

nhỏ hơn 10 dBm e.i.r.p. hoặc đối với thiết bị hoạt động trong chế độ mà công suất phát RF nhỏ hơn 10 dBm e.i.r.p.

2.3.2.4.2. Định nghĩa

Chu kỳ làm việc (Duty Cycle) được định nghĩa là tỉ số của tổng thời gian máy phát hoạt động trên chu kỳ quan sát 1 s.

Chuỗi phát (Tx-sequence) là khoảng thời gian mà một hoặc nhiều truyền dẫn có thể xảy ra và được theo sau bởi 1 khoảng ngừng phát.

Khoảng ngừng phát (Tx-gap) là khoảng thời gian không có truyền dẫn xuất hiện.

2.3.2.4.3. Giới hạn

Thiết bị khác FHSS phải tuân thủ các yêu cầu sau:

- Chu kỳ làm việc (Duty Cycle) phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị lớn nhất được công bố bởi nhà sản xuất.

- Thời gian chuỗi phát (Tx-sequence) phải bằng hoặc nhỏ hơn 10 ms.

- Thời gian khoảng ngừng phát (Tx-gap) nhỏ nhất sau một chuỗi phát phải bằng khoảng thời gian xử lý chuỗi phát với tối thiểu là 3,5 ms.

CHÚ THÍCH: Đối với thiết bị FHSS không thích nghi, nhà sản xuất phải công bố công suất phát RF (xem 3.3.1 m) liên quan đến chu kỳ làm việc (xem 3.3.1 e) sẽđảm bảo rằng thiết bịđáp ứng các yêu cầu

đối với Hệ số sử dụng môi trường (MU) được mô tả thêm trong 2.3.1.6. Điều này được kiểm tra lại bằng

CÔNG BÁO/Số 1087 + 1088/Ngày 18-11-2020 81QCVN 54:2020/BTTTT QCVN 54:2020/BTTTT 2.3.2.4.4. Đo kiểm Sử dụng các phép đo kiểm mô tả trong 3.3.2. 2.3.2.5. Hệ số sử dụng môi trường 2.3.2.5.1. Khả năng áp dụng

Yêu cầu này không áp dụng cho thiết bị khác FHSS thích nghi trừ phi hoạt động trong chế độ không thích nghi.

Ngoài ra, yêu cầu này không áp dụng đối với thiết bị khác FHSS có mức công suất phát RF lớn nhất được công bố nhỏ hơn 10 dBm e.i.r.p. hoặc đối với thiết bị

FHSS hoạt động ở chế độ có công suất phát RF nhỏ hơn 10 dBm e.i.r.p.

CHÚ THÍCH: Mặc dù yêu cầu này không áp dụng đối với thiết bị khác FHSS có mức công suất phát RF nhỏ hơn giá trị thực tế 10 dBm e.i.r.p., hệ số sử dụng môi trường đối với thiết bịđang hoạt động ở mức công suất phát RF nhỏ hơn 10 dBm có thểđược sử dụng ở nơi khác trong quy chuẩn này, ví dụ: để xác

định các loại máy thu áp dụng trong 4.3.3.2.

2.3.2.5.2. Định nghĩa

Hệ số sử dụng môi trường (Medium Utilization (MU) factor) là phép đo để xác

định số lượng tài nguyên (công suất và thời gian) đã sử dụng bởi thiết bị không thích nghi. Hệ số sử dụng môi trường được xác định bằng công thức:

MU = (Pout/200 mW) x DC Trong đó: MU là hệ số môi trường tính bằng%

Pout là công suất phát RF được xác định trong 2.4.1.2 tính bằng mW DC là chu kỳ làm việc được xác định trong 2.4.2.4, tính bằng%

Thiết bị có thể có cơ chế động liên quan đến chu kỳ làm việc và mức công suất tương ứng (xem 3.3.1 e).

2.3.2.5.3. Giới hạn

Hệ số sử dụng môi trường lớn nhất đối với thiết bị khác FHSS không thích nghi là 10%.

2.3.2.5.4. Đo kiểm

82 CÔNG BÁO/Số 1087 + 1088/Ngày 18-11-2020

QCVN 54:2020/BTTTT

Một phần của tài liệu quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-qcvn-54-2020-btttt-thiet-bi-truyen-du-lieu-bang-tan-24-ghz (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)