Đẩy mạnh công tác Phòng, chống dịch tả lợn châu Phi trên Địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu so-thang-82019 (Trang 29 - 31)

dịch tả lợn châu Phi trên Địa bàn tỉnh

TrầN HùNg

Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh

Đ/c Lê Đình Sơn - UVBCHTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh kiểm tra công tác phòng chống bệnh DTLCP tại huyện Cẩm Xuyên. Ảnh: P.V

chất nguy hiểm của dịch bệnh và những khó khăn trong công tác phòng, chống nên đến ngày 17/5/2019 dịch đã xâm nhiễm vào địa bàn. Sau gần 2 tháng kể từ khi ổ dịch đầu tiên được phát hiện, đến nay toàn tỉnh có 25 xã, phường, thị trấn thuộc 7 huyện, thành phố có dịch, làm cho hơn 1.000 con lợn chết và buộc phải tiêu hủy.

Từ khi dịch bệnh được phát hiện, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các ngành, địa phương đã kịp thời quan tâm chỉ đạo, ưu tiên bố trí nguồn lực, triển khai thực hiện nhiều giải pháp cụ thể. Công tác phòng chống dịch đạt được một số kết quả bước đầu. Mặc dù là địa phương gặp nhiều khó khăn, khí hậu thời tiết khắc nghiệt, tổng đàn lớn, tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ cao, nhất là lưu lượng buôn bán, vận chuyển lợn qua địa bàn nhiều… nhưng sau gần 4 tháng kể từ ổ dịch đầu tiên được phát hiện, dịch mới xâm nhiễm vào tỉnh ta; tất cả các ổ dịch đều được phát hiện sớm, khoanh vùng ở phạm vi các hộ nhỏ lẻ, số lượng lợn buộc phải tiêu hủy ít, chưa có trường hợp tái phát ổ dịch cũ, chưa có các trang trại chăn nuôi quy mô lớn xảy ra dịch, do đó đã góp phần bảo vệ sản xuất, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Dự báo thời gian tới dịch bệnh sẽ phát tán, lây lan nhanh đến các địa bàn chưa có dịch; tái phát các ổ dịch cũ và đặc biệt nguy hiểm hơn là bệnh có khả năng xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi tập trung, quy mô lớn; gây chết và buộc phải tiêu hủy nhiều lợn làm ảnh hưởng nghiêm trọng, thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi và ngân sách nhà nước; đồng thời có nguy cơ ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân.

Mặt khác, công tác phòng chống dịch bệnh tại các địa phương vẫn còn những khó khăn, hạn chế như tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ không đảm bảo an toàn còn chiếm tỷ lệ cao; công tác quản lý, kiểm soát các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ ở một số

địa phương còn thiếu chặt chẽ, chưa thường xuyên; lực lượng cán bộ Thú y nhất là tại cấp huyện, xã còn thiếu, chế độ chưa đảm bảo,...

Để tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống bệnh DTLCP cần sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp để huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị vào cuộc thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp theo tinh thần Chỉ thị của Ban Bí thư và các Chỉ thị, Công điện của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Trong đó chú trọng tập trung chỉ đạo và triển khai một số giải pháp trọng tâm sau:

Trước hết, cần xác định công tác phòng, chống và tổ chức khống chế bệnh DTLCP là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay với phương châm “phòng, chống dịch như chống giặc”, “phòng là chính, cơ sở và người dân là chính”. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội và cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân rõ trách nhiệm, triển khai cụ thể từng giải pháp, có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên để rút kinh nghiệm, bổ cứu kịp thời các tồn tại, hạn chế.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong vận động các tổ chức, cá nhân tham gia, ủng hộ kinh phí, phương tiện kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm trong việc phòng, chống dịch bệnh, giúp đỡ các gia đình chính sách, các hội viên bị thiệt hại nặng nề do dịch bệnh gây ra.

Tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để từng cán bộ, đảng viên được giao nhiệm vụ và mỗi người chăn nuôi phải nhận thức rõ về tính chất nguy hiểm, tác hại nghiêm trọng của dịch bệnh đối với kinh tế, môi trường, đời sống và sinh kế của người dân cũng như trách nhiệm đối với công tác phòng chống dịch bệnh.

Ngoài việc giám sát chặt chẽ tình hình, diễn biến dịch bệnh để xử lý kịp thời; các địa phương cần định kỳ rà soát nắm chắc tổng

đàn, số hộ, trang trại chăn nuôi lợn để khuyến cáo người chăn nuôi, nhất là tại các vùng có mật độ chăn nuôi cao, nguy cơ dịch bệnh lớn,... dừng tái đàn để đảm bảo an toàn, tránh thiệt hại.

Để tập trung hiệu quả các giải pháp chống dịch, trước mắt cần tạm dừng việc nhập lợn từ tỉnh khác vào địa bàn để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm và giết mổ cho đến khi tình hình dịch ổn định trở lại. Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn để chăn nuôi trong địa bàn tỉnh. Khi vận chuyển lợn ra, vào vùng dịch phải có nguồn gốc từ cơ sở không nhiễm bệnh, được xét nghiệm âm tính với bệnh DTLCP. Các trường hợp vận chuyển lợn từ các vùng chưa có dịch đảm bảo lợn phải khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng. Cơ sở tiếp nhận lợn phải là cơ sở chăn nuôi có quy trình và chủ động thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh; khi tiếp nhận lơn, chủ cơ sở chăn nuôi phải báo cáo với chính quyền địa phương để được theo dõi, quản lý.

Tăng cường kiểm soát chặt chẽ hoạt động giết mổ; lợn vận chuyển để giết mổ, tiêu thụ

trong địa bàn tỉnh phải được vận chuyển từ cơ sở chăn nuôi trực tiếp đến cơ sở giết mổ; không được vận chuyển lợn đến các điểm thu gom để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh.

Ngoài ra, đối với các địa phương đang có dịch cần rà soát, đánh giá tình hình, diễn biến dịch bệnh để công bố dịch theo quy định của Luật Thú y. Tổ chức tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh DTLCP kịp thời, đúng quy định, hướng dẫn chuyên môn. Việc xử lý, tiêu hủy lợn bệnh phải đảm bảo vệ sinh môi trường; đồng thời, phải thành lập Hội đồng xử lý, tiêu hủy lợn và hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục để hỗ trợ kịp thời cho người chăn nuôi. Trong thời gian có dịch các địa phương không thực hiện nhập lợn nuôi tái đàn, không phối giống cho đàn lợn nái tại các hộ, trại trong vùng dịch để giảm thiệt hại.

Với việc triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp trên, hy vọng bệnh DTLCP sẽ sớm được khống chế, góp phần bảo vệ sản xuất, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

T.H

Một phần của tài liệu so-thang-82019 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)