C: Giới hạn miền giả (Spu rious Domain)
18 CÔNG BÁO/Số 1089 + 1090/Ngày 11-
3.3.5. Khoảng nhảy tần 1 Điều kiện đo kiể m
Điều kiện đo kiểm chung được quy định tại 3.1. Các phép đo này phải thực hiện tại điều kiện đo kiểm bình thường. Phép đo phải được thực hiện tại 2 tần số tần số nhảy liền kề. Các tần số này phải được ghi lại. 3.3.5.2. Phương pháp đo 3.3.5.2.1. Phương pháp đo dẫn a. Tổng quan
Khoảng nhảy tần được định nghĩa trong 2.4.1.5 phải được đo và ghi lại khi sử dụng bất kỳ Lựa chọn nào dưới đây. Các Lựa chọn phải được ghi lại trong báo cáo kết quả đo kiểm.
b. Tùy chọn 1
Các thủ tục như sau:
Bước 1:
• Đầu ra của máy phát phải được nối tới máy phân tích phổ hoặc thiết bị tương đương.
• Máy phân tích phổ phải được cài đặt như sau:
- Tần số trung tâm: Trung tâm của hai tần số nhảy lân cận (Centre Frequency)
- Khoảng tần số (Frequency Span): Đủ để thấy đường bao công suất đầy đủ của cả hai tần số nhảy
- RBW : 1% span
- VBW: 3 x RBW
- Chế độ tách sóng: Đỉnh lớn nhất (Max Peak)
(Detection Mode)
- Chế độ hiển thị (Trace Mode): Giữđỉnh (Max Hold) - Thời gian quét (Sweep Time): Tựđộng (Auto)
Bước 2:
CÔNG BÁO/Số 1089 + 1090/Ngày 18-11-2020 21
QCVN 54:2020/BTTTT
• Sử dụng chức năng đánh dấu (marker) của máy phân tích phổ để xác định các tần số tương ứng ở điểm công suất thấp hơn -20 dBr và cao hơn -20 dBr đối với cả hai tần số nhảy F1 và F2. Kết quả là xác định được F1L và F1Hđối với tần số F1 và F2L và F2Hđối với tần số F2. Các giá trị này được ghi vào báo cáo.
Bước 3:
• Tính các tần số trung tâm F1C và F2C cho các tần số nhảy sử dụng công thức sau. Các giá trị này được ghi lại trong báo cáo.
• Tính khoảng nhảy tần (FHS) sử dụng công thức sau. Giá trị này được ghi lại trong báo cáo.
FHS = F2C - F1C
• So sánh khoảng nhảy tần đo được với giới hạn được xác định trong 2.3.1.5.2.
• Xem Hình 4
22 CÔNG BÁO/Số 1089 + 1090/Ngày 18-11-2020
QCVN 54:2020/BTTTT
Đối với thiết bị thích nghi, trong trường hợp các kênh chồng lấn lên nhau ngăn cản việc xác định các điểm tham chiếu -20 dBr F1H và F2L thì mức tham chiếu cao hơn (ví dụ -10 dBr hoặc -6 dBr) có thể được lựa chọn để xác định các điểm tham chiếu F1L, F1H và F2L và F2H.
Ngoài ra phần mềm đo kiểm đặc biệt có thểđược sử dụng để:
• ép buộc các UUT nhảy hoặc phát trên tần số nhảy đơn mà các điểm tham chiếu -20 dBr có thểđo được khoảng cách của hai tần số nhảy liền kề; và/hoặc:
• ép buộc UUT hoạt động không điều chế mà theo đó các tần số trung tâm F1C và F2C có thể được đo trực tiếp.
Phương pháp sử dụng để đo khoảng nhảy tần phải được ghi trong báo cáo kết quả đo kiểm.
c.Tùy chọn 2
Các thủ tục như sau:
Bước 1:
•Đầu ra của máy phát phải được nối tới máy phân tích phổ hoặc thiết bị tương đương.
• Máy phân tích phổ phải được cài đặt như sau:
- Tần số trung tâm: Trung tâm của hai tần số nhảy lân cận (Centre Frequency)
- Khoảng tần số (Frequency Span): Đủ để thấy đường bao công suất của cả hai tần số nhảy
- RBW : 1% span
- VBW: 3 x RBW
- Chế độ tách sóng: Đỉnh lớn nhất (Max Peak) (Detection Mode)
- Chế độ hiển thị (Trace Mode): Giữđỉnh (Max Hold) - Thời gian quét (Sweep Time): Tựđộng (Auto)
Bước 2:
CÔNG BÁO/Số 1089 + 1090/Ngày 18-11-2020 23
QCVN 54:2020/BTTTT
• Sử dụng chức năng đánh dấu (marker) của máy phân tích phổ để xác định khoảng nhảy tần giữa trung tâm của hai tần số nhảy lân cận (ví dụ bằng cách nhận dạng đỉnh hoặc rãnh ở trung tâm đường bao công suất đối với hai tín hiệu lân cận). Giá trị này phải được so sánh với giới hạn được xác định trong 2.4.1.5 và phải được ghi trong báo cáo kết quả đo kiểm.
3.3.5.2.2. Phương pháp đo bức xạ
Hệ thống đo kiểm được mô tả trong Phụ lục B và các thủ tục đo kiểm có thể áp dụng được mô tả trong Phụ lục C. Ngoài ra, bộ ghép đo có thể được sử dụng.
Thủ tục đo tiếp tục như mô tả theo 3.3.5.2.1.