C: Giới hạn miền giả (Spu rious Domain)
b. Quá trình quét trước
QCVN 54:2020/BTTTT c Đo phát xạđã xác đị nh trong quá trình quét tr ướ c
Các thủ tục trong các bước từ 1 đến 4 dưới đây được sử dụng để đo chính xác phát xạ không mong muốn riêng đã xác định trong quá trình đo quét trước ở phía trên. Phương pháp này giả định máy phân tích phổ có chức năng đo công suất trong miền thời gian.
Bước 1:
Các mức của phát xạ sẽ được đo bằng cách sử dụng các thiết lập của máy phân tích phổ như sau:
• Chế độđo (Measurement Mode:): Công suất trên miền thời gian (Time Domain Power)
• Tần số trung tâm (Centre Frequency): Tần số của phát xạ xác định trong quá trình quét trước.
• RBW: 100 kHz (< 1 GHz)/1 MHz (> 1 GHz)
• VBW: 300 kHz (< 1 GHz)/3 MHz (> 1 GHz)
• Khoảng tần số (Frequency Span): Khoảng không (Zero Span)
• Chế độ quét (Sweep Mode): Quét đơn (Single Sweep)
• Thời gian quét (Sweep Time): 30 ms
• Sốđiểm quét (Sweep Points): ≥ 30 000
• Chế độ kích (Trigger Mode): Video (tín hiệu cụm) hoặc thủ công (tín hiệu liên tục)
• Chế độ tách sóng (Detector Mode): RMS
Bước 2
Thiết lập cửa sổ là nơi chỉ thị bắt đầu và kết thúc phù hợp với thời điểm bắt đầu và kết thúc của cụm với giá trị cao nhất và ghi lại giá trị công suất đo được trong cửa sổ này. Nếu phát xạ giả được đo là truyền dẫn liên tục thì cửa sổ đo phải được thiết lập để phù hợp với thời gian bắt đầu và kết thúc quả quá trình quét.
Bước 3:
Trong trường hợp đo dẫn trên hệ thống ăng ten thông minh (thiết bị với nhiều chuỗi phát), bước 2 cần được lặp lại đối với mỗi chuỗi phát hoạt động (Ach).
Tính tổng công suất đo được (trong cửa sổ quan sát) đối với mỗi chuỗi phát hoạt động.
50 CÔNG BÁO/Số 1089 + 1090/Ngày 18-11-2020
QCVN 54:2020/BTTTT Bước 4: Bước 4:
Giá trị xác định trong bước 3 phải được so sánh với các giới hạn xác định trong Bảng 5 và Bảng 13.
3.3.10.2.2. Phương pháp đo bức xạ
Hệ thống đo kiểm được mô tả trong Phụ lục B và các thủ tục đo kiểm có thể áp dụng được mô tả trong Phụ lục C.
Thủ tục đo như mô tả theo 3.3.10.2.1.